Đại đức Metteyya Sakyaputta góp phần Phục hưng Phật giáo tại Lumbini
Đại đức Metteyya Sakyaputta sinh ra và lớn lên tại Lumbini - Lâm Tỳ Ni, Nepal, nơi đức Phật đản sinh. Mặc dù sinh ra trong một gia đình sùng đạo Hindu, duyên Bồ đề nhiều đời nên thầy quy y Phật pháp.
Năm 9 tuổi, thầy đảnh lễ Trưởng lão hòa thượng làng Sujātā-Kuti (nơi Thái tử Sĩ Đạt Ta nhận bát cháo sữa từ cô gái hiền lành Sujātā), xin quy y Tam bảo, trở thành một Phật tử, được học giáo lý và tu tập thiền định dưới sự dìu dắt của Hòa thượng Bổn sư đáng kính trong 9 năm.
Đại đức Metteyya Sakyaputta tham gia vào công tác Dịch vụ Cộng đồng Xã hội và thành lập Trường Metta Children từ năm 15 tuổi. Giờ đây trường đã phát triển thành hai chi nhánh và cung cấp giáo dục miễn phí cho hơn 800 trẻ em địa phương nghèo khó.
Cuối cùng, Đại đức Metteyya Sakyaputta đã quyết định rằng, con đường tốt nhất cho công tác phúc lợi xã hội cho chính mình là trở thành một Tăng sĩ Phật giáo, và do đó đã chính thức xuất gia ở Lumbini vào năm 2007.
Là một vị tăng sĩ Phật giáo, thầy sáng lập Quỹ Dịch vụ Xã hội Lumbini, với sự hỗ trợ của người Canada, đang cố gắng góp phần làm giảm thiểu sự dư thừa tồi tệ nhất của hiện đại, đã ảnh hưởng đến cộng đồng Nepal – biến đổi khí hậu và ảnh hưởng toàn cầu.
Lumbini là một Di sản Thế giới của UNESCO đánh dấu nơi thị hiện Đản sinh của Đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni và với một sân bay mới sắp khai trương, cộng đồng đang chuẩn bị chào đón du khách thập phương hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo, nơi Đức Phật Đản sinh. Tài nguyên phong phú đa dạng đang bị xói mòn bởi thiên tai. Vùng đất trũng đang khô cạn và cây trồng truyền thống không còn phát triển tự nhiên nữa.
Đại đức Metteyya Sakyaputta sinh ra và lớn lên được coi là diễm phúc hơn những người khác trong ngôi làng Nepal. Thầy như một ngọn lửa truyền cảm hứng tới cho mọi người. Mặc dù cha của thầy là một nhân viên xã hội, gia đình không giàu có, nhưng giáo dục được đánh giá cao, ấy vậy không ai có thể tưởng tượng rằng, đứa trẻ sinh trưởng trong một gia đình sùng đạo Hindu, lại từ bỏ học bổng để theo học Trường Y khoa để cuối cùng trở thành một vị Tăng sĩ Phật giáo, được quốc tế công nhận trong bộ phim tài liệu NPR, một nhà sáng lập trường học và một nhà môi trường học.
Quỹ Dịch vụ Xã hội Lumbini do thầy và nhà khoa học Môi trường người Canada, nữ cư sĩ Lori Forster sáng lập. Nữ cư sĩ Lori Forster làm việc với tư cách là Điều phối viên của A/Khu vực bị ô nhiễm, khu vực vì môi trường và biến đổi khí hậu Canada.
Nữ cư sĩ Phật tử Lori Forster đã xuất gia trở thành Ni cô với pháp danh Guruma Bodhi Sakyadhita, là một đệ tử, người hộ pháp đắc lực của Đại đức Metteyya Sakyaputta, người đã phát nguyện vào năm 2006, khi Đại đức Metteyya Sakyaputta trở thành vị tăng sĩ Phật giáo, Ni cô Guruma Bodhi Sakyadhita sẽ chăm sóc tất cả các nhu cầu vật chất của mình để Đại đức Metteyya Sakyaputta có thể cống hiến cuộc sống của mình cho mục đích cao cả hơn.
Bốn năm sau, Ni cô Guruma Bodhi Sakyadhita đã giúp thành lập Hiệp hội Phật giáo Dấn thân, Canada (the Canadian Engaged Buddhism Association-CEBA), và Đại đức Metteyya Sakyaputta là người hướng dẫn tâm linh cho họ. Kể từ đó, mỗi năm Đại đức Metteyya Sakyaputta đã dành bất cứ nơi nào từ một vài tuần đến một vài tháng ở thành phố Edmonton, Canada.
Để đáp lại sự hướng dẫn tâm linh của Đại đức, gia đình Ni cô Guruma Bodhi Sakyadhita người Canada đã ủng hộ những nỗ lực xây dựng cộng đồng của Đại đức Metteyya Sakyaputta, tập trung vào việc giáo dục phụ nữ và xây dựng một cơ sở kinh tế bền vững bằng cách sử dụng các công nghệ mới từ năng lượng mặt trời đến cây trồng trên đất khô để ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
Ngôi làng nhỏ hơn 800 người của Đại đức Metteyya Sakyaputta nằm dưới chân dãy núi Chure trên vùng đất từng là vùng đất ngập nước nhiệt đới tươi tốt ở vùng Terai gần biên giới Ấn Độ.
Ngôi làng Lumbini, nay thuộc Shakya, Nepal, là nơi sinh của Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhārtha Gautama), sau khi tu hành thành Phật đạo hiệu Thích Ca Mâu Ni, sinh khoảng năm 624 năm trước Tây lịch, nhập Niết bàn khoảng năm 543 trước Tây lịch (80 tuổi). Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1997. Hiện nay, Đại đức Metteyya Sakyaputta đang đảm nhiệm Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban Phát triển Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) tọa lạc dưới chân dãy Hymalaya. Cách 25 km về phía đông của kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa. Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) có một số ngôi già lam tự viện và Điện thờ, trong đó có Điện thờ Hoàng hậu Mada (Thánh mẫu, mẹ của Thái tử Sĩ Đạt Ta).
Ngoài ra, tại đây còn có ao Puskarini hoặc Holy, nơi Hoàng hậu Mada đã làm lễ nhúng nước trước khi sinh Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhārtha Gautama). Ngoài ra nơi đây còn phần còn lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ, một thành quốc của Ấn Độ cổ đại, nơi được các kinh điển Phật giáo mô tả là quê hương của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Hiện nay, Trung Quốc đã đề nghị tiếp quản một số khu nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn thuộc sở hữu của Chính phủ Nepal và đầu tư 3 tỷ USD kể từ năm 2011, khoảng 10% GDP của Nepal trong các phát triển liên quan đến Thánh tích Phật giáo Lumbini.
Trung Quốc đang có kế hoạch táo bạo để xây dựng một tuyến đường sắt xuyên quốc gia, dãy Hy Mã Lạp Sơn như là một phần của sáng kiến “Một Vành đai, Một con đường” (一带一路-Nhất đới nhất lộ), và con đường này sẽ dẫn đến 2,5 triệu khách du lịch Trung Quốc đến nơi Đản sinh của Đức Phật, Nepal hàng năm.
Một trong nhiều dự án hiện tại của Đại đức Metteyya Sakyaputta đang quyên tiền mua máy bơm nước bằng năng lượng mặt trời cho một trang trại hữu cơ sẽ được điều khiển bởi phụ nữ và trẻ em gái. Nhưng Đại đức Metteyya Sakyaputta cũng hy vọng rằng nếu ngành nông nghiệp được hồi sinh, những người đàn ông đã rời đi để đi làm ở nơi khác có thể về nhà – thậm chí có thể là chủ sở hữu lớn nhất của Lâm Tỳ Ni (Lumbini), người đang làm việc trong một cửa hàng hộp lớn nhất ở Calgary, một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada.
Các dự án khác của Đại đức Metteyya Sakyaputta bao gồm mở rộng khu bảo tồn sinh thái, dành riêng để tăng cường bảo vệ loài Sếu đầu đỏ (Sếu Sarus). Ngoài ra, thầy còn muốn xây dựng một bệnh viện 100 giường và Cao đẳng Điều dưỡng.
Khi được biết người Canada thích uống cafe thứ 3 trên thế giới, thầy đã mở quán cà phê và đào tạo Baritas, máy chủ, kế toán và quản lý. Thậm chí, đào tạo cả những người dân trở thành hướng dẫn viên du lịch và thậm chí chủ sở hữu/điều hành khách sạn, nhà hàng.
Đó là một sự thay đổi lớn từ truyền thống. Dọc theo đường biên giới nghèo khó với Nepal, những cô bé chỉ mới 7, 8 tuổi bị chính gia đình mình gả đi khi còn chưa được hưởng trọn những năm tháng tuổi thơ. Giờ đây, việc những phụ nữ trẻ vẫn chưa lập gia đình, có bằng Đại học, làm việc và đi xe máy là điều có thể chấp nhận được.
Thời xưa, khi mới 15 tuổi, Đại đức Metteyya Sakyaputta đã thành lập một trường học ngoài trời miễn phí dưới gốc cây xoài. Giờ đây, ước mơ của thầy đã thành sự thật ngoài mong đợi, thầy trở thành người điều hành 2 trường giáo dục học tập cộng đồng với 1.600 học sinh – 60% là nữ.
Thầy nói rằng, ngay cả khi các bạn là người không có tiền, các bạn cũng phải sẵn sàng thử.
Tuổi thiếu niên 15 tuổi, Đại đức Metteyya Sakyaputta bắt đầu xây dựng trường Metta Children's School cùng với người bạn thân, gọi đó là “Hạt giống Từ bi”. Hai trường cung cấp giáo dục cho gần 900 học sinh và khuyến khích nhiều tình nguyện viên trẻ truyền bá món quà giáo dục cho trẻ em quanh vùng Thánh địa Phật giáo Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
Đại đức Metteyya Sakyaputta, đồng sáng lập Viện Hòa bình Grove (Nunnery and Girls College) và là người ủng hộ mạnh mẽ cho giáo dục, bình đẳng giới và xuất sắc trong việc giáo dục đào tạo, giúp đỡ phụ nữ Nepal. Ngài là người đồng Sáng lập Học viện Phụ nữ Karuna và Trường Nữ Đại học và Thư viện Trẻ em Anatta cũng như Viện Bodhi và Trung tâm Giáo dục Hòa bình tại Thánh địa Phật giáo Lumbini, Di sản văn hóa Thế giới, nơi Đức Phật Đản sinh.
Gần đây, thầy đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu “The Buddha” cho PBS của nhà làm phim từng đoạt giải Đạo diễn David Grubin. Bộ phim tài liệu “The Buddha” bao gồm 55 tập. Bộ phim có nhiều đầu tư và chất lượng nhất từ trước đến nay về cuộc đời của Đức Phật từ Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Bộ phim do chính đất nước Ấn Độ trực tiếp sản xuất.
Thầy là một vị giảng sư, giáo thọ Phật học tuyệt vời và được nhiều học sinh yêu mến cả ở Nepal và nước ngoài. Sự nhiệt tình của Ngài để thực hành và thể hiện từ bi tâm trong hành động đã là một nguồn cảm hứng thực sự cho tất cả những người có hữu duyên gặp được Ngài.
Mặc dù được đào tạo chính thức theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Vipassana, Đại đức Metteyya Sakyaputta đã có được những giáo lý quý giá từ nhiều bậc Đạo sư của Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, và nghiên cứu truyền thống Phật giáo Đại thừa Việt Nam.
Với học vị Cử nhân chuyên khoa Phật học đã đủ khả năng cho Đại đức Metteyya Sakyaputta một sự hiểu biết căn bản, so sánh, lý thuyết và thực tế kỹ lưỡng về các truyền thống Phật giáo khác nhau. Ngài nói rằng, kiến thức về nhiều truyền thống của Phật giáo đã giúp Ngài xác định chính xác những giáo lý cốt lõi và thiết yếu nhất của Phật giáo.
Lip: Venerable Metteyya Interview July 2015 Global Karuna Earthquake Relief in Nepal HD
The Buddha | Interview with David Grubin, Mark Epstein, M.D., & Metteyya Sakyaputta | PBS
Buddha's Lumbini
Tác giả: Daphne Bramham
Vân Tuyền dịch
(Nguồn: The Vancouver Sun)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm