Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/07/2019, 20:00 PM

Đại lễ Vu Lan Báo hiếu 2019: Không nên đốt vàng mã cũng đừng sắm cỗ to

Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy.

>>Vu Lan báo hiếu

Trên tinh thần hiếu đạo, Đức Phật có dạy rằng, người con có hiếu là người con biết vâng lời và theo sự hướng nghiệp của cha mẹ. Lúc cha mẹ còn sống thì lo chăm sóc, lúc cha mẹ thác đi thì lo lễ cầu siêu. Đây là việc rất đơn giản nhưng cần nhất là cái tâm, sự thành ý của mỗi người. Ảnh minh họa

Trên tinh thần hiếu đạo, Đức Phật có dạy rằng, người con có hiếu là người con biết vâng lời và theo sự hướng nghiệp của cha mẹ. Lúc cha mẹ còn sống thì lo chăm sóc, lúc cha mẹ thác đi thì lo lễ cầu siêu. Đây là việc rất đơn giản nhưng cần nhất là cái tâm, sự thành ý của mỗi người. Ảnh minh họa

Từ xa xưa người Việt Nam đã có tục thờ cúng Tổ tiên, Ông bà, cha mẹ đó là sự thể hiện tấm lòng tri ân người sinh thành ra mình và nuôi dưỡng dậy dỗ mình khôn lớn, nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Việc thờ cúng này được thể hiện trong các gia đình người Việt, và được thực hiện vào các ngày giỗ, tết hàng năm trong mỗi gia đình.

Từ khi Đạo Phật truyền vào Việt Nam, triết lý, Luật lệ, Lễ nghi của Phật giáo được người Việt tiếp nhận, và ngược lại Phật giáo cũng dần được dân gian hóa, trở thành Phật giáo Việt Nam. Văn hóa Phật giáo đã đi vào tiềm thức tư tưởng của người dân Việt Nam. Một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo trong mỗi năm là ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch), với ý nghĩa là ngày lễ “Vu lan Báo hiếu”.

Tuy nhiên ngày nay, lễ báo hiếu theo tháng năm và những cách suy diễn dân gian đã bị biến tướng quá nhiều. Người ta coi đây như một dịp để thể hiện sự báo hiếu sai cách, hoang phí, xa xỉ nhằm cầu mong những điều viển vông, khó có thật trong cuộc sống.

Bài liên quan

Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…

Đốt nhiều vàng mã trong Lễ vu lan và Xá tội vong nhân đã trở thành tập tục truyền đời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu Phật học, các tôn túc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã. Quý vị tôn túc cho rằng, “Âm - dương là hai thế giới hoàn toàn khác nhau không thể cảm ứng được... Người phàm trần chỉ cần ăn chay, niệm Phật để tưởng nhớ”...

Nói về vấn đề đốt vàng mã trong dịp Vu Lan, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN cho biết:  “Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát. Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố.

Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình trung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia". 

Mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát. Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Ảnh: Internet

Mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát. Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Ảnh: Internet

Nói về quan điểm nhà Phật về việc cúng lễ trong đại lễ Vu Lan đúng đạo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng chia sẻ rằng: "Trên tinh thần hiếu đạo, Đức Phật có dạy rằng, người con có hiếu là người con biết vâng lời và theo sự hướng nghiệp của cha mẹ. Lúc cha mẹ còn sống thì lo chăm sóc, lúc cha mẹ thác đi thì lo lễ cầu siêu. Đây là việc rất đơn giản nhưng cần nhất là cái tâm, sự thành ý của mỗi người. Nhưng sau này, một bộ phận không nhỏ người Việt lại biến lễ Vu Lan thành một nghi lễ báo đáp nhưng mang hình thức phàm tục nhiều hơn. Ví dụ như Rằm tháng 7, nhà nào cũng làm một mâm cỗ cúng thật hoành tráng và đặt lên ban thờ để làm lễ. Người ta quan niệm rằng, ngày này các vong linh được xá tội, cửa ngục được mở, cha mẹ, ông bà của họ có thể về nhà để nhận sự hiếu kính của con cháu. Con cháu thi nhau làm mâm cao, cỗ đầy để cầu cúng, báo đáp. Và họ tự nhủ với nhau rằng, lễ càng to càng tốt, càng thể hiện sự hiếu lễ.

Bài liên quan

Tuy nhiên, dưới con mắt và giáo lý của nhà Phật thì việc làm trên lại sinh ra cái tội cho ông bà, cha mẹ, người đã thác. Bởi khi còn sống, ông bà, cha mẹ của họ cũng gây ra tội khi sát sinh, cúng lễ mặn vào ngày Rằm. Và bây giờ, con cháu của họ lại tiếp tục sát sinh để cúng ông bà, cha mẹ khiến cho tội lỗi của họ càng thêm nặng. Theo quan niệm của người Việt thì khi cúng phải đầy đủ "4 bát, 6 đĩa" mới là cỗ to, mới đầy đủ. "4 bát, 6 đĩa" đồng nghĩa với 10 món, họ phải sát sanh 10 con vật. Trong kinh Phật có nói làm như vậy là "tội chồng tội", chẳng khác nào cha mẹ, ông bà họ đang gánh nặng, leo dốc cao vào trời nắng. Con cháu không những không đỡ mà còn tiếp tục chất thêm đồ đạc. Chính vì thế, khi cúng vào ngày lễ Vu Lan, con cháu nên cúng ông bà, cha mẹ bằng lễ chay. Tuyệt đối tránh việc sát sinh".

Mới đây, ngày 18/7/2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ra thông tư số 223/TT-HĐTS về việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 - DL.2019 trang nghiêm và ý nghĩa, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân. Đặc biệt năm nay, GHPGVN yêu cầu các cơ sở thờ tự "không tổ chức cúng lễ thu tiền mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp chính pháp, với nghi lễ truyền thống".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Nhập thất: Ba pháp giải độc (3)

Góc nhìn Phật tử 18:30 26/03/2024

Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.

Xem thêm