Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/02/2019, 14:34 PM

Nghĩ từ con số thống kê chi tiêu cho vàng mã của người Việt

Sau khi đọc bài viết “Giật mình khi người Việt chi cho vàng mã, đồ cúng nhiều gấp 8 lần sách cho trẻ em” tôi đã suy nghĩ và đau lòng nhiều.

>Những bài viết thể hiện góc nhìn của quý Phật tử

Bài liên quan

Bài viết dẫn tài liệu nghiên cứu của TS.Nguyễn Việt Cường, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mêkông, thông qua phương pháp điều tra xã hội học, TS.Nguyễn Việt Cường đã đưa ra con số đau nhói: Số chi tiêu (trong cộng đồng mẫu) cho vàng mã, đồ cúng lễ phục vụ tín ngưỡng cao gấp 8 lần chi tiêu cho đồ chơi và sách truyện cho trẻ em. Từ châu thổ Cửu Long, tôi thấm thía con số này.

Khảo sát ấy mới mẻ, sau bao nhiêu kế hoạch năm năm và những thành tích cao ngất về trình độ dân trí, chỉ số phát triển, những khoản chi tiêu tỉ tỉ đồng cho chương trình phổ cập giáo dục và sách cho vùng khó.

Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã. Theo quan điểm của Phật giáo, chỉ dùng cái tâm, tâm niệm để tưởng nhớ, noi gương các bậc tiền bối, các bậc thần thánh để từ đó làm tốt trong đời sống của mình, không cần phô trương, hình thức, đó mới là điều cốt lõi. Ảnh minh họa

Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã. Theo quan điểm của Phật giáo, chỉ dùng cái tâm, tâm niệm để tưởng nhớ, noi gương các bậc tiền bối, các bậc thần thánh để từ đó làm tốt trong đời sống của mình, không cần phô trương, hình thức, đó mới là điều cốt lõi. Ảnh minh họa

Cách đây mấy năm, từ trải nghiệm sự tràn ngập game online và tình trạng nghiện game ở tuổi học trò các vùng quê, tôi đã có những bài viết gửi báo Tuổi Trẻ và làm gan "khui" tủ sách cá nhân vốn nâng niu từng trang cho không hay bán rẻ cho trẻ con và cả người lớn có hứng thú đọc, rồi kêu gọi bạn bè người quen để có nguồn sách. Tôi đã còng lưng đạp xe phân phối cho tặng và cả bán, thực hiện ý tưởng nâng cao hứng thú đọc cho trẻ con đồng thời hy vọng có cái nhìn chân xác hơn về văn hóa  ở chính quê mình.

Tình trạng chán hay không quan tâm sách khá phổ biến ở mọi giai tầng, con trẻ thì chìm trong chương trình học đường vốn nặng nề và game online. Tôi có những "kỷ niệm" xót lòng về sách, hàng trí thức như bác sĩ, giáo viên cũng không mặn mà với sách, kể cả sách nghiên cứu đúng chuyên môn. Thực ra hứng thú đọc sách online cũng không nhiều, game và các trang web thượng vàng hạ cám được vào nhiều nhất.

Nhìn nhận từ con số thống kê người Việt chi cho vàng mã khiến chúng ta suy nghĩ rằng đã làm gì chính đáng cho hạnh phúc của chính mình, cho con trẻ và tương lai?

Nhìn nhận từ con số thống kê người Việt chi cho vàng mã khiến chúng ta suy nghĩ rằng đã làm gì chính đáng cho hạnh phúc của chính mình, cho con trẻ và tương lai?

Sách là con đường căn bản để lĩnh hội tri thức từ thường thức đến chuyên môn hay chuyên môn sâu, "ngõ" đọc sách nuôi giấc mơ học  hành cho mọi đối tượng và là một cách trau dồi kiến thức không hề lỗi thời trong thời đại mấy chấm chăng nữa, tập quán đọc không hề mất giá trị bất chấp mạng máy tính toàn cầu có phát triển đến đâu. Sự mai một của sách, hao mòn văn hóa đọc - tín hiệu xấu nhất cho văn hóa cộng đồng, cho tương lai.

Trong cuộc sống hiện nay rất nhiều người đã mạnh tay chi những khoản hậu cho vàng mã, đồ lễ như đề cập của TS. Nguyễn Việt Cường cho thấy trình độ phát triển thực sự ở xứ mình. Không lên án đả phá vào tín ngưỡng thiêng liêng và tập quán song sự thịnh của vàng mã đến mức cho thấy "chúng ta" còn ở thời xa lắc nào đó khi thế giới đang vào tầm 4.0, công nghiệp số - kinh tế tri thức và thế giới phẳng. Không còn thuần tín ngưỡng tập quán. Con số của TS.Việt Cường cho thấy sự tội nghiệp trẻ con xứ mình khi đồ chơi sách truyện lành mạnh để phát triển nhân cách trí tuệ lại bị coi trọng thấp hơn 8 lần so với vàng mã và đồ cúng lễ.

Nếu bài viết trên Phatgiao.org.vn dẫn thêm những con số nghiên cứu khác về những ưu tiên chi tiêu tương tự như cho rượu và thuốc lá trong cộng đồng...thì chúng ta sẽ có một bức tranh nhói lòng hơn.

Chúng ta đã làm gì chính đáng cho hạnh phúc của chính mình, cho con trẻ, và tương lai?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Xem thêm