Thứ năm, 22/08/2019, 11:02 AM

Đánh đập, tra tấn trong điều tra sẽ tạo nghiệp gì?

Nếu chúng ta tạo nhân (nghiệp) tốt thì sẽ trổ quả tốt, còn ngược lại nếu ta gieo nhân xấu thì sớm hay muộn gì chúng ta cũng nhận quả xấu. Chuyện nhân quả cứ thế mà xoay dần thành một vòng tròn không bao giờ chấm dứt. Việc đánh đập, tra tấn trong điều tra cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Nhìn lại hành trình nhiều sư tăng đã bị đánh đập, nhục hình ở Bắc Giang

Quan điểm của Phật giáo về nghiệp báo 

Mỗi 1 ngày chúng ta gây biết bao nhiêu là Nghiệp. Mỗi nghiệp gây ra do tác động của Thân – Khẩu – Ý. Những điều này gây ra Nhân – Quả. Ảnh minh họa

Mỗi 1 ngày chúng ta gây biết bao nhiêu là Nghiệp. Mỗi nghiệp gây ra do tác động của Thân – Khẩu – Ý. Những điều này gây ra Nhân – Quả. Ảnh minh họa

Theo quan điểm của Phật giáo thì nghiệp là nhân, báo là quả. Nghiệp và quả báo tại thành luật nhân - quả. Ngắn gọn là "nghiệp quả" hay còn gọi là "nghiệp báo". 

Bài liên quan

Mỗi tác động (nhân hay nghiệp) dưới một điều kiện nhất định sẽ sinh ra một quả báo. Một khi quả đó chín, nó sẽ "hồi đáp" trở lại người đã tạo ra nó. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu cũng có khi rất mau. Nghiệp đã gieo thì trăm, ngàn kiếp vẫn không mất. Khi đủ nhân duyên nó sẽ xuất hiện. Ai gây quả ác thì sẽ nhận quả ác, ai tạo quả lành sẽ nhận quả lành một cách công bằng, không thiên vị.

Khi đã biết cuộc đời của mình do nghiệp nhân của mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo. Vậy nếu có người trong đời hiện tại làm việc hung ác, mà được an lành, là do kiếp trước họ tạo nhân hiền từ. Còn cái nhân hung ác, mới tạo trong đời nay, thì tương lai hay qua đời sau, họ sẽ chịu quả báo. Cũng như có người năm nay ăn chơi, không làm gì hết, mà vẫn no đủ, là nhờ năm rồi họ có làm, có tiền của để dành vậy. Còn cái nhân ăn chơi không làm năm nay, thì sang năm họ sẽ chịu quả đói rách.

Còn người đời nay hiền từ, làm các điều phước thiện, mà vẫn gặp tai nạn, khổ sở, là do đời trước, họ tạo những nhân không tốt. Cái nhân hiền từ đời nay, qua đời sau họ sẽ hưởng quả vui. Cũng như có người tuy năm nay siêng năng làm ruộng, mà vẫn thiếu hụt, là vì nhân ăn chơi năm vừa rồi. Cái nhân siêng năng năm nay, sang năm sau họ sẽ hưởng quả sung túc.

Do đó, Cổ nhân có nói: Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì (Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi). Hay như trong sách cũng có câu:

Nhất nhơn tác phước,

thiên nhơn hưởng, 

Độc thọ khai hoa,

vạn thọ hương. 

(Một người làm phước,

ngàn người đều được ảnh hưởng;

một cây trổ hoa,

muôn cây chung quanh đều được thơm lây).

Đánh đập, tra tấn trong điều tra là đang tạo nghiệp gì?

Chiếu theo luật nhân quả, nghiệp báo của đạo Phật thì hành động đánh đập, tra tấn trong điều tra của một số người đã và đang tạo nghiệp cho chính bản thân họ và tất nhiên sớm hay muộn họ cũng phải trả nghiệp do mình đã gây ra. Ảnh minh họa

Chiếu theo luật nhân quả, nghiệp báo của đạo Phật thì hành động đánh đập, tra tấn trong điều tra của một số người đã và đang tạo nghiệp cho chính bản thân họ và tất nhiên sớm hay muộn họ cũng phải trả nghiệp do mình đã gây ra. Ảnh minh họa

Thực tế nếu chúng ta hiểu được luật nhân quả, nghiệp báo thì thế gian sẽ không có những câu chuyện đau buồn, đáng tiếc. Đơn cử như những hành động đánh đập, ép cung, sử dụng nhục hình, tra tấn trong điều tra. Nhắc đến vấn đề này chắc chúng ta sẽ không thể quên những câu chuyện điều tra viên đánh đập, ép cung gây rúng động dư luận như: Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị các điều tra viên ép cung gây án oan; Vụ án trộm tượng Phật ở Bắc Giang đã gây ra án oan cho chín người, trong đó có ba người tu hành...rồi rất nhiều trường hợp khác. 

Bài liên quan

Những hành động đánh đập, tra tấn trong điều tra thông qua các vụ án được những người trong cuộc kể lại với nhiều chi tiết gây ám ảnh như trong vụ án mất trộm tượng Phật ở Bắc Giang, các điều tra viên đã sử dụng các hình thức: dùng que, gậy vụt vào đầu, mặt, chọc vào cổ họng, dùng còng số 8 khoá tay, sau đó treo ngược lên trần nhà suốt từ đêm hôm trước tới sáng hôm sau...Dường như những cán bộ này vì lý do nào đó mà bất chấp các quy định của pháp luật và quên đi luật nhân quả, đã tạo ác nghiệp nặng nề.

Chiếu theo luật nhân quả, nghiệp báo của đạo Phật thì hành động đánh đập, tra tấn trong điều tra của một số người đã và đang tạo nghiệp cho chính bản thân họ và tất nhiên sớm hay muộn họ cũng phải trả nghiệp do mình đã gây ra. Bởi quả báo chính là sự đền trả lại những gì chúng ta đã tạo ra ảnh hưởng cho người khác. Hay hiểu theo nghĩa đơn giản: Ta làm gì, cho ai, sẽ được nhận lại, đáp trả lại y như thế. Không trước thì sau. Không sớm thì muộn. Không kiếp này, sẽ kiếp khác.

Và khi chúng ta biết giá trị của luật nhân quả thì chúng ta nên đem bài học này ra áp dụng vào mọi công việc hằng ngày trong cuộc sống. Khi chúng ta làm một việc gì, nói một lời gì, cũng nên nghĩ trước kết quả tốt hay xấu của nó, chứ đừng làm liều, nói liều, rồi phải chịu hậu quả đau khổ trong tương lai. Nếu chúng ta làm được như thế, thì chúng ta sẽ thấy tính tình và hành vi của chúng ta, mỗi ngày mỗi cải tiến, các việc sai quấy sẽ giảm bớt, các việc lành càng thêm tăng trưởng. Và do sự gieo nhân toàn thiện đó, chúng ta có thể tiến dần lên đến quả vị là những người tốt, những người có tấm lòng Bồ tát...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm