Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/08/2019, 14:29 PM

Từ vụ án 'Vi Văn Phượng giết mẹ' đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

“Cũng có kẻ mắc oan tù rạc/ Gửi mình vào chiếu lác một manh/ Nắm xương chôn rấp góc thành/ Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?”-  những người không may bị mắc án tù oan tiếc thay cho đến nay vẫn chưa hết.

Thông tin về một vụ án “giết mẹ” đang xôn xao dư luận khiến chúng tôi bất giác nhớ đến Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du.

“Ngọn bút son thác sống ở tay”

Bị cáo Vi Văn Phượng

Bị cáo Vi Văn Phượng

Ngày 19/8, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm lần hai, bị cáo Vi Văn Phượng (sinh năm 1968) bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về hành vi giết mẹ. Đây là lần thứ ba ông Phượng nhận bản án tước đi mạng sống của mình. Sau khi nhận bản án tử hình lần thứ ba, bị cáo Phượng nói sẽ "trường kỳ chống án".

Báo chí cho hay, trong những ngày xét xử, bị cáo không thừa nhận hành vi giết mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Vui (sinh năm 1926). “Song căn cứ lời khai của Phượng tại cơ quan điều tra và của nhân chứng Lăng Đức Mạnh, Hội đồng xét xử nhận thấy việc kết tội là có cơ sở”.

Bài liên quan

Theo bản án, vợ chồng ông Phượng vay tiền vàng lo cho người con lớn đi xuất khẩu lao động, trong đó có đôi hoa tai vàng 1,5 chỉ của bà Vui. Năm 2011, khi con trai về, vợ ông Phượng lại tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Trong lúc vẫn còn đang nợ nần thì mẹ đòi nợ nên Phượng rất bực tức. Tháng 9/2012, vợ Phượng gửi tiền về để gia đình trả nợ một phần. Bà Vui biết việc này nên nhiều lần đòi số vàng đã cho vay. Đầu tháng 10/2012, Phượng mua vàng trả mẹ nhưng bị bà Vui nghi ngờ là vàng giả. Hai mẹ con to tiếng. Sáng 5/10/2012, Phượng cầm dao gây án.

Báo chí cũng cho biết rằng, sáu năm trước, năm 2013, bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều kết luận ông Phượng phạm tội Giết người và tuyên hình phạt tử hình. Cuối năm 2016, Viện trưởng VKSNDTC ra kháng nghị.

Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét giám đốc thẩm cuối năm 2016 đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong vụ án như: Vấn đề sử dụng thời gian của bị cáo còn nhiều mâu thuẫn; Thời gian chết của bà Vui chưa rõ ràng; Chiếc áo Phượng mặc khi phạm tội còn nhiều tranh cãi; Vết máu ở hiện trường chưa được làm rõ; Động cơ giết người của bị cáo cần điều tra lại...

Tất cả những mẫu thuẫn mà Hội đồng Thẩm phán chỉ ra dường như chưa được giải quyết nhưng tại phiên tòa giữa tháng 8-2019, VKSND tỉnh Bắc Giang vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị xử phạt bị cáo Vi Văn Phượng tử hình tội Giết người và được TAND tỉnh Bắc Giang chấp thuận.

Hội đồng xét xử căn cứ lời khai tại cơ quan điều tra để kết luận bị cáo phạm tội nhưng như báo chí phản ánh, bị cáo Phượng đã nhiều lần khai rằng phải nhận tội trong giai đoạn đầu vì bị điều tra viên đánh đập, ép cung. Đối chất tại tòa, điều tra viên phủ nhận những điều trên, khẳng định cán bộ công an đều tuân thủ đúng quy định của luật tố tụng, bị cáo thì đương nhiên không đưa ra được chứng cứ bức cung, nhục hình.

Dù đã xử đi xử lại và còn nhiều nghi vấn nhưng vẫn tuyên án tử hình, chứa đựng nguy cơ rủi ro rất cao cho công lý, một khi hậu quả xảy ra thì không thể khắc phục nổi. Đúng là “Ngọn bút son sống thác ở tay”, Hội đồng xét xử vẫn phán quyết tử hình bị cáo mặc cho bị cáo kêu oan. Những người quan tâm đến pháp luật theo dõi thông tin vụ án này trên báo chí không thể không liên tưởng đến các vụ án oan sai kinh điển đã xảy ra ở Bắc Giang như vụ Nguyễn Thanh Chấn, vụ Trần Văn Thêm, vụ Hàn Đức Long và nhất là vụ sư Thích Đạo Sơn (tức Nguyễn Quý Đoan) liên quan đến các vị tăng mà chúng tôi xin nêu sau đây.

“Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm”

Sư Thích Đạo Sơn (tức ông Nguyễn Quý Đoan) trò chuyện với nhà báo, tác giả bài viết

Sư Thích Đạo Sơn (tức ông Nguyễn Quý Đoan) trò chuyện với nhà báo, tác giả bài viết

Những năm 2001-2003 Bắc Giang xảy ra 7 vụ mất trộm tượng Phật, đồ thờ ở một số đình chùa, Cơ quan Cảnh sát điều tra các huyện đã khởi tố vụ án song không có kết quả, phải đình chỉ vụ án.

Tháng 9/2003, Công an huyện Lục Nam được Công an xã Khám Lạng giao nộp một đối tượng bị tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt tài sản mà thật ra là mượn xe, chưa kịp trả. Đối tượng này là tiểu Thích Đạo Sơn (Nguyễn Quý Đoan) sinh 1980, tu hành tại chùa Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, dẫn đến gây oan cho chín người, trong đó có ba người tu hành.

Sau một thời gian bị giam tại Công an huyện Lục Nam, bỗng Đoan tự khai nhận mình là tác giả của các vụ trộm tượng, đồng thời chỉ mặt các đồng phạm là tám người khác, trong đó có sư phụ của mình là sư Thích Đức Chính (tức Phan Hữu Hường, sinh năm 1937).

Toà án tỉnh Bắc Giang trả hồ sơ nhiều lần, hoãn phiên tòa nhiều lần, yêu cầu làm rõ nhiều tình tiết, trong đó chủ yếu là vấn đề các bị cáo bị bức cung, nhục hình, nhiều bị cáo đưa ra chứng cứ ngoại phạm…

Tại phiên toà kéo dài nhiều ngày, đến 23/6/2006 với những chứng lý  đầy rẫy vô lý của bản cáo trạng, cộng với thực tế tranh tụng, Hội đồng xét xử đã trả tự do cho các bị cáo… Một tháng sau, VKSND tỉnh Bắc Giang bắt đầu công khai xin lỗi việc bắt giam oan sai.

Bài liên quan

Những oan sai chất chồng đã được báo chí phản ánh khá kỹ. Theo đó, bị cáo Nguyễn Quý Đoan chỉ vì chưa kịp trả xe máy đã mượn theo lời hẹn (mặc dù đã gọi điện nhắn lùi thời gian trả xe) nhưng vẫn bị bắt, rồi bị đánh đập ép cho bằng được nhận tội buôn bán, tàng trữ vũ khí trái phép và trộm tượng. Ông Đoan kể: “Tôi viết đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình, gửi đến VKSND tỉnh Bắc Giang và VKSNDTC rất nhiều lần. Trong đơn, tôi nêu rõ đánh đập ép tôi nhận tội là các điều tra viên Thân Văn Túc, Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Nguyễn Văn Oanh. Họ đốt ny lon nhỏ vào chỗ kín của tôi, hiện vẫn còn chi chít vết sẹo. Riêng ông kiểm sát viên Nam đập một con gián, nhét vào mồm tôi. Không chịu nổi, tôi phải khai bậy cho người này, người kia”.

Bị cáo Lê Văn Thương (sư Thích Tâm Thương – sinh năm 1973) tu hành tại chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì Hà Nội cũng tố cáo rằng: Tôi bị lột truồng, xích tay treo lên cao, rồi bị điều tra viên lấy dây cước buộc vào một bên tinh hoàn, kéo giật, lắc lư như quả lắc đồng hồ… Bị cáo Phạm Mạnh Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) thì bị còng số 8 từ phía sau, rồi kéo treo ngược lên xà nhà cho đầu dốc xuống đất từ 9g tối hôm trước đến sáng hôm sau. Đến nay, ông Hùng vẫn còn lằn vết sẹo to quanh cổ tay vì bị còng số 8 làm rách khi bị treo ngược như vậy.

Can đảm nhất là bị cáo Dương Văn Trung (sư Thích Nguyên Kiên – sinh năm 1962), trụ trì chùa Phương Quế, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây là nhà sư chuyên sản xuất tượng, đem cung tiến ở nhiều chùa cũng bị cho là kẻ tiêu thụ tượng bị trộm. Công khai trước Tòa, ông Trung cho biết bị các điều tra viên lột truồng rồi dùng thước kẻ học sinh, cây xương rồng đánh vào dương vật. Tuy nhiên, trong tất cả các bản cung ông đều không nhận tội. Và, với những đòn roi ngày nào trên cơ thể cường tráng đã khiến ông sư này trở nên tiều tụy. Nay ông Trung đã chết do ảnh hưởng bởi giam cầm sau khi được thả và minh oan.

Trong số các bị cáo bị tra tấn theo kiểu này, đặc biệt có sư Thích Đức Chính (Phan Hữu Hường) đã chết trong trại tạm giam.

Thật là “Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm”, các bị cáo khai các điều tra viên Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Thân Văn Túc, Nguyễn Ngọc Oanh… và kiểm sát viên tên Nam viết trước các bản cung rồi bắt các bị cáo chép lại hoặc ký nhận ở dưới. Để có được các bản cung này, các điều tra viên, kiểm sát viên đã “đi cung” đêm: Dùng que, gậy vụt vào đầu, mặt, chọc vào cổ họng và hàng loạt cách tra tấn dã man như đã nêu ở trên. 

Dường như những cán bộ này vì lý do nào đó mà bất chấp các quy định của pháp luật và quên đi luật nhân quả, đã tạo ác nghiệp nặng nề.

“Não phiền rũ sạch, oán thù rửa trong”
Bài liên quan

Văn tế Thập loại chúng sinh của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du có viết: “Nhờ phép Phật tiêu sinh tịnh độ/ Phóng hào quang cứu khổ độ u / Rắp hoà tứ hải quần chu/ Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không”... Chuyện cõi âm nhưng mong ước ấy cũng là mong ước của mọi người trên thế gian, mong không ai bị mắc vào vòng oan khuất.

Hai vụ án trên đây giống nhau ở chỗ cùng diễn ra ở Bắc Giang, cùng có nhiều mâu thuẫn về chứng cứ trong quá trình điều tra, truy tố, bị can đều không nhận tội và tố cáo bị nhục hình…

Hai vụ án khác nhau ở chỗ một vụ đã được kết luận là oan sai, người bị oan được xin lỗi, phục hồi danh dự, trừ những người đã qua đời, mang theo nỗi oan xuống mồ; còn một vụ vẫn đang tiếp tục hành trình tố tụng.

Hiện nay, chưa biết kết cục vụ "trường kỳ chống án" của bị cáo Vi Văn Phượng sẽ đi đến đâu, bị cáo bị tử hình như ba bản án đã tuyên hay được kết luận không phạm tội, nhưng những ai quan tâm đến vụ án đều mong mỏi những người tiến hành tố tụng sẽ sáng suốt, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và thật sự công tâm, khách quan, để kẻ phạm tội bị xử lý thỏa đáng và người không phạm tội thì được minh oan…

Lần giở các tình tiết oan sai của các sư tăng

Phatgiao.org.vn sẽ lần lại các tình tiết khắc nghiệt trong vụ án 'mất trộm tượng Phật' gây rúng động dư luận một thời liên quan đến các nhà sư bị kết tội oan sai, giúp Phật tử hiểu thêm một khía cạnh trong giáo lý của Đức Phật: Đời sống này thật vô thường!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm