Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đạo hạnh của người xuất gia (II)

Luôn cố gắng xoay trở lại kiểm soát tâm của mình trong từng giây, từng phút để thấy rõ và sống được với con người chân thật là một đức tính quan trọng không thể thiếu của một người tu.

 >>Kiến thức

Đạo đức: Lấy “Lễ - Văn” làm đầu

Đạo đức phát sinh từ sự cung kính chỉ khi người đó biết vị trí nhân quả của mình. Mới ngày đầu bước vào chùa thì rụt rè, sợ sệt, ngay cả đối với cư sĩ cũng e dè, thận trọng, nhưng đến khi tu được vài năm thì mọi việc trở nên bình thường. Lúc này “cái tôi” phát triển, không còn tâm cung kính như lúc ban đầu. Từ tâm buông lung, giải đãi phát sinh ra những phiền não và gây khổ đau cho nhau, làm rạn nứt tình huynh đệ, dễ buồn giận hoặc so bì với người này, phân biệt với người kia, không còn sự hoan hỷ, an lạc, giải thoát như lúc xưa.

Từ tâm hiểu biết nhân quả phát khởi sự cung kính và được biểu hiện ra hành động bằng sự lễ phép trang nghiêm, không rụt rè cũng không sỗ sàng. Luôn kính nhau như lần đầu mới gặp thì tất cả huynh đệ cùng một đạo tràng sẽ có nhiều an lạc, vui vẻ trong chánh pháp.

Luôn cố gắng xoay trở lại kiểm soát tâm của mình trong từng giây, từng phút để thấy rõ và sống được với con người chân thật là một đức tính quan trọng không thể thiếu của một người tu.

Luôn cố gắng xoay trở lại kiểm soát tâm của mình trong từng giây, từng phút để thấy rõ và sống được với con người chân thật là một đức tính quan trọng không thể thiếu của một người tu.

Người xưa có nói: “Lễ nghi chuyên luyện tập tành; Mới nên quân tử, mới thành văn nhân”.

“Văn nhân” là người nho nhã, trí thức ở ngoài đời mà còn phải học hỏi và thực tập lễ nghi như vậy, huống nữa là bậc xuất thế có mẫu mực về tinh thần, là chỗ về nương của chúng sinh thì càng phải chú trọng nhiều hơn nữa.

Nhẫn nhục: Thực hành khiêm tốn

Bài liên quan

Khiêm tốn là khiêm nhường hạ mình, nhẫn nhịn, từ tốn, biết mềm mỏng nhỏ nhẹ, ôn hòa và đằm thắm ở trong mọi lúc, mọi nơi. Luôn luôn xem xét lại chính mình và kịp thời sửa đổi những điều còn xấu dở, thiếu sót để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Đức Phật có dạy: “Hãy thắng người hơn mình bằng đức khiêm cung”. Khéo biết bổn phận, chỉ tự xét lỗi mình, chớ nên tìm lỗi của kẻ khác là điều không phải dễ làm. Đây chính là sự thể hiện tinh thần nhẫn nhịn Ba-la-mật trong Lục độ vạn hạnh của hàng Bồ tát. Khiêm tốn là nền tảng đưa người tu đi vào con đường rộng lớn của bậc Đại nhân, để từ đó vượt đến bờ kia giác ngộ. Thiếu bước khiêm tốn ban đầu này thì không thể đi đến chặng cuối cùng hoàn thiện công hạnh để thành tựu Chánh giác.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật hỏi các vị Tỳ kheo:

“Ở trong vũ trụ này cái gì là mạnh nhất? Và Ngài cũng tự giải đáp rằng: Nhẫn nhịn là mạnh nhất”.

Nhẫn nhịn không phải là thái độ của một người yếu hèn, nhút nhát như người đời thường nghĩ, mà là sức mạnh đi ngược dòng thế gian của bậc có trí tuệ. Chữ “nhẫn” trong đạo Phật có nghĩa xoay lại chính mình để vượt qua những hơn thua, phải quấy bằng sự điều phục tâm ngã mạn.

Đức Phật có dạy: “Hãy thắng người hơn mình bằng đức khiêm cung”.

Đức Phật có dạy: “Hãy thắng người hơn mình bằng đức khiêm cung”.

Trong cuộc sống thường ngày, mỗi khi đối trước một lời nói, hay cử chỉ muốn tranh cao thấp, thì việc tranh đấu giành phần thắng về mình là một việc dễ làm hơn là sự nhún nhường chịu thua. Tuy nhiên, dù bất cứ ai giành được phần thắng cũng đều nắm lấy sự thất bại, nhưng không dễ nhận ra. Hành động tranh đấu như thế là biểu hiện của một nội tâm yếu đuối, nhưng mọi người lầm tưởng là mạnh mẽ, tài giỏi.

Bài liên quan

Khi bị một người mắng chửi nặng nề hoặc đánh đập, thì việc mắng chửi hoặc đánh trả lại đối phương là lẽ đương nhiên mà bất cứ người thế gian nào cũng  có thể làm. Trong khi đó, tự biết kiềm chế và không muốn tranh chấp phải là người có được sức mạnh chinh phục chính mình. Một khi đã hoàn toàn làm chủ tâm của mình, thì không có điều gì ở trên thế gian này chẳng thể điều phục. Đức Phật là bậc thầy trong tất cả bậc thầy về phương pháp điều phục và chế ngự phiền não nội tâm của bản thân đến chỗ rốt ráo tột cùng, nên được tôn xưng là bậc “Điều Ngự Sư”.

Do tập khí sâu dày nhiều đời, “cái tôi” không bao giờ chịu thua ai. Dáng vẻ bên ngoài có vẻ phục tùng,  nể trọng vì hoàn cảnh bất đắc dĩ, mà không phải từ nơi tâm vui vẻ, nhận chịu, mọi hành vi chỉ mang tính cách ứng phó.

Với tâm cung kính, quý trọng, quan tâm lo lắng của chúng ta thì tất cả mọi người sẽ càng hiểu và thương mình nhiều hơn, như vậy sẽ tránh được rất nhiều trường hợp tranh cãi, gây ra sự chia rẽ trong nội bộ, từ đó đánh mất tình nghĩa huynh đệ, không còn sống trong lục hòa.

Với tâm cung kính, quý trọng, quan tâm lo lắng của chúng ta thì tất cả mọi người sẽ càng hiểu và thương mình nhiều hơn, như vậy sẽ tránh được rất nhiều trường hợp tranh cãi, gây ra sự chia rẽ trong nội bộ, từ đó đánh mất tình nghĩa huynh đệ, không còn sống trong lục hòa.

Bài liên quan

Những sự hơn thua nhân ngã, tranh đấu thị phi là nghiệp rất nặng của chúng sinh. Nếu ai bị rơi vào nghiệp này, nặng thì rơi vào ba đường ác đạo hoặc có chút ít phước báu thì thác sinh vào cảnh giới A-tu-la, suốt ngày cứ nghĩ đến chuyện tranh đấu, tâm luôn dao động không bao giờ có thể an định. Đây là những thói hư tật xấu nghiêm trọng dễ đưa đến phiền não và chỉ có sự khiêm tốn, nhường nhịn mới có thể cảm hóa được nó.

“Dĩ nhu thắng cương”, dùng sự mềm mỏng để chiến thắng sự cứng cỏi, kiên cường. Những người có tâm mạnh mẽ, nóng giận dễ làm mọi người khiếp sợ, nhưng thường bị khuất phục bởi làn sóng từ trường vị tha bao dung của những người có tâm nhu hòa, từ ái. Nếu có một thời gian sống chung cùng nhau thì có thể cảm hóa và làm thay đổi những thói quen tệ xấu ấy.

Trong lịch sử xưa nay, sự khiêm tốn đến chỗ cao thượng của những bậc Tôn Đức có đạo hạnh đã khiến cho những người tâm tà ác chuyển đổi tâm ý từ kính nể cho đến phát nguyện xin nương về xuất gia tu học theo các Ngài.

Người biết rèn luyện và khéo ứng dụng được khiêm tốn và nhẫn nhịn trong sự tu sẽ có được lợi ích rất nhiều. Với tâm cung kính, quý trọng, quan tâm lo lắng của chúng ta thì tất cả mọi người sẽ càng hiểu và thương mình nhiều hơn, như vậy sẽ tránh được rất nhiều trường hợp tranh cãi, gây ra sự chia rẽ trong nội bộ, từ đó đánh mất tình nghĩa huynh đệ, không còn sống trong lục hòa.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương có viết:“Không cần trải qua địa vị thứ lớp tu chứng,mà tự nó cao tột, đó gọi là Đạo”.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương có viết:“Không cần trải qua địa vị thứ lớp tu chứng,mà tự nó cao tột, đó gọi là Đạo”.

Bài liên quan

Bên cạnh đó, cũng có những người xuất gia tuổi đạo còn nhỏ, thậm chí chỉ là cư sĩ chỉ mới đọc qua mấy cuốn sách, thuộc được mấy câu kinh hoặc xem mấy cái đĩa giảng pháp... nhưng đã vội phán xét đúng sai của các vị Tôn Túc và tỏ vẻ mình có học vấn uyên thâm. Người có tâm ngã mạn như thế thì chẳng những không thể gọi là người học Phật chân chính, mà còn tạo nghiệp ác Địa ngục, phải rơi vào ba đường xấu chỉ trong khoảng chớp mắt. Do đó, người học Phật cần phải luôn đem tâm thành kính, hạ mình để học hỏi và đối đãi cư xử với nhau cho hợp đạo lý. Từ ở trong nội tâm cho đến lời nói, hành động đều có được sự khiêm cung thì trong sinh hoạt cuộc sống sẽ rất tốt đẹp và con đường tu tập được nhẹ nhàng, thông suốt. Chính hành động ấy đã thể hiện được trí tuệ vô ngã thậm thâm Bát-nhã Ba-la-mật.

Phải luôn nhớ bổn phận, vị trí hiện tại của mình và cố gắng tu học đúng theo sự chỉ dạy của những người đi trước. Càng sống khiêm tốn sẽ càng tăng trưởng công đức giác ngộ; cũng có thể thắng được người hơn mình vì nhờ đức khiêm cung. Ở đây không có nghĩa tranh thắng thua với người, mà là sự cung kính vượt lên trên tất cả mọi toan tính, tranh đấu. Như kinh Tứ Thập Nhị Chương có viết:“Không cần trải qua địa vị thứ lớp tu chứng,mà tự nó cao tột, đó gọi là Đạo”.

Chân lý là sự thật, mà sự thật chỉ khế hợp với sự thật. Cho nên, con người có tâm thành thật sẽ tự nhiên thể nhập được chánh pháp và rất mau chóng đạt đạo, thành tựu tuệ giác Vô thượng.

Chân lý là sự thật, mà sự thật chỉ khế hợp với sự thật. Cho nên, con người có tâm thành thật sẽ tự nhiên thể nhập được chánh pháp và rất mau chóng đạt đạo, thành tựu tuệ giác Vô thượng.

Thành thật - Bước đầu của giác ngộ

Thành thật không phải là dại khờ, ngu dốt mà đối đãi với mọi người bằng tất cả tấm lòng. Đây là đức tính trọng yếu để khắc phục tâm hư vọng của mình. Người có tính chân thật trong mỗi cử chỉ, hành động là người đáng tin, đáng quý.

Bài liên quan

Dối trá là tính xấu nhất trên thế gian, người có tánh ấy thì không bao giờ được tin dùng. Dối trá tuy có thể tồn tại một thời gian ngắn, nhưng đến khi mọi người đều biết kẻ đó không chân thật, thì tất cả những gì xây dựng trước đây đều sụp đổ. Vì vậy thành thật là một đức tính cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người và là điều thiết yếu trong sự tu hành giác ngộ của người xuất gia. Kinh Duy Ma Cật có ghi:“Trực tâm là đạo tràng của Bồ-tát”. Nghĩa là tâm ngay thẳng, chân thật là nơi đạo tràng mà Bồ-tát thường dùng để cư trú. Còn kinh Thủ lăng nghiêm cũng viết: “Mười phương ba đời chư Phật sở dĩ thành tựu quả vị giác ngộ cứu cánh cùng cực cũng đều từ nơi tâm thành thật ngay thẳng mà nên”.

Không có tâm thành thật, ngay thẳng thì chắc chắn không thể thành tựu giác ngộ. Bởi vì pháp một đằng và tâm một nẻo, cả hai không tương ứng phù hợp với nhau thì không thể giác ngộ giải thoát. Chân lý là sự thật, mà sự thật chỉ khế hợp với sự thật. Cho nên, con người có tâm thành thật sẽ tự nhiên thể nhập được chánh pháp và rất mau chóng đạt đạo, thành tựu tuệ giác Vô thượng.

Nếu cho rằng tất cả đều là chuyện nhỏ thì sẽ phá hỏng tất cả những chuyện lớn và thậm chí làm hư hoại đạo đức và con đường tu hành của người xuất gia.

Nếu cho rằng tất cả đều là chuyện nhỏ thì sẽ phá hỏng tất cả những chuyện lớn và thậm chí làm hư hoại đạo đức và con đường tu hành của người xuất gia.

Thành thật với chính mình là phải đề phòng những tâm niệm sai quấy, không được tự dối gạt mình, hoặc là đổ thừa hoàn cảnh hay con người, hoặc là tự an ủi tha thứ cho mình khi phạm lỗi lầm. Nếu cho rằng tất cả đều là chuyện nhỏ thì sẽ phá hỏng tất cả những chuyện lớn và thậm chí làm hư hoại đạo đức và con đường tu hành của người xuất gia.

Bài liên quan

Phải cẩn thận soi xét từng tâm niệm nhỏ nhặt của mình. “Cái tôi” không hình tướng tinh vi xảo quyệt rất khó phát hiện, luôn âm thầm núp sâu bên trong tâm để điều khiển toàn bộ vũ trụ vạn vật. Mọi việc làm, nói năng, suy nghĩ hằng ngày của mình đều bị nó điều khiển mà không hề hay biết. Người không biết tu, thiếu trí tuệ soi sáng thì sẽ giống như những con rối vô tri ở trên sân khấu diễn tuồng. Tất cả sự nói năng, vận động tới lui của chúng đều do người điều khiển phía sau bức màn. Chỉ có chánh niệm tỉnh giác mới có thể thấy được bộ mặt thật của “cái tôi” đang ẩn núp sâu kín bên trong tâm của mình để hóa giải. Khi vừa nghe người khác nói một lời chạm đến tự ái thì liền có phản ứng, không kịp kiềm chế, sao nói vậy.

Người tu phải chân thật với chính mình trong từng hành động, lời nói, cử chỉ, và trong cả tâm niệm. Khi đối xử, tiếp xúc với mọi người ở bên ngoài thì phải nghĩ thế nào nói như thế ấy, nói đúng sự thật, biết thì nói rằng biết, khả năng không làm được thì nhẹ nhàng từ chối.

Người có được sự thành thật từ bên trong ý nghĩ cho đến bên ngoài lời nói, cử chỉ là một người đáng tôn kính và quý trọng.

Người có được sự thành thật từ bên trong ý nghĩ cho đến bên ngoài lời nói, cử chỉ là một người đáng tôn kính và quý trọng.

Người có được sự thành thật từ bên trong ý nghĩ cho đến bên ngoài lời nói, cử chỉ là một người đáng tôn kính và quý trọng. Từ bên trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của người đó biểu lộ ra một sức mạnh của tâm chân thành, tạo ra một từ trường tác động đến những người xung quanh và làm cho họ cảm thấy nhẹ nhàng, an ổn. Người như thế mỗi khi đi đến đâu cũng hưởng được sự yêu thương, kính trọng và quý mến của tất cả mọi loài.

Luôn cố gắng xoay trở lại kiểm soát tâm của mình trong từng giây, từng phút để thấy rõ và sống được với con người chân thật là một đức tính quan trọng không thể thiếu của một người tu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Phật giáo thường thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Phật giáo thường thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Phật giáo thường thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Phật giáo thường thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm