Đạo Phật trong trái tim tôi, đạo pháp trong toàn dân tộc
Phật giáo mang sứ mệnh chung của toàn dân tộc, đã đi cùng dân tộc trong suốt chặng đường dài của lịch sử xã hội. Đạo Phật nói về sự bình đẳng của chúng sanh, là nguồn tinh thần vững chắc hun đúc cho đạo đức xã hội, đạo đức dân tộc và đạo đức loài người.
Đạo pháp của Phật giáo mang hơi thở của dân tộc ta, đi những bước đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, góp phần không nhỏ vào các giá trị tinh thần, nhân văn của mỗi con người. Đạo pháp xây dựng các chân giá trị làm người thực chất, mà trong tôi, đó là những nguyên lý về nhà Phật đúng nghĩa trong phổ độ chúng sanh, làm cho con người được gần gũi, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
Đạo Phật trong trái tim tôi còn mang đậm tính nhân sinh quan, mở mang nhiều góc độ sự vật, hiện tượng đa diện, đa chiều. Phật giáo góp phần tạo dựng cho tôi mở mang về “sự học”, mà theo tôi, đó là tất cả những gì của thế nhân.
Trong đó, chuỗi hành trình thành Người được chia căn bản thành bốn giai đoạn: trung thành - trưởng thành - quy ẩn - khất sĩ. Trung thành là cái bản ngã đầu tiên mà con người phải đạt được, hay nói cách khác, là nghĩa vụ của cái tôi sâu thẳm của loài người.
Trong chuỗi hành trình ấy, sự học là cái tất yếu ban đầu. Học nghĩa là tự thân vận động, tự thân kiếm tìm những tri thức bổ ích từ nhiều nguồn vật chất và tinh thần khác nhau. Ở đó, sự học là mối liên hệ biện chứng giữa người học và người thầy của mình. Người thầy mà tôi muốn nói đến ở đây có thể là thầy theo đúng nghĩa đen, hay chính là hệ thống những quyển sách tinh hoa, những người bạn tri kỷ, hoặc cũng có thể là từ những người dân bình thường trong hệ thống văn hoá, giáo dục của xã hội.
Đến với Phật giáo, tôi hiểu rõ làm người chính là cái đích của sự học. Làm người không khó, nhưng làm cách nào để thành người mới khó; cách làm người cũng chưa chắc là khó nhưng óc tư duy ra cách để làm người mới thật sự khó. Theo tôi, làm người tức là làm mình, làm cho mình được sáng, được khai mở ("khai minh"), như vậy, biết mình mới là biết người đặng.
Một người được xem là "trung thành" trong sự học và làm người cần lắm sự "điềm đạm" trong "cái dũng" của bản thể họ. "Bất dĩ ngoại vật động kỳ tâm dã" là cái hiểu và cái gọi sơ khai của cái tính "như như bất động", hay nói theo cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần thì "điềm đạm" tức là "tự động". "Tự động" trong tình cảm - dục vọng và - ý chí. Tôi nói thêm, "điềm đạm" của sự học để "làm người" là "tự động tự mình".
Vậy, không học hay học chưa đến nơi đến chốn, hoặc học theo cái phi ngã nghĩa là chưa/không "tự động tự mình", mà chưa/không "tự động tự mình" nghĩa là sự học một cách vô ý thức (cái hành động "náo động"), và rồi kết quả sẽ dẫn tới khôn lường, khó mà giải thoát cái sự học được. Mà khó giải thoát lâu ngày sẽ thành không thể giải thoát, mà không thể giải thoát ắt sẽ không thể làm "người" đúng nghĩa được.
Phật giáo trong chuỗi hành trình đồng hành cùng dân tộc ta, mang lại những giá trị khởi nét đặc sắc, làm cụ thể các bài dạy của Đức Phật đi sâu vào mỗi con người. Tóm lại, Đạo Phật trong trái tim tôi chính là tôi được tìm thấy tôi trong đó, được Đức Phật soi sáng con đường tìm lại các giá trị chân - thiện - mỹ, được hòa cùng hơi thở của dân tộc.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Phạm Hồ Anh Tú; Địa chỉ: Số 174/1 Đường Lái Thiêu 92, Long Thới, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm