Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/11/2019, 08:56 AM

Đạo thầy trò trong Phật giáo

Ngày 20 tháng 11 là ngày tôn vinh các nhà giáo từ cấp sơ tiểu học đến bậc đại học và hậu đại học nói chung. Lễ hội nhà giáo là cách trực tiếp ghi công đức cho việc truyền trao những chìa khóa tri thức, nhằm giúp thế hệ kế thừa có thể tiến xa và vững vàng trên con đường lập nghiệp.

 >>Phật pháp và cuộc sống

I. Đạo làm học trò

Sự phát triển của một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực tri thức của nước đó. Các quốc gia tiên tiến hiện nay được xem là dẫn đầu về giáo dục trên toàn cầu, nguồn ngân sách mà chính phủ họ đầu tư cho giáo dục khá ấn tượng. Nhân cơ hội này, tôi xin chia sẻ đề tài “Đạo thầy trò” trong kinh Thiện Sanh.

Truyền thống giáo dục thời đức Phật buộc tất cả học trò phải đến tận nhà để học. Hiếm nơi nào may mắn trang bị đủ bàn ghế, phương tiện giáo dục như thời hiện đại này. Truyền thống giáo dục của Bà la môn giáo cũng đặt trên cơ sở đó. Upanishad, một tác phẩm quan trọng của triết học Bà la môn giáo, có nghĩa đen là ngồi bên cạnh thầy để học hỏi điều minh triết. Do đó truyền thống học ngày xưa đòi hỏi việc gần gũi. Học từ cái ăn, cái nói, cái gói, cái mở của thầy cô.

Truyền thống giáo dục thời đức Phật buộc tất cả học trò phải đến tận nhà để học. Hiếm nơi nào may mắn trang bị đủ bàn ghế, phương tiện giáo dục như thời hiện đại này. Truyền thống giáo dục của Bà la môn giáo cũng đặt trên cơ sở đó. Upanishad, một tác phẩm quan trọng của triết học Bà la môn giáo, có nghĩa đen là ngồi bên cạnh thầy để học hỏi điều minh triết. Do đó truyền thống học ngày xưa đòi hỏi việc gần gũi. Học từ cái ăn, cái nói, cái gói, cái mở của thầy cô.

Bài liên quan

Bản kinh Thiện Sanh, đức Phật nêu ba tương quan gia đình và ba tương quan xã hội, phác họa bức tranh tổng quát về đạo đức gia đình và xã hội theo quan niệm Phật dạy. Ra đời trong bối cảnh văn hóa của Bà la môn giáo tồn tại trước đức Phật hàng nghìn năm, đức Phật vẫn có cái nhìn rất độc lập về quan niệm nhân sinh, thế giới, đạo đức, và tâm linh. Nghiên cứu bài kinh Thiện Sanh, ta thấy rõ chủ nghĩa nhập thế của đức Phật được trải rộng dài qua các quan niệm về cá nhân, gia đình, xã hội, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu.

Với tương quan đạo thầy trò, đức Phật nêu ra năm trách vụ đạo đức mà tất cả học viên, dù ở bất kỳ cấp học nào, đều phải tuân thủ như nghĩa vụ vừa học lễ, vừa học đức, vừa học văn. Đáp lại, đức Phật cũng dạy năm trách vụ đạo đức mà tất cả thầy cô giáo, những người đại diện cho ngành nghề thiêng liêng nhất trên cõi đời này cần phải cam kết để đảm bảo chất lượng đào tạo đầu ra cho thế hệ kế thừa.

1. Hầu thầy và giúp những thứ cần

Truyền thống giáo dục thời đức Phật buộc tất cả học trò phải đến tận nhà để học. Hiếm nơi nào may mắn trang bị đủ bàn ghế, phương tiện giáo dục như thời hiện đại này. Truyền thống giáo dục của Bà la môn giáo cũng đặt trên cơ sở đó. Upanishad, một tác phẩm quan trọng của triết học Bà la môn giáo, có nghĩa đen là ngồi bên cạnh thầy để học hỏi điều minh triết. Do đó truyền thống học ngày xưa đòi hỏi việc gần gũi. Học từ cái ăn, cái nói, cái gói, cái mở của thầy cô. Dĩ nhiên để mối tương quan đó tốt đẹp, học trò phải có nghĩa vụ làm thị giả, trợ giúp thầy cô giáo những việc cần thiết, để thầy cô khỏi bận tâm làm công việc khác.

Truyền thống giáo dục thời đức Phật buộc tất cả học trò phải đến tận nhà để học. Hiếm nơi nào may mắn trang bị đủ bàn ghế, phương tiện giáo dục như thời hiện đại này. Truyền thống giáo dục của Bà la môn giáo cũng đặt trên cơ sở đó. Upanishad, một tác phẩm quan trọng của triết học Bà la môn giáo, có nghĩa đen là ngồi bên cạnh thầy để học hỏi điều minh triết.

Truyền thống giáo dục thời đức Phật buộc tất cả học trò phải đến tận nhà để học. Hiếm nơi nào may mắn trang bị đủ bàn ghế, phương tiện giáo dục như thời hiện đại này. Truyền thống giáo dục của Bà la môn giáo cũng đặt trên cơ sở đó. Upanishad, một tác phẩm quan trọng của triết học Bà la môn giáo, có nghĩa đen là ngồi bên cạnh thầy để học hỏi điều minh triết.

Bài liên quan

Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn ở thời kỳ bão giá ngày càng tăng tốc, trong khi tiền lương của giáo viên, giảng viên lại quá thấp. Khắp nơi, Sở giáo dục than phiền rằng nếu không cải thiện chế độ tiền lương thì có lẽ trong năm hoặc mười năm nữa, Việt Nam sẽ không còn giáo viên giỏi đứng lớp để truyền trao chìa khóa tri thức cho thế hệ kế thừa. Bởi vì với đồng lương ít ỏi như hiện nay, phần lớn thầy cô giáo sẽ không còn thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu cập nhật kiến thức, giúp học sinh, sinh viên giỏi hơn mình, mà họ phải đi làm thêm. Nhiều nơi ép buộc học sinh, sinh viên học thêm; còn nếu không có các công việc phụ trợ này thì khó tồn tại, đứng nghề, hay bám nghề để giữ sự nghiệp thanh cao này.

Từ năm 1984 đến 1986, tôi học cấp ba tại trường trung học Trần Khai Nguyên, quận 5. Lúc đó, một số thầy cô giáo là Phật tử thường đến thăm chùa Giác Ngộ. Họ đã kể lại những khó khăn mà nhà giáo phải cùng chịu đựng và chia sẻ. Để có thêm nguồn thu nhập, họ phải bốc thăm giành quyền giữ xe cho học sinh của mình. Thầy cô giáo dạy buổi sáng sẽ giữ xe buổi chiều, và thầy cô giáo dạy buổi chiều giữ xe buổi sáng. Số còn lại thì giữ xe vào ca đêm. Ngoài công việc đó, họ hầu như khó tìm được nguồn thu nhập khác. Không phải thầy cô giáo nào cũng may mắn có năng lực hướng dẫn làm cho học sinh thích thú và theo học tại các lớp học thêm. Như vậy, đi tìm nguồn thu nhập ngoài việc dạy thêm hay giữ xe là việc rất khó khăn. Tình trạng đó ngày nay đã được cải thiện. Nhiều thầy cô giáo đã cố gắng làm một nghiệp vụ nào đó, hoặc dạy thêm một môn nào đó, nếu thành công có thể tăng thu nhập.

Việc đi dạy thêm, làm thêm đều khiến giáo viên không còn đủ thời gian nghiên cứu và cập nhật tri thức. Trong giai đoạn phát triển vũ tốc hiện nay, nếu ngừng cập nhật tri thức, thầy cô giáo có thể bị lạc hậu, là điều mà chúng ta không thể tránh.

Một số nước phương Tây có khuynh hướng buộc giới giáo sư, giảng viên nổi tiếng tại trường đại học, trong mỗi năm phải ra một đầu sách mới ở lĩnh vực mà mình giảng dạy. Yêu cầu này là một thúc bách, buộc tất cả những người tham gia công việc đứng lớp, lúc nào cũng phải trang bị cho mình những chìa khóa vạn năng hơn những kiến thức mà sinh viên có thể thu thập từ sách vở và phương tiện truyền thông. Vì lý do đó, đức Phật dạy học trò phải giúp thầy cô những thứ cần, để họ khỏi bận tâm đi làm thêm.

Học trò dù lớn tuổi hơn thầy giáo cũng cần được hướng dẫn về thái độ tôn trọng và quí mến người giảng dạy mình, thì người giảng dạy mới dễ dàng trao chìa khóa tri thức một cách nhiệt tình, không giấu giếm.

Học trò dù lớn tuổi hơn thầy giáo cũng cần được hướng dẫn về thái độ tôn trọng và quí mến người giảng dạy mình, thì người giảng dạy mới dễ dàng trao chìa khóa tri thức một cách nhiệt tình, không giấu giếm.

Bài liên quan

Lương bổng của giáo viên, giảng viên ở những quốc gia tiên tiến, mặc dù không đủ để biến họ thành người giàu như hạng thương gia, nhưng cũng đủ để họ an tâm vì đã có nhà cao cửa rộng, tiện nghi đủ đầy. Thậm chí nhiều trường cấp phát khu nhà ở cho giáo viên, giảng viên thâm niên để họ khỏi vất vả đi xa mà đầu tư thời gian dạy cho sinh viên của mình. Các giảng viên đại học phải có mặt ở trường từ bảy tám giờ sáng đến năm giờ chiều như làm việc hành chính, mặc dù ngày hôm đó chỉ dạy một hoặc hai tiết. Chính sách này giúp giáo viên, giảng viên có thời gian đầu tư cho những thắc mắc, hướng dẫn luận văn, luận án, các bài nghiên cứu. Như vậy, ngành giảng dạy được đầu tư trọn vẹn, chứ không cho bất cứ việc gì khác.

Dĩ nhiên lời dạy đầu tiên này của đức Phật rất khó thực hiện trong giai đoạn hiện nay, ngoại trừ môi trường nội trú, nơi thầy cô giáo cũng ở nội trú, thì việc trợ giúp lẫn nhau có lẽ dễ thực hiện. Mặc dù vậy, thế hệ học sinh vẫn phải nỗ lực chia sẻ, giúp thầy cô giáo đỡ nhọc công làm những việc bên ngoài.

2. Cung kính cúng dường đảnh lễ

Đây là quy định về thái độ ứng xử đối với thầy cô giáo. Cách đây vài ba hôm, báo chí đưa tin, một chủ tịch hội phụ huynh đã rượt đánh cô giáo chủ nhiệm, vì cô giáo phạt sai luật đối với học trò là con ruột của vị chủ tịch hội phụ huynh này. Ông bức xúc, lời qua tiếng lại và có những hành động trở nên phản cảm với ngành giáo dục vốn rất trọng lối ứng xử, đạo đức và nhân cách con người.

Học trò dù lớn tuổi hơn thầy giáo cũng cần được hướng dẫn về thái độ tôn trọng và quí mến người giảng dạy mình, thì người giảng dạy mới dễ dàng trao chìa khóa tri thức một cách nhiệt tình, không giấu giếm. Đường đi của tri thức rất mênh mông. Nếu chúng ta biết và đi đúng quỹ đạo thì thời gian đầu tư ngắn, nhưng kết quả lợi lạc nhiều, và ứng dụng trong xã hội ngày càng cao. Chỉ cần người trao chiếc chìa khóa đúng, ta khắc phục và tiết kiệm rất nhiều thời gian so với nỗ lực cá nhân.

Đức Phật còn dạy đảnh lễ. Dĩ nhiên đảnh lễ của ngày xưa không giống ngày nay. Theo văn hóa Ấn Độ, để bày tỏ lòng tôn kính đối với ai, người Ấn Độ thường cúi thấp người xuống, đặt lòng bàn tay phải của mình lên mô bàn chân người đó; rồi đưa tay đặt lên trán của mình. Chân là công cụ bước đi, có thể giẫm đạp bợn nhơ, do đó thể hiện lòng tôn kính như thế được xem là nể trọng nhất. Đức Phật vẫn khích lệ các học trò thể hiện lòng tôn kính đó.

Đức Phật còn dạy đảnh lễ. Dĩ nhiên đảnh lễ của ngày xưa không giống ngày nay. Theo văn hóa Ấn Độ, để bày tỏ lòng tôn kính đối với ai, người Ấn Độ thường cúi thấp người xuống, đặt lòng bàn tay phải của mình lên mô bàn chân người đó; rồi đưa tay đặt lên trán của mình. Chân là công cụ bước đi, có thể giẫm đạp bợn nhơ, do đó thể hiện lòng tôn kính như thế được xem là nể trọng nhất. Đức Phật vẫn khích lệ các học trò thể hiện lòng tôn kính đó.

Chẳng hạn trong lĩnh vực tin học, để nắm rõ một thao tác nào đó; bằng con đường tự học, ta phải tra khảo các phần mềm tiếng Anh, hoặc mua những quyển sách hướng dẫn bằng tiếng Việt; phải mất vài ba ngày đọc chú thích, tóm tắt, sau đó mới tiến hành làm. Trong khi đó, nếu ta được một người có kinh nghiệm truyền trao thì chỉ trong khoảng vài phút, ta đã có thể nắm bắt tuần tự các bước trước sau. Tự học là để đào sâu và nâng cao; còn những hỗ trợ mang tính cách gợi mở, hướng dẫn để đỡ mất thời gian mà vẫn có kết quả. Vì vậy, ta cần phải nhờ vào thầy cô giáo nhiệt tình, có trách nhiệm truyền trao tri thức.

Thái độ tôn trọng lễ nghĩa sẽ giúp các học trò được thầy cô giáo mến thương, từ đó việc truyền trao và tiếp nhận diễn ra theo một văn hóa lịch sự và có ý nghĩa trong kiếp người.

Bài liên quan

Ở thế giới phương Tây, thầy cô giáo có quyền tuyệt đối cao hơn. Sinh viên nào thể hiện thái độ bất kính khiến thầy cô giáo không hài lòng có thể mời ra khỏi lớp. Tại các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, việc điểm danh diễn ra hàng ngày, ngược lại hoàn toàn với lời đồn đại trong dân gian Việt Nam và những nước đang phát triển, rằng thầy cô giáo ở thế giới tự do không cần điểm danh, nhằm tạo ý thức trách nhiệm của học viên. Người phương Tây quy định, vắng học bao nhiêu tiết sẽ không được thi tín chỉ môn đó. Học viên phải ghi danh học lại. Điều này cũng là một cách tôn trọng tri thức của thầy cô giáo. Dĩ nhiên có một số sinh viên, học sinh xuất sắc, chưa học đã biết, học ít mà hiểu nhiều, tự nghiên cứu cũng có thể trở thành người giỏi; nhưng việc tôn trọng thầy cô giáo bằng thái độ chăm chú lắng nghe, đặt câu hỏi ý nghĩa, khai thác các góc cạnh sẽ tạo thêm hứng thú cho người giảng dạy, từ đó người giảng dạy lại truyền trao cảm hứng học tập cho người học. Còn tôn trọng, cung kính theo dạng bắt đâu ngồi đó, không đưa những thắc mắc, không muốn đào sâu thêm tri thức, ù lì, thụ động, thì chắc chắn đó không phải thái độ cung kính trên tinh thần Phật dạy.

Thái độ tôn trọng lễ nghĩa sẽ giúp các học trò được thầy cô giáo mến thương, từ đó việc truyền trao và tiếp nhận diễn ra theo một văn hóa lịch sự và có ý nghĩa trong kiếp người.

Thái độ tôn trọng lễ nghĩa sẽ giúp các học trò được thầy cô giáo mến thương, từ đó việc truyền trao và tiếp nhận diễn ra theo một văn hóa lịch sự và có ý nghĩa trong kiếp người.

Bài liên quan

Đức Phật còn dạy đảnh lễ. Dĩ nhiên đảnh lễ của ngày xưa không giống ngày nay. Theo văn hóa Ấn Độ, để bày tỏ lòng tôn kính đối với ai, người Ấn Độ thường cúi thấp người xuống, đặt lòng bàn tay phải của mình lên mô bàn chân người đó; rồi đưa tay đặt lên trán của mình. Chân là công cụ bước đi, có thể giẫm đạp bợn nhơ, do đó thể hiện lòng tôn kính như thế được xem là nể trọng nhất. Đức Phật vẫn khích lệ các học trò thể hiện lòng tôn kính đó.

Nếu có điều kiện thì cúng dường, điều này hoàn toàn khác với đút lót, hối lộ để xin điểm. Cúng dường cần được thực hiện tập thể và công khai trên lớp. Chúng ta có thể quyên góp giúp đỡ thầy cô giáo vào những dịp cần thiết. Hiện nay nhiều quốc gia cấm lễ nghĩa này, vì nó đôi khi bị lạm dụng trở thành hủ tục, dẫn đến việc thầy cô giáo không còn công tâm trong giảng dạy, có thể lộ đề cho một số học viên thân thiết.

Trích: Gia đình, xã hội và tâm linh - Ứng dụng kinh Thiện Sanh trong cuộc sống

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm