Đặt tiền công đức ở đâu mới đúng?
Thực chất, chúng ta chỉ cần mang theo một cây “hương” thôi là đủ. Đó là cây hương “tâm”, cây hương thơm và quý giá nhất của mỗi người. Thành tâm quỳ lễ chư Phật ba lạy thật thành kính và trang nghiêm thôi cũng đã hơn ngàn vạn lần những thứ đồ cúng và tiền bạc rải đầy nơi sân chùa kia.
Nghĩ về hai chữ “công” và “đức” của hòm “công đức”
Đi lễ chùa vốn một nét đẹp truyền thống, giàu giá trị văn hóa của người Việt nhưng nay những hình ảnh không hay, đi ngược với những giá trị tốt đẹp, trái với giáo lý của nhà Phật xuất hiện ngày càng nhiều.
Những hành động “không đẹp” ở chốn thiền môn liên tục tái diễn. Tiền lẻ ở khắp mọi nơi, mọi người thi nhau dúi tiền vào tay tượng Phật, gốc cây, tiền bạc vương vãi khắp ban thờ và lối đi, mặc cho thùng tiền công đức được đặt ở ngay cạnh.
Chính điều này đã khiến cảnh quan ở các ngôi chùa trở nên “nhếch nhác” và kém “văn minh” trong mắt du khách thập phương và bạn bè quốc tế. Việc đặt tiền “tùy ý” không chỉ gây phản cảm mà nhiều khi còn vô tình tạo “nghiệp” cho những người có lòng tham, bởi thấy tiền để hớ hênh nên lấy mất.
Hành động “nhét tiền vào tay Phật” hầu hết đều do suy nghĩ vô mình, đó là đưa tận tay thì Phật mới chứng. Nhưng những người làm vậy không hiểu hành động đó lại làm cho cửa chùa mất đi vẻ thanh tịnh vốn có. Phải chăng họ đang áp đặt suy nghĩ trần tục cho các vị Phật, Bồ tát đã chứng quả, giác ngộ và buông xả hết mọi vật chất tầm thường?
“Biết rằng nhân loại sống vì tiền
Có tiền nhân loại mới bình yên
Đồng tiền là phương tiện để sống
Nhưng chớ vì tiền hóa đảo điên”
Công đức phóng sinh: trừ đại họa, khỏi bệnh nặng, có phúc báo lớn
Vậy người đi lễ phải chuẩn bị gì khi đi lễ chùa cho đúng?
Thực chất, chúng ta chỉ cần mang theo một cây “hương” thôi là đủ. Đó là cây hương “tâm”, cây hương thơm và quý giá nhất của mỗi người. Thành tâm quỳ lễ chư Phật ba lạy thật thành kính và trang nghiêm thôi cũng đã hơn ngàn vạn lần những thứ đồ cúng và tiền bạc rải đầy nơi sân chùa kia.
Nếu có sắm đồ lễ thì cũng nên theo khả năng của mình và đặc biệt, đừng “đời” hóa những lễ vật ấy theo cách hiểu của cá nhân mình. Đơn cử như ở Lào và Thái Lan, khi đến chùa họ cầm trên tay những dải hoa được kết từ hoa vạn thọ và vài ba cây nến để dâng lên khấn Phật. Hay ở “đất nước chùa Vàng” Myanmar, lễ vật dâng cúng thật đơn giản, chủ yếu là hoa lài, sen, cúc, hồng.
Thỉnh thoảng, người ta cũng cúng bằng những lễ vật khác như một bát sen được dát bạc, dát vàng. Nhưng những lễ vật ấy đều dựa trên sự cúng dường tự nguyện của các Phật tử và hành động cúng dường cũng rất trang nghiêm, không diễn ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.
Đặt tiền lẻ tại các hòm công đức
Việc cúng dường tại các ngôi chùa đâu nhất thiết phải bằng tiền lẻ và đặt ở nhiều nơi. “Tâm xuất thì Phật biết”, vì vậy thay vì rải tiền, chúng ta có thể đến bàn công đức tại các chùa, đình, đền… đóng góp lòng thành. Hoặc thành tâm nhét tiền vào hòm công đức được đặt sẵn tại các chùa.
Tấm lòng công đức của người đi lễ vốn không ai bàn tính hay đong đếm đến chuyện ít hay nhiều.
Có thể nói, cửa chùa vốn là chốn thanh tịnh, nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc, là nơi mỗi người tìm về với cội tâm của mình. Bước tới cửa chùa đồng nghĩa với việc mỗi người cần giữ tâm lành, ý thiện và phát lòng từ bi đến tất cả mọi người, nhìn đời bằng con mắt yêu thương và giàu lòng nhân ái.
“Từ thuở tới lui dưới mái chùa
Quên đi bóng dáng những hơn thua
Tiếng kinh câu kệ hòa âm điệu
Đức Phật mỉm cười ai thấy chưa?
Xin chắp tay hoa trước Phật đài
Bụi trần buông thả khỏi đôi vai
Nghe sao thanh thản bình yên quá
Hết tiếng sầu thương hết thở dài”
Khi hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật, chúng ta sẽ góp phần nâng cao văn hóa, giá trị của các lễ hội gắn với chùa chiền. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế và văn hóa hiện nay, khi chúng ta đang “bội thực” với đủ các lễ hội và dần mất phương hướng, dẫn đến “chấp nhận” và không phân biệt được với những hành động phản cảm, kém “văn minh” tại chốn thiền môn thanh tịnh.
Chúng ta cần thanh lọc cái tâm và hành động một cách tỉnh thức để truyền thống đi lễ chùa đầu năm sẽ tiếp tục là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tâm linh của mỗi người dân Việt Nam.
“Đã bước chân vào cổng chùa rồi
Bao nhiêu toan tính hãy buông lơi
Để tâm thanh tịnh thân thơ thới
Nét mặt tươi vui nở nụ cười”
> Xem thêm video: "Nguyên nhân của mê tín":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm