Giữ gìn công đức viên mãn
Theo chân Phật, học đạo của Như Lai, là dấn thân vào muôn trùng thử thách và gian nan, để phát khởi từ miền vô minh cho tới bờ Giác Ngộ vinh quang, người Phật tử chúng ta căn bản phải hoàn thiện rất nhiều công đức lành để làm cho cuộc sống của gia đính và xã hội thăng hoa, đạo đức.
Rồi mới nhờ những công đức đó để hỗ trợ trong việc tu tập thiền định của mình. Nhưng làm sao để có thể giữ cho công đức đã làm không bị mai một và viên mãn…
Chiến đấu với bản ngã
Trong kinh Vô Ngã Tướng, Phật đã dạy như thế này :
“Càng công lao vất vả
Càng kiêu mạn chấp công
Thường tự khen lấy mình
Muốn ai cũng phải biết”
Vậy từ đây là thấy, kiêu mạn chấp công là yếu tố tự nhiên của bản ngã con người! Mà thẳm sâu trong trí tuệ Bát Nhã của Chánh Định vi diệu, Phật đã chỉ ra cho chúng sinh để đề phòng, diệt trừ nó!
Đắp xây nền công đức, tạo phước, là một quá trình gian nan và cực khổ. Đi ngược lại với bản ngã, bản năng sinh tồn tự nhiên của con người là thích chiếm giữ hơn là sẻ chia. Thích đàn áp hơn là đỡ nâng, thích nhục mạ hơn là cho lời khen…Do đó, chúng ta biết rằng, hiện thân của ta đời nay, đủ đầy, sung túc, khả ái, gặp được Phật Pháp thì cũng nên hiểu rằng đó là kết tinh của vô lượng những thiện nghiệp xa xưa trong quá khứ. Hiểu như vậy để làm gì? Để chúng ta cần phải thận trọng hơn trong việc gìn giữ công đức cho mình, cho người!
Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma bị mất một chiếc dép?
Từ cổ chí kim, hễ xây thì khó mà phá thì dễ. Một chút kiêu mạn tự hào về việc phước ta vừa làm, sẽ làm tiêu hao một ít một ít. Một chút lời nói khoe khoang của ta về những thiện nghiệp đã gây tạo, đúng lí, quả báo đời sau sẽ rất dồi dào nhưng chỉ vì một chút tự cao và vô minh che lấp, Nhân Quả hiện ra ép ta hưởng phước sớm hơn, và việc hưởng phước đó cũng không có gì vinh hiển, không có gì hạnh phúc! Mà quả báo đó buộc xuất hiện do đời sống của ta tầm thường, không kín đáo, khiêm hạ mà ra!
Khi ở một mình, ta luôn an trú trong những tâm hạnh khiêm hạ. Quán thân tứ đại vô thường, không quan trọng. Luôn nghĩ mình là đất bụi, cỏ rác bên đường, và nghĩ về công đức của Phật, và các vị Bồ Tát trùm hết các cõi giới, vũ trụ để thấy ta chẳng là gì. Thường rải tâm từ bi, yêu thương khắp pháp gới chúng sinh, cõi người, cõi Trời, cõi địa ngục nơi có vô lượng vô số chúng sinh đang bị đạo vì tội lỗi và nghiệp khiên mà họ phải gánh lấy…Rồi từ đó trải lòng tôn kính tuyệt đối lên Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng để công đức tăng trưởng, diệt trừ tâm đố kị, tự cao của bản năng con người. Có như vậy, ta mới mong giữ được từng chút phước duyên cho đời sau không bị hao tổn!
Phật dạy ta trong Kinh Bát Chánh Đạo, mục Chánh Tư Duy rằng :
“Khi đối duyên tiếp cảnh
Luôn tác ý thiện lành
Tự nhắc chẳng có ta
Để mà tham mà giận.
Thường tự răn tự nhắc
Phải biết sống vị tha
Luôn cung kính ái hòa
Không khoe khoang kiêu mạn. "
Do bản năng chi phối, nên hễ ta cứ gặp người là lại muốn hơn người. Muốn ta là tài giỏi nhất. Rồi thấy ai làm được chút gì hay, chút phước, chút việc lành thì ta lại khởi tâm sân hận, ganh ghét. Hoặc ta lại nói lời khoe khoang, tự cao để chứng tỏ mình hơn! Tất cả những ý nghiệp và lời nói đó của ta, vô tình trở thành những con dao vô hình, xén đi bớt những giá trị của công đức mà chúng ta đã dùng công sức gây tạo. Hoặc có khi nặng hơn, lời nói tự cao của ta vượt quá giá trị mà ta đã cống hiến, phụng sự thì lập tức, nhân quả bỗng thành một cơn gió, thổi bay sạch sành sanh thiện nghiệp ta đã tạo gây ! Nghĩ tới đây thôi, thật là đáng tiếc, thật là đáng buồn!
Chúng ta lại nói về một chút trong Kinh Điển, nổi tiếng nhất là tập Kinh Thánh Trí Bát Nhã. Cả một bộ kinh Bát Nhã dày như vậy, đọc rất khó hiểu như vậy, chung quy, đó là những điều mà Phật dạy Bồ Tát và Tỳ Kheo không được chấp công! Làm rất nhiều nhưng không được chấp công! Nếu vị Bồ Tát nào có một ý niệm nhỏ khởi lên trong suy nghĩ, về những công đức mình đã làm thì lập tức trở thành Ma Vương! Nếu vị Bồ Tát nào không chấp công đức của mình đã gây tạo, thì sẽ làm một vị Bồ Tát giới hạnh trang nghiêm, pháp lực bao la, làm đảo cồn nương tựa cho chúng sinh trong toàn thể Vũ Trụ và Pháp Giới!
Nói vậy, để chúng ta hiểu rằng, việc diệt trừ tâm niệm kiêu mạn chấp công cũng khó khăn như từ nơi vô minh đi đến bờ Giác Ngộ vậy! Nhưng không còn con đường nào khác, thưa quí Phật tử, nếu ta không chấp công, thì phước đức ta còn đủ đầy. Nếu ta ngấm ngầm kiêu mạn, tự cao về những thành tựu, những thứ ta dày công tạo ra cho đời cho người, một ngày nào đó, nó sẽ tự nhiên mất đi theo luật Nhân Quả!
Công đức thời đại 4.0
Bệnh tật làm tôi từ bỏ sự kiêu ngạo
Mạng xã hội phát triển, sự bùng nổ về thông tin và công nghệ số đã mở ra hai nhánh rẽ của chuyện Tội Phước! Như tôi đã đề cập ở những bài viết trước, một thong tin sai lệch, một cái gì đó xấu ác, tục tĩu, tha hóa mà ta share lên mạng xã hội, vô tình đi vào lòng người, và tâm trí của nhiều người thì tội của ta cũng rất lớn. Nhưng ngược lại, vì do Nhân Quả là uyển chuyển, linh động và không cứng nhắc, nên nếu ta chia sẻ những công đức của một vị Phật, một vị Bồ Tát, những câu chuyện về lòng đạo đức, từ bi, hay gieo vào tâm chúng sinh những ca từ, lời hay ý đẹp, yêu Tổ Quốc, đồng bào, Đạo Pháp…thì rõ ràng…mạng xã hội là nơi ta vừa giao lưu giải trí vừa làm được phước.
Quay lại vấn đề giữ gìn công đức sao cho viên mãn. Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu những hành vi của rất nhiều trang facebook cá nhân, tổ chức đoàn thể hay làm việc thiện nguyện. Chúng ta nhìn ra một vấn đề rằng, nếu như những hình ảnh, câu chuyện và những bài viết về những chuyến công tác, cứu trợ hay tư liệu liên quan gây ra sự cảm ứng nhất định cho đại đa số cộng đồng mạng xã hội, để đồng qui tâm của họ hướng theo những việc làm tốt của chúng ta thì rất may mắn và hạnh phúc! Tôi dùng từ may mắn ở đây, là muốn nhấn mạnh trường hợp, nếu như những gì chúng ta đăng tải lên mạng xã hội, về những hình ảnh và tư liệu thiện nghiệp đi chăng nữa, mà tâm ta lại ngấm ngầm tác ý tự cao và đua tranh trong đó thì quả thật, một phần công đức đã vô tình rơi ra khỏi cái hồ công đức vốn đang khô khan thiếu thốn của chúng ta!
Phật đã dạy rằng: “Ý dẫn đầu mọi Pháp”. Nên việc ta tác ý trong những bài viết, hình ảnh và tư liệu trên mạng xã hội rất quan trọng. Dù cho đó là những điều tốt đẹp ta đã làm, nay muốn gây sự cảm ứng cho mọi người thì cũng nên cẩn thận. Tránh tâm kiêu mạn ngấm ngầm để phá tan nền công đức!
Thưa quí vị Phật tử, chuyện tạo phước không còn là chuyện bán buôn lấy một đổi mười. Đó là với những ai không phải con nhà Phật nhưng vẫn tin hiểu luật Nhân Quả. Với những là đệ tử của Phật chân chính, thì việc làm phước là một nghĩa vụ của ta từ đời này sang đời khác. Làm rất nhiều nhưng lại xem như là không. Rất vất vả công lao, cũng như khổ đau nơi thân tâm ta nhưng cũng rất nhẹ nhàng, khi cần thì buông bỏ! Lúc nào cũng nghĩ rằng mình đang âm phước, giúp được ai việc gì dù nhỏ cũng phải cố gắng cho tới cùng. Có những điều như vậy trong tâm trí ta, chúng ta mới hy vọng rằng miền phước báo được giữ tròn đầy, không bị tâm tính bản năng của ta chi phối làm cho tan vỡ hết!
Ước mong, ai cũng tinh tấn tu hành, yêu thương lẫn nhau. Siêng năng tạo phước để hòa cùng biển phước của dân tộc, thế giới, nâng tầm phước của chúng sinh vượt qua cơn đại dịch này.
Nguyện cầu Mười Phương Chư Phật, Chư Bồ Tát và Chư Hiền Thánh Tăng từ bi gia hộ!
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm