Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/12/2022, 19:50 PM

Dấu ấn tinh hoa của Phật giáo Việt Nam

Nhân dịp Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022-2027), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Triển lãm 'Phật giáo Việt Nam - Dấu ấn tinh hoa'.

Audio

Triển lãm Phật giáo Việt Nam - Dấu ấn tinh hoa giới thiệu tới công chúng và những đại biểu tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX những hình ảnh, hiện vật với hai chủ đề chính.

Những nhân vật lịch sử tiêu biểu, những danh tăng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo nên những sự kiện lịch sử nổi bật cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. (Ảnh: Lê An)

Những nhân vật lịch sử tiêu biểu, những danh tăng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo nên những sự kiện lịch sử nổi bật cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. (Ảnh: Lê An)

Chủ đề thứ nhất là những nhân vật lịch sử tiêu biểu, những danh tăng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo nên những sự kiện lịch sử nổi bật cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay và những thành tựu nổi bật của Giáo hội trong nhiệm kỳ 2022-2027.

Tiêu biểu như việc hoàn thành bước đầu diện mạo bộ Đại Tạng kinh bằng tiếng Việt với 18 cuốn và nhiều tác phẩm dịch phẩm có giá trị hàm chứa những triết lý sâu sắc từ lời dạy của Đức Phật, thực hiện thành công bước đầu Đề án "Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam: pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc, di sản văn hóa Phật giáo".

Trong số đó, hai đề án pháp phục và ngôn ngữ đã đạt được kết quả: bộ pháp phục Phật giáo Việt Nam và Khóa tụng thống nhất sử dụng trong các nghi lễ chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Triển lãm còn giới thiệu những thành tựu trong việc truyền bá Phật pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo, đặc biệt là các ngôi chùa xây dựng trên 9 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa; hoạt động hợp tác quốc tế lan tỏa những tinh hoa của văn hóa Phật giáo Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới; thích ứng, cập nhật ứng dụng công nghệ, số hóa, góp phần tích cực trong việc hoằng dương Phật pháp nhanh chóng và sâu rộng hơn, nhất là trong bối cảnh đại dịch…

Chủ đề thứ hai giới thiệu những tư liệu, hiện vật, biểu tượng văn hóa Phật giáo dưới các hình thức đa dạng, phong phú để chuyển tải sâu rộng nội dung tư tưởng, triết lý, tinh thần Phật giáo đến với đông đảo tăng, ni, Phật tử và công chúng, tiêu biểu như: các tư liệu về kinh Phật, biểu tượng, vật phẩm Phật giáo là sản phẩm của các làng nghề truyền thống, trên chất liệu đá tự nhiên quý hiếm và những sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa...

Đây là triển lãm đầu tiên giới thiệu được đầy đủ chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và các ban, viện trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập năm 1981 đến nay.

Đặc biệt, những nội dung, hình ảnh, tư liệu, hiện vật... giới thiệu đều là đại diện, là những dấu ấn tinh hoa của Phật giáo Việt Nam, cũng như các hoạt động Phật sự của các ban, viện trung ương, Ban Trị sự Phật giáo 63 tỉnh, thành trong nhiệm kỳ vừa qua.

Qua đó, khẳng định những dấu ấn quan trọng của Giáo hội trong nhiệm kỳ 2017-2022, đồng thời thể hiện sự phát triển toàn diện, toàn quốc và lớn mạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thông qua triển lãm, các tăng, ni, Phật tử hiểu rõ hơn về công tác hoằng pháp lợi sinh, những hoạt động lợi đạo, ích đời và tri ân các thế hệ tiền nhân, trân trọng những thành quả mà các thế hệ tiền nhân đã gây dựng; tiếp tục kế thừa và phát huy trong các nhiệm kỳ tiếp theo, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển, thành tựu viên mãn hơn.

 Dưới đây là một số hình ảnh và hiện vật quý tại triển lãm: (Ảnh: Lê An)

dau-an-tinh-hoa-cua-phat-giao-viet-nam-20221128112545
dau-an-tinh-hoa-cua-phat-giao-viet-nam-20221128112650
dau-an-tinh-hoa-cua-phat-giao-viet-nam-20221128112736
dau-an-tinh-hoa-cua-phat-giao-viet-nam-20221128112829
dau-an-tinh-hoa-cua-phat-giao-viet-nam-20221128112908
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm