Phật Giáo
Thứ năm, 22/10/2020, 15:03 PM

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Khi một người hiểu và tin vào luật nhân quả thì người đó sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Và nếu chúng ta ý thức một cách sâu sắc về quy luật nhân quả, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm có thể xảy ra.

Phật khuyên làm thiện, không làm ác

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan trong cuộc sống, không do bất cứ một ai tạo dựng. Đức Phật là người phát hiện ra quy luật nhân quả nhưng không phải là người tạo dựng ra luật nhân quả. Khi một người hiểu và tin vào luật nhân quả thì người đó sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Và nếu chúng ta ý thức một cách sâu sắc về quy luật nhân quả, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm có thể xảy ra.

Bài liên quan

1. Khi mình thành công bất kỳ việc gì cũng đừng tự hào, vì theo nhân quả, tự hào điều gì, sau đó sẽ mất điều đó luôn. Ví dụ, tự hào mình đẹp, hoặc tài giỏi, một khoảng thời gian nào đó sẽ hết đẹp, hết tài giỏi.

2. Khi thành công điều gì chớ khởi tâm kiêu mạn, thầm cho là tài giỏi hơn người đó chính là hành động tự đốt phước của mình. Do vậy để giữ Phước thì chớ kiêu mạn, coi thường người khác. Người có tâm coi thường, khinh rẻ người khác là người tự chuốc lấy thất bại trong trường đời.

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Đối với người tu, là luôn luôn kiểm soát tâm mình để sửa chữa, khắc phục lỗi lầm của mình, để khi nhìn bên ngoài không còn lời nói, không còn cử chỉ sai lầm, sống hoà hợp thân thiện với mọi người, được rất nhiều người khen ngợi, ngưỡng mộ… thì hãy cẩn thận trước lời khen của mọi người. Lời khen của mọi người là tốt, nhận lời khen, cảm ơn lời khen rất chân thành, xong đừng vui sướng trước lời khen đó, mà phải buông luôn, không chấp giữ lời khen để ngấm ngầm vui sướng. Bởi vì, khi khởi tâm vui sướng trước lời khen của mọi người, bản ngã sẽ lớn mạnh, làm hao tổn công đức tu tập, đường tu sẽ bị chặn lại.

Đối với người không tu, chưa biết Phật pháp, khi được khen quá sung sướng cũng tăng cái tôi, tăng kiêu mạn, sẽ làm tổn phước cực kỳ. Với người có trí tuệ, họ không thích khen, không thích phô trương là vì lẽ đó. Cuộc sống kín đáo âm thầm sẽ cho con người có thêm sức mạnh để chiến thắng mọi khó khăn trên bước đường đời.

Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là trí tuệ? Thế nào là thức?

Lời Phật dạy 20:37 31/12/2024

Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau. Pháp thoại này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo léo thỉnh ý Tôn giả Đại Câu-hy-la nhằm giúp hội chúng sơ cơ nhận ra sự khác biệt này.

Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến

Lời Phật dạy 19:55 29/12/2024

Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh tư duy, tự nghĩ: ‘Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến. Những gì là ba?...'

Không thu nhiếp oai nghi

Lời Phật dạy 13:30 28/12/2024

Cuộc sống của người tu cũng đi, đứng, uống, ăn, ngồi, nằm… giống như bao người. Chỉ khác là, người tu thường phát huy chánh niệm, biết rõ những việc đang làm.

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Xem thêm