Để có thể an nhiên và hạnh phúc hơn
Hỏi: Bạch thầy! Làm sao con có thể an nhiên và hạnh phúc hơn trong cuộc đời?
Đáp:
Con thân yêu! Điều thầy muốn con thấy ra được trong chính tâm mình để có thể trở thành người hạnh phúc hơn và có thể an nhiên tự tại giữa cuộc đời này. Và thầy cũng muốn chỉ ra cho con thấy điều gì làm đánh mất đi sự an nhiên tự tại của chính con giữa cuộc đời này đó là:
Khi con luôn ở trong trạng thái trọn vẹn, nhận biết thì giây phút đó con sẽ thấy mình rất đủ đầy. Con không cần bất cứ điều kiện nào ngoài năng lượng trọn vẹn nhận biết để hạnh phúc cả. Vì khi có sự trọn vẹn nhận biết là có sự đủ đầy trong tâm thức, khi tâm thức đủ đầy thì trạng thái toàn vẹn được hiển lộ. Ở trạng thái toàn vẹn này con sẽ có được một sự bình an, tĩnh lặng, trạm nhiên và bất động vững chắc mà không có ai có thể lấy nó đi.
Nhưng trong cuộc sống thường Nhật ta không nhận ra được trạng thái toàn vẹn này để có được sự bình an, tĩnh lặng, trạm nhiên và bất động là vì ta thường bị hai loại tâm ngăn ngại, cản trở.
Hai loại tâm đó là tâm tham đắm và tâm sợ hãi.
Khi tâm tham đắm xuất hiện thì lòng tham xuất hiện, sự tích trữ, giữ lấy những gì mình thích xuất hiện để có thể cho bản thân cảm giác đủ đầy, toàn vẹn. Nhưng càng tham đắm thì cảm giác thiếu thốn càng mạnh mẽ hơn bên trong do đó không nhận ra được sự đủ đầy bản nhiên sẵn có nơi mỗi chúng ta. Và vì thế đánh mất đi hạnh phúc, bình an tự tại giữa cuộc đời.
Khi tâm sợ hãi xuất hiện là vì sợ mất đi những gì ta đã tích góp suốt thời gian qua. Khi tâm này xuất hiện làm cho chúng ta có khuynh hướng chiếm giữ những gì mình đang có và luôn sợ hãi những điều đó sẽ bị mất đi. Một khi điều mà ta đang chiếm giữ mất đi ta cũng lại có cảm giác trống vắng, thiếu thốn, mất tự tin...
Và vì vậy cảm giác bất an, không đủ đầy, không toàn vẹn lại xuất hiện và ngăn trở ta đến với sự bình an chân thật, hạnh phúc chân thật bên trong. Với tâm sợ hãi này ngăn cản ta đạt đến trạng thái trạm nhiên và bất động, toàn vẹn và đủ đầy.
Vậy một khi con vượt qua được hai thái cực của sự tham đắm và sợ hãi con sẽ đạt được tính toàn vẹn như nhiên của bản thể và sẽ có được hạnh phúc miên viễn không điều kiện luôn hiện hữu trong giây phút đang là.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm