Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/10/2014, 10:50 AM

Để hóa giải cơn giận cần nghĩ nhớ và thực hành pháp nhẫn nhục

Giúp người cũng là giúp mình hạnh phúc, giúp người sẽ được người ủng hộ, giúp người sẽ có nhiều bạn bè. Vậy mới thấy, tình thương luôn chiến thắng sự sân hận, và xua tan đau khổ. 

16h30 ngày 15/09/Giáp Ngọ (08/10/2014), các thành viên công ty Sách Thái Hà và CLB Yêu Sách Thái Hà đã được học hỏi từ thầy Huyền Diệu, tác giả các cuốn sách “Khi hồng hạc bay về” và ”Khi mặt trời lặn” tại nhà sách Thái Hà số 119 C5 phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy.

Được biết thầy Huyền Diệu là Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới. Đó là một vị tu hành với khuôn mặt tươi vui, trang phục nâu sòng đơn giản, ít ai biết được Thầy có công tái thiết vườn Lâm Tỳ Ni; bên cạnh đó Thầy còn xây dựng hai ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đề Đạo Tràng và vườn Lâm Tỳ Ni tại Ấn Độ mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự.

Trao đổi toàn thể nhân viên của công ty Sách Thái Hà, thầy Huyền Diệu bày tỏ tâm nguyện mong muốn thành lập chi nhánh của Sách Thái Hà tại Nepal, Ấn Độ, với toàn bộ sản phẩm sách tâm linh được dịch ra tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác trên thế giới, trước là để góp phần hoằng truyền những tinh hoa của Phật giáo Việt Nam tại Ấn Độ, doanh thu bán sách sẽ trở thành nguồn trợ cấp giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam và Ấn Độ, bên cạnh đó còn góp phần làm giàu tri thức của nhân dân hai nước nói chung.
 
Hai tiếng đồng hồ buổi pháp đàm diễn ra đầy hỷ lạc và thân tình, trong tiếng cười thú vị và những tràng vỗ tay nồng nhiệt của các bạn trẻ Hà Nội. Lối diễn đạt khi giảng giải của Thầy giản dị, dí dỏm và gần gũi với cuộc sống.

Thầy Huyền Diệu hướng dẫn các bạn trẻ tu tập sao cho bản thân họ được an vui và hơn nữa còn kiến tạo được cuộc sống thanh bình, hòa ái để đem đến hạnh phúc cho nhiều người. Để an vui, con người ta cần chiến thắng tính sân hận trong tâm mình trước tiên, sau đó đến tâm tư người khác.
 
Đức Phật dạy “Chiến thắng vạn quân trên chiến trường không vẻ vang bằng chiến thắng chính bản thân mình”. Vũ khí để chiến thắng đối với đạo Phật là tình thương, để có thể khắc phục tính sân hận của mình và người khác. Để có thể hóa giải cơn giận, phật tử cần nghĩ nhớ và thực hành pháp Nhẫn nhục Ba la mật:

“Ai chửi mắng thì ta giả điếc
Chờ cho người hết giận ta khuyên
Chữ nhẫn hoà ta để đầu tiên
Thì đâu có mang câu thù oán
Việc hung dữ thấy vừa thấp thoáng
Chữ từ bi ta diệt nó liền
Sự oán thù đáp lại chữ hiền
Thì thù oán tiêu tan mất hết”

Vậy thì ta giả điếc và chờ cho người hết giận bằng cách nào? Chúng ta cần điều chỉnh hơi thở của mình luôn giữ được đều đặn và sâu để có thể điều hòa lý trí và cảm xúc. Sau đó tự quán chiếu cái ngã của mình bao gồm bốn đại, năm uẩn đều không phải thật có, ý thức cái ngã của mình không thật có, mình sẽ nhìn ra được họ đang sân hận thật đấy, song không thấy họ có thể xâm phạm gì đến mình được.

Thầy nêu ra một cách thức thực tiễn giúp các bạn trẻ hóa giải sự nóng nảy của người khác khi họ đến nhà tìm mình, khi họ nổi cơn giận lên là bên trong nội tâm và thể chất của họ đang bị tổn thương âm thầm và nặng nề mà họ không biết, vậy thì họ giận là quyền của họ, việc của mình là đồng cảm và giúp họ chữa lành bệnh sân hận. Người ta thường dập lửa bằng nước, chúng ta dập lửa giận trong tâm người bằng một cốc nước cam mát lạnh kính cẩn mời người. 

Dù con người ta vẫn còn tham sân si thật, nhưng trong sâu thẳm trong mỗi người ai cũng muốn được yêu thương và được đối xử tử tế, được tôn trọng; bởi vậy họ cũng như chính mình, mình cũng chính là họ nếu chưa biết đến Phật pháp. Là phật tử, thì khả năng của mình là đồng cảm và yêu thương, còn về người khác như thế nào là việc của họ. 

Và để có thể bao dung và thương yêu, chúng ta cần học hạnh kiên nhẫn. Mình mang ra mời họ một cốc nước cam mà họ vẫn chưa hết giận, thì mình mời thêm cốc thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7. Song đến khi uống cốc nước cam thứ 8 mà họ vẫn chưa hết giận, thì còn một cách duy nhất là chúng ta gọi bác sĩ về khoa thần kinh.
 Thầy Huyền Diệu
Nhẫn nhục để từ bi, đồng cảm để yêu thương, tu như vậy sẽ có kết quả là gương mặt thần thái của mình luốn tươi vui, phúc hậu. Mình đã có hạnh phúc nội tâm để có thể chia sẻ với người khác. 

Ý thức về thiên chức yêu thương và chia sẻ của phật tử bắt nguồn từ việc tin nhân quả. Lý nhân quả là cốt lõi của đạo Phật nói riêng, và dù thuộc bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào, không ai tránh được quy luật nhân quả. Phật tử làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng cần tin và nhớ nhân quả để mình và người đều được hạnh phúc. Vì sao vậy?

Bởi mình biết mọi việc làm, lời nói, ý nghĩ không tốt đều tạo nên nghiệp xấu chiêu cảm mình đến cảnh khổ trong tương lai, vậy mình cẩn trọng để không làm khổ người, thì ngay trong giây phút hiện tại đây mình đã cảm thấy hoan hỷ và an yên, và mình giữ giới để không vi phạm luật pháp địa phương, mình được bảo vệ và an ổn.

Bên cạnh đó, được làm bạn với những người tin vào nhân quả, bất cứ ai cũng cảm thấy an toàn và họ luôn được giúp đỡ. Vậy nên mình có niềm tin chân chính vào nhân quả để sống đời đạo đức, mình sẽ có rất nhiều bạn bè, đó là niềm hỷ lạc lớn lao đối với mỗi người. Bạn bè rất quan trọng đối với cuộc sống con người.
 
Để sống tốt, chúng ta còn là phật tử tại gia, nên cần ổn định cuộc sống về cơ bản trước. Thanh niên Việt Nam không thua kém thanh niên các nước trên thế giới về sự chăm chỉ và sự sáng tạo, thông minh. Chỉ cần chúng ta hướng sự nghiệp theo con đường Chính mạng và Chính nghiệp, thì sẽ nhìn thấy trước mắt nhiều cách kiếm tiền một chính đáng và đàng hoàng.

Ví dụ như chúng ta bán những gì mà ở địa phương chưa có, ở Ấn Độ món đậu phụ vẫn còn khá lạ lẫm, giờ phật tử Việt Nam tại Ấn Độ mang hạt giống trồng đậu sang gieo trồng tại Ấn Độ, rồi làm đậu phụ bán, đó là một ví dụ về cách kinh doanh hiệu quả và đảm bảo chính mạng, chính nghiệp. Vì đậu phụ là món đặc sản của Phật giáo ở Việt Nam, rất tốt cho sức khỏe và nội tâm, vì lượng đạm trong đậu phụ còn cao hơn lượng đạm của thịt bò, bên cạnh đó loại thức ăn này còn giúp làm giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư, củng cố hệ xương. 

Song, để kinh doanh và đối nhân xử thế thành công theo quan điểm của đạo Phật, thì chúng ta làm gì giúp người khác cần xuất phát từ tâm thành, tâm thành sẽ được thể hiện qua sự kiên nhẫn và thiện chí mong muốn điều tốt đẹp cho người khác, ví dụ như việc bán đậu phụ cho người giúp tăng sức khỏe. 

“Tâm xuất Phật biết”, vì Phật tức tâm, tâm tức Phật. Mỗi lần bạn khởi ý niệm muốn làm điều gì đó tốt đẹp giúp đỡ mọi người, là thêm một lần vị Phật trong tâm bạn càng hiện lên rõ hơn, Phật tính hiển bày rạng ngời hơn. Vậy nên chúng ta thường khuyên nhau rằng làm việc tốt thì chư Phật hoan hỷ và chư Thiên trợ giúp là vậy, vì luôn luôn là tâm mình sẽ luôn vui vẻ vì được giúp người, được sống là người có ích, quả thật “an ủi lớn nhất đời người là bố thí”; và trong bất cứ xã hội nào, người nào làm việc tốt đều được đông đảo mọi người ủng hộ. Đó chính là những vị Phạm thiên hóa thân để trợ duyên cho mình. 

Giúp người cũng là giúp mình hạnh phúc, giúp người sẽ được người ủng hộ, giúp người sẽ có nhiều bạn bè. Vậy mới thấy, tình thương luôn chiến thắng sự sân hận, và xua tan đau khổ. Tình yêu thương là vũ khí tự thân của phật tử để chiến thắng tam độc tham sân si của chính họ, sao cho tình yêu thương đến với những người khác lại trở thành những đóa sen tinh khôi. 

Diệu Hòa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm