Để không mê tín
Để không mê tín, phải có chánh tín, đấy là nguyên tắc. Chánh tín đến không dễ dàng, đấy là quá trình tìm cầu chân lý, kết tụ từ công phu học Đạo gian nan, và ánh sáng tới đây, bóng tối lùi đến đấy.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Giáo hội đã có những chủ trương và nỗ lực chống mê tín, và bản chất giáo lý Phật giáo là đoạn lìa mê tín, hướng đến niềm tin chân chính và đúng đắn có tính khoa học dựa trên căn bản nhân – quả, niềm tin này có thể được quảng đại quần chúng chia sẻ bất chấp có cùng tôn giáo hay không, và tính khoa học của giáo lý nhà Phật nằm ở đấy.
Nhưng, để có chánh tín – hay nói một cách khác - để không mê tín, thực không hề dễ dàng, sở đắc niềm tin chân chính và đoạn lìa mê chấp sai, mê tín, là cả một vấn đề sinh – tử đối với sứ mệnh của Phật giáo. Không xua được vô minh, bóng tối cũng có nghĩa rằng không đưa được ánh sáng đến cho tâm mỗi người. Một tâm mê lầm vô minh tà kiến dứt khoát không thể cùng dung chứa trong ấy ánh sáng Phật pháp nhiệm mầu, hai cực ấy không thể cùng song hành tồn tại kiểu “sống chung với lũ” như ngoài đời người ta thường nói.
Để không mê tín, phải có chánh tín, đấy là nguyên tắc. Chánh tín đến không dễ dàng, đấy là quá trình tìm cầu chân lý, kết tụ từ công phu học Đạo gian nan, và ánh sáng tới đây, bóng tối lùi đến đấy. Khi đã hiểu và tin sâu lý nhân – quả chi phối mọi sự, ta không còn cầu xin viễn vông phước lộc, và mất lòng tin nơi bùa chú, xin xăm, bói quẻ cùng vô số hình thức mê tín khác vì hiểu nó trái với quy luật nhân – quả có gieo mới có hái, có trồng mới có ăn. Ta cũng đồng thời mất lòng tin ở những giải thích thiếu khoa học về các hiện tượng tự nhiên vốn thịnh hành từ thời mông muội của loài người, thực ra đã “bị” các ngành khoa học tự nhiên đẩy lùi từ rất lâu, như là ma trơi (sự đốt cháy phốt -pho), các sang chấn tâm lý gây mê sảng hoang tưởng được gán cho thần linh... Giải thoát khỏi những mê chấp dạng này, tinh thần ta sáng sủa hơn rất nhiều, mà thực ra đấy là thường thức khoa học mà thôi.
Chánh tín có người bạn tốt, đồng hành, chính là các ngành khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống. Các nhà khoa học từ cổ chí kim, đông – tây được coi như những vị Bồ Tát hiện sinh để diễn giải sự tồn tại thế giới, đời sống con người, hiện tại vị lai..đúng chính tín, đúng như nó tồn tại và vận động, không xuyên tạc bóp méo hay lồng ghép để diễn giải các nội dung “thêm vào” với động cơ khác. Khoa học là kẻ thù của mê tín, tất nhiên.
Tu sĩ, Phật tử có học, học càng cao thì sự tiếp thu giáo lý nhà Phật càng thuận, điều đó lại một lần nữa chứng minh tính khoa học của Phật giáo. Đức Chí Tôn phác thảo về mọi sự theo cách riêng, kể cả vũ trụ, và các nhà bác học làm hiển lộ và rõ ràng hơn, đại chúng hơn, chi tiết hơn phác thảo ấy khiến lời Phật đi vào cuộc sống như những chân lý gần gũi nhất, ai cũng có thể chấp nhận. Người học càng cao càng có nhiều khả năng trở thành con ngoan của nhà Phật và tất nhiên, càng ít – chỉ “ít” mà thôi - vướng mê tín.
Quay lại thời mông muội của lịch sử nhân loại, từ một loài vượn cổ, tổ tiên loài người ngơ ngác trước mọi sự, từ tiếng sấm sét được gán cho một vị thần, đến đời sống chung chạ không văn minh và thiếu vắng tổ chức nhà nước. Rồi xuất hiện ngôn ngữ sơ khai, công cụ lao động, tổ chức xã hội nguyên thủy...nhân loại chập chững đi hoài lên văn minh. Sự tiến hóa không thuận buồm xuôi gió, những con người vẫn có tiến bộ. Những tập tục hủ lậu, dã man, những niềm tin phi lý... dần dần bị mai một một cách tự nhiên hay có chủ ý của các tổ chức đấu tranh vì sự tiến bộ, của nhà nước hay, tôn giáo. Người ta chung tay chống lại bóng tối mê tín cho dù gian nan. Đời sống kinh tế thấp, chiến tranh, dân trí… là những nghịch duyên khiến công cuộc bài trừ mê tín không có hiệu quả như mong muốn.
Ở xứ ở chúng ta, mê tín và hậu quả của nó thuộc hàng TOP trên thế giới, đơn giản vì Việt Nam vẫn còn trong nhóm quốc gia kém phát triển về mọi mặt, điều kiện thuận lợi để mê tín tồn tại và “phát triển” hãy còn.
Tết vừa mới qua, nhìn lại mới hãi: chi phí cho những khoản cầu phước – lộc, hên xui tại gia và các đền chùa miếu mạo cộng lại thành một con số khủng khiếp, có thể thừa để xây dựng các đại công trình phục vụ nhân sinh. Trong vạn vạn người quần là áo lụa hành hương ở mọi miền đất nước có bao nhiêu phần trăm bà con hướng về Phật về lòng tìm cầu chân lý giải thoát và bao nhiêu phần trăm “đi” như sự thôi thúc của thói quen, sức mạnh của đám đông lòng mong cầu mê tín ở sự “lại quả” của Thánh Thần từ cúng bái hậu hĩ của mình!? Một khảo sát công phu theo hướng này sẽ khiến những người có trách nhiệm buồn lòng: xã hội ta là một xã hội mê tín, hay nói chính xác và cẩn trọng hơn - một bộ phận quan trọng người dân (và...) mê tín, bộ phận quan trọng ấy là bao nhiêu?
Đã vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bước sang nền kinh tế tri thức, thành tựu nghiên cứu khoa học tự nhiên đã có những bước nhảy vọt về chất đáng mừng: xây dựng được bản đồ gen người, làm chủ công nghệ nhân bản sinh học, hoàn thiện công nghệ hạt nhân, khám phá sâu sắc cấu trúc vũ trụ, phổ cập trông nghệ truyền thông đa phương tiện...
Nhưng, ở xứ ta, ước lượng chi phí cho những khoản tạm gọi là “phí mê tín” vẫn chót vót, nếu cho rằng chi tiêu vàng mã, thí vàng, cầu hồn gọi xác, thần chú... ngang với chi tiêu lương thực của một vùng cũng không là nói ngoa. Hãy chứng kiến một lễ: từ tang thuộc hàng đại gia: người ta vung tiền chi cho thánh thần ma quỷ, cho cõi âm ngang với quỹ nhân đạo từ thiện của một vùng. Chủ nhân của những khoản chi ấy có thể - có thể thôi - không phạm pháp, nhưng chắc chán nhân vật ấy không có chánh tín, không nhân quả và phước báo, không biết cách tạo phước cho vong linh người quá cố, và không hiểu rằng mình đang làm ngược lại những việc lẽ ra phải làm. Người ta chi tiền mồ hôi không tiếc để đấy linh hồn người khuất - là thân nhân mình - rời xa hơn cõi tốt, xa hơn nơi có thể yên tịnh và siêu thoát. Họ không có hiểu biết đúng, mê tín.
Từ một xã hội được hướng dẫn không hợp lý về lòng tin tôn giáo, sang một thực trạng hỗn mang về lòng tin, cả hai đều không đáng mừng. Chánh tín là một quá trình, đành phải kiên trì chờ đợi....
Hãy học tập, học văn hóa khoa học – kỹ thuật, và học Phật, để có chánh tín, rời xa mê tín, từng bước một.
Từ hôm nay...
Nam mô A Di Đà Phật!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm