Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Để trở thành Phật tử và người xuất gia

Quan trọng việc xuất gia là để thực tập theo lời Phật dạy, cầu giải thoát mọi đau khổ phiền não và hướng dẫn chia sẻ Phật pháp đến cho mọi người.

Là Phật tử, điều kiện tối thiểu là mình quy y Tam Bảo và thọ trì 5 giới. Nếu chưa quy y và thọ giới thì mình chưa phải là Phật tử. Và quan trọng hơn là mình học Phật pháp thật kỹ lưỡng, thực hành theo đúng lời Phật dạy để hiểu và thấy rõ vận hành tâm ý thì mình không rơi vào đường mê tín, dị đoan, lầm lạc và không bị kẻ khác dẫn dắt. Tu tập theo Phật, mình sẽ được bình an, hạnh phúc, mình hiểu được chính mình, hiểu người khác và mình sẽ vơi bớt phiền não, si mê, sân hận mỗi ngày. Đó là nói về Phật tử tại gia.

Nói về người xuất gia, chư Tăng Ni cũng là Phật tử thọ tam quy ngũ giới đàng hoàng trước khi phát nguyện xuất gia. Nếu mình chưa từng thọ tam quy ngũ giới thì mình phải thọ trì tam quy ngũ giới trước khi được Thầy bổn sư chấp nhận làm người tập sự xuất gia trong ngôi chùa, trong tự viện. Chùa gọi những vị này là chú tiểu, chú điệu, làng mai gọi là người tập sự xuất gia. Cho nên xin mọi người nhất là hàng Phật tử phải hiểu thật rõ thế nào là Phật tử, thế nào là xuất gia, chứ không phải tự nhiên mà trở thành Phật tử được và không phải cạo đầu, đắp y, ôm bát là trở thành sư, thầy đâu.

xuat gia tho gioi

Ai cũng có quyền học Phật pháp, ai cũng được khích lệ thực tập theo lời Phật và ai cũng có quyền cạo đầu, mặc y và ôm bát nhưng không thọ tam quy ngũ giới thì không phải Phật tử và không được thầy chấp nhận, làm lễ xuống tóc cạo đầu (thế phát) xuất gia, thọ giới sadi thì không phải người xuất gia trong nhà Phật.

Trong thời gian tập sống đời Sadi vài năm, có khi hơn 10 năm, chú được quý Thầy giáo thọ dạy về 24 thiên uy nghi, 10 giới Sadi, nếp sống phạm hạnh và học Phật pháp căn bản thì Bổn Sư mới cho chú thọ giới tỳ kheo, bên nữ là tỳ kheo ni trong 1 đại giới đàn có tam sư thất chứng thì lúc ấy vị ấy mới được gọi thầy, là sư.

Chư tăng ni thời Phật chỉ đi khất thực để sống và để gieo duyên Phật pháp với mọi người, 1 lần 1 ngày từ 9 giờ đến trước 11 giờ trưa. Chư tăng ni thọ thực ăn cơm trước giờ ngọ. Sau ngọ là không ăn nữa.

xuat gia

Bình bát của người xuất gia gọi là ứng lượng khí nghĩa là vừa đủ và phải có nắp. Khi đi khất thực từng nhà, có ai cùng dường thì mình mới mở nắp bình bát và người ấy đặt thức ăn vào bát. Ngay lúc tiếp nhận cúng dường, chư tăng ni thầm cầu phúc cho thí giả hoặc niệm Phật hoặc đọc lời kinh…. Nếu mình thấy đủ thức ăn rồi thì mình không mở bát nữa. Cứ như vậy mình đi khất thực từng nhà, có khi 1 mình có khi đi một đoàn.

Người cúng dường cũng phải biết phép cúng dường, rất thành kính và từ tốn, hết lòng thương quý Tam Bảo. Khi bát của thầy sư cô chưa mở hoặc không mở thì thí chủ dừng lại cúng dường cho vị ấy. Nghĩa là chưa đúng lúc cúng dường hoặc thầy nhận đủ rồi. Cho nên người nhận cúng dường, người cùng dường và vật cúng dường phải thanh tịnh rỗng không gọi là tam luân không tịch thì đúng pháp cúng dường thọ thực. Đời sống thiểu dục tri túc là nếp sống tăng đoàn.

Tóm lại, quan trọng việc xuất gia là để thực tập theo lời Phật dạy, cầu giải thoát mọi đau khổ phiền não và hướng dẫn chia sẻ Phật pháp đến cho mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Một viễn ảnh không xa

Xiển dương Đạo pháp 10:15 05/11/2024

Một viễn ảnh thế giới vị lai đầy hương hoa của chánh pháp sẽ không xa lắm khi con người tự biết cải thiện lấy mình bằng chánh pháp.

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm