Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/09/2023, 12:10 PM

Đến Tây Ninh dịp trung thu, vạn trải nghiệm hấp dẫn chờ đón du khách ở núi Bà Đen

Dự Hội Yến Diêu trì cung tại Toà Thánh, lên núi Bà Đen dâng đăng mùa đoàn viên và xem triển lãm nghệ thuật độc đáo – đó là những trải nghiệm không thể bỏ lỡ trong mùa trung thu năm nay tại Tây Ninh.

Đỉnh núi Bà Đen lung linh khi đêm về. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Đỉnh núi Bà Đen lung linh khi đêm về. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Tham dự Hội Yến Diêu trì cung tại Toà Thánh

Hội Yến Diêu trì cung là lễ hội lớn nhất trong năm của đạo Cao Đài được tổ chức vào dịp Tết trung thu hàng năm. Chính lễ diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, nhưng thông thường các tín đồ Cao Đài từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Toà Thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. 

Tại đây, du khách sẽ được hoà vào không khí vừa trang nghiêm, vừa sôi động với những nghi thức truyền thống đặc trưng của đạo Cao Đài như lễ Rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương, Long Mã, Tứ linh (rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng), múa phụng hay đội nhạc sắc tộc diễu hành… Đặc biệt, các tín đồ thuộc các họ Cao Đài cả trong và ngoài tỉnh sẽ trưng bày những phẩm vật cầu kỳ, sinh động gồm tứ linh (long, ly, quy, phượng) được làm từ trái cây – đây là những vật phẩm độc đáo mà bạn hiếm có cơ hội được chiêm ngưỡng ở nơi nào khác ngoài Tây Ninh. 

Toà Thánh rộn ràng trong Hội Yến Diêu trì cung. Ảnh: Hà Thế Bảo

Toà Thánh rộn ràng trong Hội Yến Diêu trì cung. Ảnh: Hà Thế Bảo

Mùa Trung thu năm nay, Lễ hội Yến Diêu trì cung sẽ được tổ chức rất lớn, hội tụ hàng ngàn tín đồ Cao Đài trên khắp cả nước về dự tại Tây Ninh. Không khí lễ hội vừa uy nghiêm, vừa lộng lẫy, vừa rộn ràng tại nội ô Toà Thánh sẽ là trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Tây Ninh trong mùa Trung thu này.

Xem biểu diễn nghệ thuật và dâng đăng mừng mùa đoàn viên trên núi Bà Đen

Mùa Trung thu tại Tây Ninh không chỉ tưng bừng tại Toà Thánh Cao Đài, mà còn rộn ràng trên núi Bà Đen với không gian được trang hoàng độc đáo bằng những chiếc đèn kéo quân khổng lồ mang biểu tượng của ngọn núi thiêng cùng hàng trăm chiếc đèn lồng sắc màu rực rỡ. Chương trình nghệ thuật Lễ Hội Trăng Rằm diễn ra vào các buổi sáng ngày 28 và 29/9 (tức 14 và 15/8 âm lịch) sẽ mang đến một mùa lễ hội sôi động với các hoạt động biểu diễn trống hội, múa lân, múa rồng, sáo trúc… đặc sắc.

Nghi thức dâng đăng sẽ được tổ chức vào tối 16/8 Âm lịch trên núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Nghi thức dâng đăng sẽ được tổ chức vào tối 16/8 Âm lịch trên núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Vào buổi tối ngày 16/8 âm lịch, du khách sẽ cùng thực hành nghi thức thả hoa đăng cầu bình an cho gia đình và thắp sáng nguyện ước cho một mùa đoàn viên trọn vẹn. Hàng trăm ngọn đăng lấp lánh trôi trên mặt nước giữa quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cùng 3.500 ngọn đèn led thắp sáng khắp đỉnh núi tạo nên không gian thiêng liêng kỳ ảo cho ngọn núi được mệnh danh là “đệ nhất thiên sơn”. 

Núi Bà Đen mùa Trung thu cũng là cả một thiên đường hoa rực rỡ sắc màu với hơn 50.000 cây hoa để du khách ngoạn cảnh và check-in. Bên cạnh đó là một miền cổ tích với khu vườn huyền bí được tái hiện với rất nhiều mô hình đèn mặt trăng kích thước khác nhau hội tụ cùng các đèn đom đóm năng lượng mặt trời, tạo nên một không gian vô cùng ảo diệu.

Tham quan triển lãm Phật giáo và Lá sen Việt

Đến núi Bà Đen dịp trung thu năm nay, du khách còn có cơ hội được mục sở thị hơn 50 pho tượng cổ có niên đại lên tới hàng nghìn năm từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam trong triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”. Triển lãm do Phạm Nghiêm Trai tổ chức tại Trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, và sẽ diễn ra suốt từ dịp Trung thu cho đến đầu tháng 11 dương lịch. 

Tôn tượng “Quán âm thuỷ nguyệt” sẽ được trưng bày tại triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”. Ảnh: Phạm Nghiêm Trai

Tôn tượng “Quán âm thuỷ nguyệt” sẽ được trưng bày tại triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”. Ảnh: Phạm Nghiêm Trai

Triển lãm trưng bày từ những tôn tượng là quốc bảo của nhiều quốc gia, những cổ vật nguyên bản được Phạm Nghiêm Trai sưu tầm gìn giữ, cho đến những tuyệt tác đương đại từ các nghệ nhân là những đại sư quốc gia nổi tiếng trong làng điêu khắc Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…. Tại đây, du khách còn có dịp thưởng thức nghệ thuật trà đạo giữa không gian Phật giáo thanh tịnh, nơi những tách trà sen thơm ngát và nghệ thuật thưởng trà sẽ mang đến cảm giác thư thái và hạnh phúc thực sự giữa đỉnh núi thiêng.

Triển lãm Lá Sen Việt được tổ chức từ 14/8-25/8 âm lịch trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Lá Sen Việt

Triển lãm Lá Sen Việt được tổ chức từ 14/8-25/8 âm lịch trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Lá Sen Việt

Bên cạnh triển lãm “Tây Bổ Đà vô lượng đại bi hoá thân”, từ 14/8-25/8 âm lịch, triển lãm Lá Sen Việt cũng được tổ chức với rất nhiều tác phẩm làm từ lá sen bằng công nghệ xử lý đặc biệt và đầy tính sáng tạo như tranh sen, các sản phẩm lưu niệm, tượng đặt bàn, các sản phẩm nội thất, thực phẩm từ sen… Với triển lãm này, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị khi mục sở thị các nghệ nhân viết thư pháp trên lá sen, vẽ tranh hoa sen, vẽ tranh chú tiểu và tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên lá sen, hay thưởng thức trà cổ ướp trong bông sen giữa không gian thanh tịnh trên đỉnh núi thiêng.

Theo văn hoá Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hoá hồn nhiên, là tượng trưng cho sự thanh cao vô nhiễm của người tu hành. Triển lãm Lá Sen Việt trên đỉnh núi Bà Đen vì thế sẽ là không gian độc đáo để du khách được sống chậm lại và tìm kiếm sự thư thái, an yên trong tâm hồn trong mùa Trung thu năm nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Xem thêm