Thứ ba, 09/03/2021, 09:03 AM

Đi chùa cầu nguyện – Một nét đẹp ngày đầu Xuân

Truyền thống đi chùa lễ Phật, cầu nguyện trong ngày đầu xuân là một nét đẹp tâm linh trong đời sống của người Việt Nam từ bao đời. Lễ Phật đầu xuân, ta như cảm nhận một thế giới bình yên từ vật thể bên ngoài đến ý thức bên trong.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Đời người khởi đầu từ suy nghĩ. Một người sẽ luôn có cả khu vườn mùa xuân nở rộ nếu như tâm từ ái và hạnh lành luôn được nuôi dưỡng và phát triển. Nói như ông J. Krishnamurti, một trong những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của thời đại: “Bạn là thế nào, thì thế giới là thế đó. Vấn đề của bạn cũng là vấn đề của thế giới, bởi vì thế giới là sự phóng chiếu của bản thân chúng ta” cũng như tư tưởng Lăng Nghiêm kinh “Tâm bình thế giới bình, tâm an vạn sự an”.

Điều này có nghĩa thế giới bên ngoài diễn ra trong cuộc đời chúng ta, chính là sự phản chiếu hình ảnh từ thế giới bên trong chúng ta. Hình ảnh đó tạo nên bởi suy nghĩ, tư duy và tâm thức. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc này, chúng ta có thể thấu hiểu giá trị tuyệt vời trong các nghi thức cầu nguyện nói chung và cầu an nói riêng trong sinh hoạt những ngày đầu năm của Phật giáo, cũng như phổ biến trong tập tục, sinh hoạt đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư, thể hiện khát vọng tốt đẹp của mỗi con người. Đó không chỉ là môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn từ bi, trí huệ, tâm thiết tha hướng đến tha nhân, cùng nhau thiết lập nên thế giới hòa bình, an lạc, dồi dào và phát triển mà còn là sự thực hành đầy hiểu biết và trí tuệ của con người.

Truyền thống đi chùa lễ Phật, cầu nguyện trong ngày đầu xuân là một nét đẹp tâm linh trong đời sống của người Việt Nam từ bao đời.

Truyền thống đi chùa lễ Phật, cầu nguyện trong ngày đầu xuân là một nét đẹp tâm linh trong đời sống của người Việt Nam từ bao đời.

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Âm lịch có từ nhà Hạ và lấy 12 địa chi đặt tên cho 12 tháng. Tháng Giêng là tháng Dần được chọn làm tháng đầu năm để người ta ăn Tết. Tết Nguyên đán bắt đầu vào tháng Dần. Một sự lựa chọn rất tuyệt diệu của người xưa, vì lúc đó thời tiết lạnh của mùa Đông vừa hết, nguyên Xuân ấm áp, khí hậu thanh thoát, hoa lá đua tươi, nó hòa nhập vào tâm hồn con người và làm con người như tan biến đi tất cả những gì cực nhọc, buồn phiền sau một năm làm việc vất vả.

Truyền thống đi chùa lễ Phật, cầu nguyện trong ngày đầu xuân là một nét đẹp tâm linh trong đời sống của người Việt Nam từ bao đời. Lễ Phật đầu xuân, ta như cảm nhận một thế giới bình yên từ vật thể bên ngoài đến ý thức bên trong. Lời nguyện cầu an lành thanh thoát, nụ cười an lạc qua hình ảnh của Đức Phật Di Lặc, một cành mai nhỏ nhắn, đơn sơ thắm tình của ngài Mãn Giác: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai”… Tất cả như cho ta một cảm giác an lạc của tâm hồn. Một niềm ao ước khát vọng của dân tộc ta đó là sự hạnh phúc và an vui. Và có lẽ Phật giáo là tôn giáo sớm nhất hòa nhập vào sự khát vọng mang tính nhân bản này.

Từ lâu, hình ảnh đến chùa lễ Phật hái lộc đầu năm đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Dù chỉ mang được một chút lộc nhỏ của chùa trong ngày đầu năm về nhà thì đây vẫn được xem là điều an lành của gia quyến, “một miếng nhà chùa hơn cả vùa dưới bếp”. Những quan niệm, những hình thức trên là cả một quá trình chuyển đổi của tâm thức để vươn tới niềm tin cho chính con người. Con người tin họ sẽ trở thành người tốt, tin họ có thể trút bỏ những gì bất chánh… Niềm tin đó được thông qua hình ảnh thanh thoát mà nhà chùa đã đem lại cho họ qua lời cầu nguyện của ngày đầu xuân.

Khi đi chùa mọi người điều trang điểm rất tươm tất, tao nhã, gương mặt vui tươi thanh thoát để hòa quyện vào không khí trang nghiêm của giây phút cầu nguyện an lành trong ngày đầu năm.

Khi đi chùa mọi người điều trang điểm rất tươm tất, tao nhã, gương mặt vui tươi thanh thoát để hòa quyện vào không khí trang nghiêm của giây phút cầu nguyện an lành trong ngày đầu năm.

Có nên cho trẻ đi lễ chùa hay không?

Luận bàn sự vận hành của cuộc sống trong mối tương quan mật thiết với suy nghĩ, quả thật là ngôn từ không thể nào diễn tả tất cả được, mà điều này cần được trải nghiệm qua thực hành. Đức Phật nói: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Nói về góc độ này, chúng ta càng cảm thấy tự hào và thán phục với dòng tư tưởng giác ngộ mà Đức Phật đã chỉ ra từ hàng ngàn năm trước. Khi chiêm nghiệm sâu sắc tư tưởng của Đức Phật, chúng ta đi vào đời sống trí tuệ của nhân loại qua hàng vạn quyển sách, hàng trăm tư tưởng lớn. Tất cả đều cùng chung một quan điểm muốn thay đổi thế giới bên ngoài thì phải thay đổi suy nghĩ, cái vốn dĩ kiến tạo thế giới bên trong của mỗi người.

Cũng trên cơ sở này, trong đời sống ở Việt Nam và các quốc gia khác nhau trên thế giới, không ít những người luôn thực tập và hướng đến thay đổi tâm thức, kiến tạo lại thế giới bên trong để thay đổi tương lai. Thay đổi suy nghĩ của một con người để họ đạt đến kết quả tốt đẹp từ vật chất hữu hình đến vô hình và tâm thức, đó là công cuộc cách mạng trong tư tưởng. Vì vậy, có nhiều người đã được yêu mến và hâm mộ nhờ giúp đỡ người khác lý giải đúng đắn mối liên hệ mật thiết và vô cùng sâu sắc giữa suy nghĩ, tư duy bên trong để kiến tạo thế giới bên ngoài. Những kiến thức này được vận dụng mang lại lợi ích lớn lao. Khi chúng ta thâm nhập vào đời sống để thể nghiệm và nghiên cứu, tất cả những gì đang diễn ra, chính là sự vận dụng tư tưởng, giáo lý và lời dạy của Đức Phật đã có từ hàng ngàn năm. Nên không ngoa để nói rằng, tất cả những quan điểm này đều nằm trong những tư tưởng Đức Phật đã chỉ ra từ lúc Ngài còn tại thế.

Chúng ta thấy rằng, cầu nguyện, bái sám là một trong những hình thức gắn liền với các phương pháp thực hành và tu tập của đạo Phật. Việc làm này có ý nghĩa sâu sắc về cả thân và tâm. Bởi vì, khi cầu nguyện, một người sẽ đánh thức được dòng suy nghĩ tích cực, thiện lành, để cầu cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc và thịnh vượng. Ngay giây phút này, tâm thức của người cầu nguyện là hết sức tập trung, trang nghiêm và thành thật. Chính giây phút tĩnh lặng với niềm tin thành khẩn đó là môi trường lý tưởng để tâm thức khắc ghi hình ảnh từ thế giới bên trong và phản chiếu nó ra thế giới bên ngoài. Chính điều suy nghĩ tốt đẹp bên trong này sẽ là nguồn năng lượng tốt lành kết nối với các nguồn lực vũ trụ, thông qua một “Luật Hấp dẫn” như có người đã ví von.

Lễ Phật đầu xuân, ta như cảm nhận một thế giới bình yên từ vật thể bên ngoài đến ý thức bên trong. Lời nguyện cầu an lành thanh thoát, nụ cười an lạc qua hình ảnh của Đức Phật Di Lặc, một cành mai nhỏ nhắn, đơn sơ thắm tình.

Lễ Phật đầu xuân, ta như cảm nhận một thế giới bình yên từ vật thể bên ngoài đến ý thức bên trong. Lời nguyện cầu an lành thanh thoát, nụ cười an lạc qua hình ảnh của Đức Phật Di Lặc, một cành mai nhỏ nhắn, đơn sơ thắm tình.

Đi lễ Chùa ngày Tết của dân tộc Việt Nam – một nét đẹp văn hóa tâm linh cần gìn giữ

Cho nên, truyền thống cầu an vào ngày đầu năm mới trong nghi lễ của Phật giáo và trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam mang ý nghĩa đạo đức, nhân văn và là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Một người cầu an thì có ý nghĩa kiến tạo thế giới xung quanh một người; nhiều người cùng gửi một suy nghĩ thánh thiện vào lời nguyện cầu sẽ tạo sức mạnh chiêu cảm lan tỏa vũ trụ. Đây quả là một sự thực hành đầy trí tuệ và mang ý nghĩa thiện lành trong sinh hoạt truyền thống của Phật giáo. Trong truyền thống nghi lễ của Phật giáo, sau giờ đón giao thừa sẽ là thời khóa tụng cầu an. Và đúng ngày mùng 1 đầu năm có lễ vía Đức Phật Di Lặc. Sau đó, các chùa lập Đàn Dược Sư để cầu chư tai tiêu diệt. Theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông, Đức Phật Di Lặc là Đức Phật thị hiện trong tương lai “Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật”.

Vậy tại sao Đức Phật Di Lặc tương lai chưa ra đời mà vào ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm lại là ngày vía Phật Di Lặc? Và tại sao Đức Phật Di Lặc tương lai chưa ra đời mà hình tượng Ngài với nụ cười hoan hỷ, an lạc bên cạnh 6 em bé nô đùa xung quanh đã được người đời miêu tả và tạc tượng để thường xuyên chiêm bái và cầu nguyện? Thiết nghĩ, Đức Phật Di Lặc đã thực sự hiện hữu và tồn tại trong đời sống thực như là một Đức Phật của tương lai, chứ không phải là một Đức Phật trong tương lai mới thị hiện. Vì Đức Phật Di Lặc tượng trưng cho sự an lành, giác ngộ trong cuộc đời khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà không đắm nhiễm, không bị chi phối. Đó là sự chiến thắng bản thân để giác ngộ lẽ sống an nhiên tự tại, chân thật nhất trong kiếp này. Đức Phật Di Lặc là hiện thân Đức Phật sẽ thành trong mỗi người ở tương lai. Đó là niềm mong ước, khát khao mà mỗi người hướng đến. Và Đức Phật Di Lặc hiện hữu trong đời sống với những nghi thức chính thống và trang trọng, chính là khát vọng sâu xa của ý nghĩa “thế giới do tâm tạo”.

Đây chính là điều tuyệt vời và vi diệu thâm sâu trong đời sống của Phật giáo. Nếu không có sự thấu hiểu đủ đầy mà chỉ với cái nhìn vào hiện tượng có thể dẫn đến chấp niệm, khó thấy được bản chất và ý nghĩa tốt đẹp của lòng thành tâm khi cầu nguyện và khát vọng về niềm an vui bất tận trong mỗi một con người, trở thành khát vọng của cả cộng đồng, cả dân tộc cho hòa bình, thịnh vượng của thế giới trong các nghi lễ sinh hoạt truyền thống của Phật giáo!

Truyền thống cầu an vào ngày đầu năm mới trong nghi lễ của Phật giáo và trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam mang ý nghĩa đạo đức, nhân văn và là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tâm linh.

Truyền thống cầu an vào ngày đầu năm mới trong nghi lễ của Phật giáo và trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam mang ý nghĩa đạo đức, nhân văn và là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tâm linh.

Đi chùa cầu nguyện, Lễ chùa đầu năm, Đi chùa Lễ Phật, Nét đẹp ngày đầu Xuân

Người Việt ta có một tín ngưỡng và cũng là thú vui đó là đi chùa cầu lộc đầu xuân. Khi đi chùa mọi người điều trang điểm rất tươm tất, tao nhã, gương mặt vui tươi thanh thoát để hòa quyện vào không khí trang nghiêm của giây phút cầu nguyện an lành trong ngày đầu năm. Một sự bắt gặp giữa tư tưởng đạo Phật với tín ngưỡng nhân gian trong ngày đầu xuân, đó là nụ cười Di Lặc một thế giới cười thì nhân loại dứt khoát sẽ thoát khỏi cảnh đau thương. Và như vậy mùa xuân sẽ tràn ngập muôn phương. Nụ cười Di Lặc là nụ cười của tương lai. Đầu xuân ta cầu nguyện cho mọi người luôn hướng tới cái thiện ở cuộc sống ngày mai. Xuân đến tôi cùng các bạn chúng ta hãy vui cười, cười cho đến mãi cuộc đời. Chúng ta hãy vui xuân trong ý niệm trọn lành và mùa xuân sẽ mãi mãi nơi ta trong nụ cười bất diệt.

Hãy cùng nhau cầu nguyện đại dịch sớm được tiêu trừ, chúng sinh an lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm