Rằm tháng Giêng 'nên ở nhà giữ tâm an thay vì đi lễ chùa' để phòng dịch
Mai là Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, nhiều chùa ở TP.HCM đóng cửa để tránh tập trung đông người. Một số chùa lớn tuy mở cửa nhưng khuyến khích người dân nên ở nhà thay vì đi lễ chùa để phòng dịch Covid-19.
Nhiều chùa ở TP.HCM đóng cửa, tăng ni Phật tử thực hiện ‘5K’ chống Covid
Ý nghĩa việc đi chùa ngày rằm tháng Giêng
Dân gian có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" để nói về tầm quan trọng của ngày rằm đầu tiên trong năm. Giải thích ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng, Hòa thượng Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó tổng biên tập thường trực Báo Giác Ngộ, trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang cho biết một năm có 3 ngày rằm chính là rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10 (còn được gọi là Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên). Người Trung Hoa xưa đã phân chia như vậy, cho đến khi Phật giáo vào Việt Nam thì vẫn giữ 3 cột mốc ngày rằm quan trọng trong năm.
Hòa thượng giải thích thêm, tính theo lịch âm, tháng Giêng là tháng đầu của năm, trong dân gian còn gọi “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, thể hiện tập tục dân gian vì con người làm việc quanh năm mệt mỏi nên họ muốn được nghỉ ngơi, thư thả. Riêng đối với người theo đạo Phật, rằm tháng Giêng quan trọng hơn và thường đi chùa để cầu bình an, vái lạy Phật vì ngày mùng 1 Tết có thể chưa có dịp đi chùa.
Chính vì vậy mà các chùa, ngay cả Pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP.HCM) ngay từ mồng 8 tháng Giêng đã làm lễ khai Kinh Dược Sư để cầu an cho bá tánh. Mặt khác, đầu năm nhiều người cũng thích đi chùa để cầu an, một số khác lại bị ảnh hưởng bởi tập tục xem tốt xấu từ xa xưa, người nào gặp phải sao hạn, không tốt người ta sẽ bị lấn cấn nên đầu năm đi chùa cầu an mới yên tâm.
Tương tự, thầy Thích Chúc Phương cho rằng phần lớn người Việt Nam thường đi chùa đầu năm để cầu mong may mắn, thuận lợi. Trước tiên cầu bình an khỏe mạnh, sau là gửi gắm ước nguyện, đó cũng là một cách để giải tỏa muộn phiền sau một năm làm việc vất vả.
Nên ở nhà vào rằm tháng Giêng thay vì đi chùa để phòng dịch
Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ năm 2020 là năm thiên tai dịch bệnh, phần lớn người đến chùa thường tâm sự chuyện làm ăn không được suôn sẻ nhưng ông bà người Việt mình có câu “Người sống hơn đống vàng”. Vì vậy, trải qua 1 năm đại dịch mà mình vẫn bình yên, những người làm ăn thì bệnh dịch quanh năm khiến kinh doanh khó khăn nhưng mình nên chia sẻ với xã hội, tự an ủi mình được sống bình yên đã quý lắm rồi.
“Nhìn vào thế giới có thể thấy ở nước mình vẫn còn rất ổn. Trong môi trường sống con người phải giữ sự thân thiện với nhau trước trong thời buổi hòa bình thì đến khi có thiên tai dịch bệnh thì các cộng đồng vẫn rất trân quý giúp đỡ nhau. Bá tánh nên ở nhà bái Phật 3 lạy giữ được tâm an, ông bà mình đã nói thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba mới tu chùa”, Hòa thượng chia sẻ.
Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo theo quan điểm Phật giáo
Còn với Phật tử, Hòa thượng Thích Giác Toàn khuyên mọi người nếu đến thì bái Phật 3 lạy rồi về, có thể bỏ qua việc tụng kinh vì dịch Covid-19, phải để ý giãn cách an toàn, đứng nhóm 2 người chứ không tụ tập đông người.
Theo thầy Thích Chúc Phương, đối với Phật giáo, rằm tháng Giêng để đánh dấu 1 năm mới nên cũng không đặt nặng việc cúng kiếng, với những người cúng tại nhà, mâm cúng có hoa, trái cây, nước là đủ.
Về việc ăn chay, thầy Thích Chúc Phương cho biết: “Ngày 15 là ngày rằm cũng là ngày tốt nên nhiều người không sát sinh, chuyển qua ăn rau củ cũng là một cách để thanh lọc cơ thể bớt đi tính ác tính xấu. Ăn chay là cách bảo vệ môi trường và dương sinh trị bệnh nhưng phải ăn đúng phương pháp và chọn lọc đúng thì mới có thể chữa bệnh, thanh lọc cơ thể”.
Nguồn: Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm