Diễn biến dịch COVID-19 tới 6h sáng 11/8
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 192.686 trường hợp mắc COVID-19 và 3.943 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 20,2 triệu người, trong đó tăng mạnh nhất ở các điểm nóng như Mỹ, Brazil, Ấn Độ.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam
Tính đến 6 giờ ngày 11/8, Việt Nam, có tổng cộng 847 ca mắc COVID-19, trong đó 318 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 389 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 165.983. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.628; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 27.472; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 132.883 trường hợp.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 9 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 36 ca; số ca tử vong: 15 ca; số ca điều trị khỏi là 399 ca.
Nhân mùa An cư 2020 nghĩ về COVID-19
Diễn biến dịch COVID-19 tại một số nước trên thế giới
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 20.219.517 ca, trong đó có 737.495 người thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 13.025.362 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 64.743 ca và 6.456.660 ca đang điều trị tích cực.
Số ca mắc trên toàn cầu đã vượt qua mốc 20 triệu người sau 19 ngày từ mức 15 triệu người ngày 22/7 và tăng từ 10 triệu ca lên 15 triệu ca sau 24 ngày. So sánh với thời điểm đại dịch mới bùng phát, thế giới đã ghi nhận 100.000 ca (ngày 6/3) sau 3 tháng 19 ngày và 1 triệu ca (ngày 3/4) sau 26 ngày.
Dù thế giới đã có hơn 20 triệu ca mắc và gần 750.000 ca tử vong tại hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định thế giới vẫn còn hy vọng để chặn đứng đại dịch. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ với nỗi đau và mất mất lớn của thế giới, nhưng nhấn mạnh "vẫn có những tia hy vọng màu xanh và chưa bao giờ là muộn để đẩy lùi đại dịch".
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tính đến 6h sáng 11/8 (theo giờ VN) đã lên tới 5.241.895 triệu người, bao gồm 166.067 ca tử vong. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, người đứng đầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh tại Chicago Charles Evans khuyến cáo Chính phủ Mỹ cần triển khai thêm một gói cứu trợ để đảm bảo người lao động có thể ở nhà an toàn.
Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Brazil ghi nhận số ca mắc COVID-19 đã lên tới 3.057.470 ca (tăng thêm 21.888 ca trong 24 giờ qua), trong đó có 101.752 người tử vong (tăng thêm 616 ca).
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo nước này sẽ gia hạn tình trạng báo động quốc gia thêm 30 ngày do dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm tại nước này. Đây là lần gia hạn thứ 5 kể từ khi biện pháp này lần đầu được ban bố vào ngày 13/3. Theo thống kê chính thức của Bộ Y tế Venezuela, trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ có thêm 844 ca mắc, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 25.805 người, trong đó có 233 ca tử vong.
Tại châu Âu, một số nước tiếp tục đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai. Các nhà chức trách Anh ngày 10/8 cho hay nước này đã ghi nhận 1.062 ca mắc mới, con số cao nhất kể từ cuối tháng 6 vừa qua, trong bối cảnh nhiều khu vực tại Anh đã áp đặt lệnh phong tỏa mới và gia tăng quan ngại bùng phát làn sóng COVID-19 thứ hai. Trước đó, ngày 8/8, Anh ghi nhận 758 ca mắc mới.
Tại châu Á, ngày 10/8, Ấn Độ thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận 53.016 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, mức cao nhất thế giới trong ngày, và 1.007 ca tử vong. Theo thống kê, tổng số ca nhiễm và tử vong của Ấn Độ hiện là 2.267.153 ca và 45.353 ca. Đáng chú ý trong số bệnh nhân nhiễm mới có cả cựu Thủ tướng Pranab Mukherjee.
Chính quyền thành phố Tokyo của Nhật Bản phát hiện thêm 197 ca mắc trong 24 giờ qua, giảm so với 331 ca mắc mới trong ngày trước đó. Trên toàn đất nước Nhật Bản, trong 24 giờ qua có thêm 1.443 ca mắc, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên gần 50.000 ca, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.
‘Vắc-xin’ tinh thần đối trị làn sóng dịch Covid thứ 2
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 10/8 thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 49 ca, trong đó có 35 ca nhập cảnh, 14 ca lây nhiễm trong cộng đồng đều ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Cùng ngày, chính quyền thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại các khu vực có nguy cơ trung bình ở thành phố này sau khi nhiều ngày qua không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Tại Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), giới chức y tế đã ghi nhận thêm 69 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 4.148 ca. Trong số các ca nhiễm mới, có 67 ca nhiễm trong cộng đồng. Hiện vẫn còn 1.052 bệnh nhân trong bệnh viện, với gần 100 trường hợp nghiêm trọng. Tổng số ca tử vong tại Hong Kong hiện vẫn là 55 ca.
Australia thông báo đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất từ khi bùng phát dịch, dù số ca mắc mới tại tâm dịch của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần qua. Giới chức tại bang Victoria, tâm điểm của đợt dịch COVID-19 thứ hai tại Australia, cho biết đã có 19 người tại bang này tử vong trong 24 giờ qua. Nhiều bang khác của Australia cũng tiếp tục thông báo số ca mắc mới và tử vong, theo đó nước này ghi nhận số ca tử vong trong một ngày cao nhất. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, bang Victoria ghi nhận 322 ca mắc mới, con số thấp nhất kể từ ngày 29/7 vừa qua. Tính đến 6h sáng 11/8, Australia đã ghi nhận tổng cộng 21.407 người mắc và 314 người tử vong.
Cu Ba trao tặng thuốc, vật tư y tế và cử chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19
Australia thông báo đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất từ khi bùng phát dịch, dù số ca mắc mới tại tâm dịch của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần qua. Giới chức tại bang Victoria, tâm điểm của đợt dịch COVID-19 thứ hai tại Australia, cho biết đã có 19 người tại bang này tử vong trong 24 giờ qua. Nhiều bang khác của Australia cũng tiếp tục thông báo số ca mắc mới và tử vong, theo đó nước này ghi nhận số ca tử vong trong một ngày cao nhất. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, bang Victoria ghi nhận 322 ca mắc mới, con số thấp nhất kể từ ngày 29/7 vừa qua. Tính đến 6h sáng 11/8, Australia đã ghi nhận tổng cộng 21.407 người mắc và 314 người tử vong.
Tại Trung Đông, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, trong đó nhiều quốc gia tiếp tục ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới. Iran tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 ở Trung Đông, với 2.132 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 328.844. Tổng số ca tử vong đã lên tới 18.616 sau khi ghi nhận thêm 189 ca. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo nước này sẽ tiếp tục phải đương đầu với đại dịch ít nhất 6 tháng nữa, trước khi có vaccine hữu hiệu.
Iraq ghi nhận số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh xâm nhập. Bộ Y tế nước này công bố 3.484 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 153.599 ca. Số ca tử vong tại quốc gia Trung Đông này tăng thêm 72 ca lên 5.464 ca trong khi số ca khỏi bệnh tăng thêm 2.015 người lên 109.790 người.
Tại khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) ngày 10/8 thông báo quyết định cho phép cổ động viên tham dự các sự kiện thể thao cũng như học sinh lên lớp học đầy đủ.
Cùng ngày, chính quyền Malaysia đã ghi nhận thêm 11 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.094 ca, trong đó có 5 ca "nhập khẩu" và 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này cho biết đã ghi nhận thêm 6.958 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 136.638 ca. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất tại quốc gia Đông Nam Á này. Số ca tử vong đã tăng thêm 24 ca lên 2.293 ca. Thủ đô Manila là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 4.163 ca nhiễm mới trong ngày 10/8.
Trong khi đó, Campuchia đã ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 251 ca. Tất cả các ca mới đều là ca nhập khẩu. Hiện Campuchia chưa có ca tử vong nào do COVID-19.
>Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm