Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/09/2015, 10:05 AM

Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (P.2)

Ānandena (आनन्देन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của ānanda  (आनन्द) ở dạng giống đực. Ānanda ((आनन्द),(A Nan Đà)) là người nổi tiếng với trí nhớ phi thường. Trong hàng đệ tử của đức Thế Tôn, Ngài được gọi là Đa văn bậc nhất.


तद्यथा   स्थविरेण  च  शारिपुत्रेण, महामौद्गल्यायनेन  च  महाकाश्यपेन  च  महाकप्फिणेन  च  महाकात्यायनेन  च  महाकौष्ठिलेन  च  रेवतेन  च   शुद्धिपन्थकेन  च  नन्देन  च  आनन्देन  च राहुलेन  च  गवांपतिना  च  भरद्वाजेन  च  कालोदयिना  च  वक्कुलेन  च  अनिरुद्धेन च |

Tadyathā sthavireṇa ca śāriputreṇa, mahāmaudgalyāyanena ca mahākāśyapena ca mahākapphiṇena ca mahākātyāyanena ca mahākauṣṭhilena ca revatena ca śuddhipanthakena ca nandena ca ānandena ca rāhulena ca gavāṃpatinā ca bharadvājena ca kālodayinā ca vakkulena ca aniruddhena ca |

Tadyathā (तद्यथा) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: như thế này, như sau, như là, đó là…
 
Sthavireṇa (स्थविरेण) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của sthavira (स्थविर). Sthavira (स्थविर) có những nghĩa được biết như: nhỏ gọn, dày, dày đặc, cũ, xưa, nhà sư cao tuổi nhất hay sư lão.

Ca (च) là giới từ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa được biết như: cả hai; cả cái này lẫn cái kia,và, cũng vậy, hơn nữa, như vậy, nhưng, thật ra, thật vậy, tuy nhiên, chắc rằng, đúng vậy… 

Śāriputreṇa  (शारिपुत्रेण) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của śāriputra (शारिपुत्र) ở dạng giống đực. Śāriputra ((शारिपुत्र),(Xá Lợi Tử)) được coi là người có trí tuệ bậc nhất trong hàng Thanh Văn đệ tử của đức Phật Thích Ca. (Trưởng lão Xá Lợi Tử).

Mahā (महा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của mahā (महा) ở dạng giống cái. Mahā (महा) có những nghĩa được biết như: to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ, phong phú… 

Maudgalyāyanena (मौद्गल्यायनेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của maudgalyāyana (मौद्गल्यायन) ở dạng giống đực. Maudgalyāyana ((मौद्गल्यायन), (Ðại đức Mục Kiền Liên)) được Đức Phật khen và đại chúng công nhận là Thần thông bậc nhất.

Kāśyapena (काश्यपेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của kāśyapa (काश्यप) ở dạng giống đực. Kāśyapa ((काश्यप),(Ðại đức Ca diếp)) được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ nhất. 

Kapphiṇena (कप्फिणेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của kapphiṇa (कप्फिण) ở dạng giống đực. Kapphiṇa ((कप्फिण),(Kiếp Tân Na)) thông hiểu thiên văn bậc nhất nên được gọi là bậc Tri Tinh Tú đệ nhất.

Kātyāyanena (कात्यायनेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của kātyāyana (कात्यायन) ở dạng giống đực. Kātyāyana ((कात्यायन), (Ca Chiên Diên)) là người từng được đức Thế Tôn khen ngợi trong những người thuyết pháp và trong các đệ tử Phật, Ngài được gọi là bậc Luận Nghị đệ nhất.

Kauṣṭhilena (कौष्ठिलेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của kauṣṭhila (कौष्ठिल) ở dạng giống đực. Kauṣṭhila ((कौष्ठिल), (Câu Hy La)) là người học rộng, vấn đáp lanh lợi nên được gọi là bậc Vấn Đáp đệ nhất.

Revatena (रेवतेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân củarevata (रेवत) ở dạng giống đực. Revata ((रेवत),( Ly bà đa)) là người được gọi là bậc Vô Đảo Loạn bậc nhất và Tri Huyễn đệ nhất, bởi vì những Phật pháp mà Ngài nói ra là chính xác, không lầm loạn. 

Śuddhipanthakena (शुद्धिपन्थकेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của śuddhipanthaka (शुद्धिपन्थक) ở dạng giống đực. Śuddhipanthaka ((शुद्धिपन्थक),( Châu Lợi Bàn Đà Già)) là người đệ tử thiếu trí tuệ, nhưng được Đức Thế Tôn chỉ dạy và nhờ vào sự cố gắng kiên trì tu tập và không ngại mình dốt nên lâu ngày được chứng ngộ, do đó Ngài được gọi là bậc Nghĩa Trì bậc nhất.

Nandena (नन्देन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của nanda (नन्द) ở dạng giống đực. Nanda ((नन्द),(Nan Đà)) được đức Thế Tôn chỉ cho thấy tham dục là nguồn gốc của khổ đau và Ngài đã giác ngộ được điều này mà chuyên tâm nhập định. Trong hàng đệ tử của đức Thế Tôn, Ngài được gọi là bậc Nghi Dung đệ nhất.

Ānandena (आनन्देन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của ānanda  (आनन्द) ở dạng giống đực. Ānanda ((आनन्द),(A Nan Đà)) là người nổi tiếng với trí nhớ phi thường. Trong hàng đệ tử của đức Thế Tôn, Ngài được gọi là Đa văn bậc nhất.

Rāhulena (राहुलेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của rāhula (राहुल) ở dạng giống đực. Rāhula ((राहुल),(La Hầu La))là người học nhiều mà không sinh ngã mạn. Do có hạnh nhẫn nhục và sự tu tập về lòng từ mà Ngài đã trở thành một đệ nhất về hạnh hiếu học trong hàng đệ tử của Đức Thế Tôn.

Gavāṃpatinā (गवांपतिना) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của gavāṃpati (गवांपति) ở dạng giống đực. Gavāṃpati ((गवांपति),(Kiều Phạm Ba Đề)) là người có phong cách điềm đạm, khoan hòa độ lượng, không bao giờ tranh cãi với ai. Ngài  được gọi là bậc được trời cúng dường bậc nhất.

Bharadvājena (भरद्वाजेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của bharadvāja(भरद्वाज) ở dạng giống đực. Bharadvāja((भरद्वाज), (Ca phạm ba đề)) là người dùng nhiều cách giải thích để chỉ đường cho những kẻ lạc hướng, biết không tham nhiễm dục vọng và thực hành Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, sống an lạc một đời. Ngài được Đức Thế Tôn dạy làm phước điền cho chúng sanh thời Mạt Pháp.

Kālodayinā (कालोदयिना) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của kālodayin (कालोदयिन्) ở dạng giống đực. Kālodayin ((कालोदयिन्), (Ca lưu đà di)) là người đệ tử  đã hiểu được ý nghĩa của việc xuất gia tu hành thực sự do Đức Thế Tôn chỉ dạy và đã làm chủ được tâm ý của mình, từ đó Ngài lấy thân mình làm gương, ngôn hạnh, oai nghi để cảm hóa chúng sanh nên được người ta gọi là Giáo hóa bậc nhất.

Vakkulena (वक्कुलेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của vakkula (वक्कुल) ở dạng giống đực. Vakkula ((वक्कुल),(Bạc Câu La)) là người cao lớn tráng kiện, luôn luôn giữ thái độ tĩnh mặc, chuyên tâm trong việc an tọa tham thiền, tu trì công đức nhẫn, khỏe mạnh sống lâu nên được người ta gọi là Thọ mạng bậc nhất.

Aniruddhena (अनिरुद्धेन) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân của aniruddha (अनिरुद्ध) ở dạng giống đực. Aniruddha ((अनिरुद्ध),(A Na Luật)) là em họ của đức Thế Tôn. Khi nghe kinh pháp thường hay ngủ gật và sau khi bị đức Thế Tôn quở trách, Ngài thật can đãm, tinh tấn, tu tập theo một pháp môn của Đức Thế Tôn suốt bảy ngày bảy đêm không ngủ và đã thành công nhưng  lại bị mù mắt vì dụng công quá độ. Ngài được người ta gọi là Thiên nhãn bậc nhất, phước đức, nhọc nhằn học hành.

Gom ý Việt:

तद्यथा   स्थविरेण  च  शारिपुत्रेण, महामौद्गल्यायनेन  च  महाकाश्यपेन  च  महाकप्फिणेन  च  महाकात्यायनेन  च  महाकौष्ठिलेन  च  रेवतेन  च  शुद्धिपन्थकेन  च नन्देन  च आनन्देन  च राहुलेन  च  गवांपतिना  च भरद्वाजेन  च कालोदयिना  च वक्कुलेन  च  अनिरुद्धेन  च |

Tadyathā sthavireṇa ca śāriputreṇa, mahāmaudgalyāyanena ca mahākāśyapena ca mahākapphiṇena ca mahākātyāyanena ca mahākauṣṭhilena ca revatena ca śuddhipanthakena ca nandena ca ānandena ca rāhulena ca gavāṃpatinā ca bharadvājena ca kālodayinā ca vakkulena ca aniruddhena ca |

Ðó là Trưởng lão Xá Lợi Tử, Ðại đức Mục Kiền Liên, Ðại đức Ca Diếp, Kiếp Tân Na, Ca Chiên Diên, Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Ca Phạm Ba Đề, Ca Lưu Đà Di, Bạc Câu La, A Na Luật.

Trích trong Tinh hoa Phật học
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm