Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/02/2020, 07:53 AM

Diệt đế và cái Đẹp

Cái Đẹp theo Mỹ học được xác lập trên cơ chế thăng bằng nội tại, hài hòa, một thể thống nhất giữa hình thức với nội dung thì Niết-bàn là sự thể hiện hài hòa giữa nhận thức của chúng ta với quy luật, giữa hành vi sống với nguyên tắc sống, giữa cảm thọ với những đối tượng cảm thụ.

> Ý nghĩa Diệt đế theo tinh thần Đạo Phật

Diệt đế: dịch nghĩa từ nguyên chữ: Nibbana; dịch âm: Niết-bàn. Vậy Niết bàn là gì? Hay hỏi cách khác Đẹp theo Phật học là gì?   Một câu hỏi ra vẻ đơn giản và khá tự nhiên, nhưng càng trả lời nhiều thì càng nhiều rắc rối. Vì rằng, Niết bàn đơn giản, chúng ta chưa có kinh nghiệm này. Câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Cá vẫn là một minh họa sống động cho kết luận này. Làm sao cá hiểu nổi khái niệm đất liền là gì! Dù rùa có dùng hữu ngôn hay vô ngôn thì cá cũng đành chịu thôi! 

Chúng ta, cũng vậy, không thể nào hiểu Niết bàn là gì khi chưa thật chứng Niết bàn. Ngôn ngữ không phải bất lực trong diễn đạt mà do chúng ta chưa có kinh nghiệm Niết bàn, thì dù diễn đạt bằng phương tiện nào cũng chỉ là một ảo giác về nó. Câu chuyện Rùa và Cá cốt để cảnh tỉnh cho những ai đi tìm chân lý trên bình diện ngôn ngữ chứ không nói đến cái bất lực trong cung cách diễn đạt của ngôn từ - tác dụng của ngôn từ là diễn đạt. Đó là cái dụng chứ không phải bản thể, cái thể của ngôn ngữ cũng thường tự tịch diệt tướng; thường vắng lặng.

Đẹp là sự vắng mặt của tham, sân, si, sự đổ vỡ của thế giới hữu ngã.

Đẹp là sự vắng mặt của tham, sân, si, sự đổ vỡ của thế giới hữu ngã.

Trên đại thể, nếu không muốn nói "Pháp nhĩ như thị" thì chúng ta vẫn có quyền giả lập Niết-bàn trên bình diện ngôn ngữ qua tương quan với khổ. Như vậy Niết bàn là sự chấm dứt khổ; điều này quá rõ ràng trong các kinh. Nói theo Mỹ học là sự giải phóng triệt để cái bi. Niềm vui của sự chấm dứt khổ này mà kinh điển đã không ngớt thốt lên rằng: đó là hạnh phúc tối thượng và rằng bước đi hướng về mục đích ấy điều có niềm vui không bao giờ giảm:

"Vui thay, chúng ta sống

Không bệnh, giữa ốm đau

Giữa những người bệnh hoạn

Ta sống không ốm đau."

(Thích Minh Châu dịch, kinh Pháp Cú, câu 198}

Vô minh là nguồn khổ. Chính vô minh tạo nên ảo giác về ngã rồi chấp thủ vào nó; dù chấp thủ vào Niết-bàn, Phật, thì vẫn là chấp thủ.

Vô minh là nguồn khổ. Chính vô minh tạo nên ảo giác về ngã rồi chấp thủ vào nó; dù chấp thủ vào Niết-bàn, Phật, thì vẫn là chấp thủ.

Cái Đẹp theo Mỹ học được xác lập trên cơ chế thăng bằng nội tại, hài hòa, một thể thống nhất giữa hình thức với nội dung thì Niết bàn là sự thể hiện hài hòa giữa nhận thức của chúng ta với quy luật, giữa hành vi sống với nguyên tắc sống, giữa cảm thọ với những đối tượng cảm thọ. Nếu cái bi theo Phật học là sự tha hóa bởi tham dục, vô minh thì cái Đẹp là sự đổ vỡ toàn bộ thiết kiến của vô minh và tham dục. Như thế, Đẹp trong Phật học là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở:

"Không sở hữu, chấp trước

Ta nói người, Niết bàn."

(kinh Lăng Già. Trích Phật học khái luận T.C.T.)

Không còn tham dục khát ái:

"Do đoạn tận khát ái

Được gọi là Niết bàn."

(kinh Lăng Già. Trích Phật học khái luận T.C.T.)

Là sự giác ngộ, thấy như thật, sự đổ vỡ của vô minh:

"Này Mahamati, Niết bàn là thấy như thật."'

(kinh Lăng Già. Trích Phật học khái luận T.C.T.)

Đẹp trong Phật học là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở.

Đẹp trong Phật học là sự giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở.

Nói tóm lại, Đẹp là sự vắng mặt của tham, sân, si, sự đổ vỡ của thế giới hữu ngã. Tất cả những gì gây nên đau khổ, khi chúng bị đoạn trừ là Niết bàn, là Đẹp. Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến theo lộ trình ấy cho đến lúc viên mãn. Niết-bàn, như vậy là giác ngộ, giải thoát khỏi những cùm xích của ngã và ngã sở. Đó là cái Đẹp. Một cái Đẹp như vậy thường được tán thán với những ngôn từ diễm lệ:

"Một hoa sen bừng nở trong biển trí, không chút bợn phiền não, như vầng nhật nguyệt đánh bạt hết bóng vọng tưởng, như vầng trăng dập tắc lửa tội lỗi nung đốt người đời."-- (Mã Minh, Phật sở hành tán, trích Thiền luận I, Trúc Thiên dịch).

Như thế cái Đẹp rực sáng trong nhân cách, trong nhận thức bằng sự phủ định tất cả những gì gây nên khổ đau. Tuy nhiên, những nghĩa trên về cái Đẹp chỉ cho ta khái niệm cái Đẹp trong tư cách tiêu cực. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm giá trị tích cực của nó được thể hiện trong tư tưởng Đại Thừa.

"Như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị đẳng mạt cứu cánh." -- (kinh Pháp Hoa)

Vô minh là nguồn khổ. Chính vô minh tạo nên ảo giác về ngã rồi chấp thủ vào nó; dù chấp thủ vào Niết bàn, Phật, thì vẫn là chấp thủ. Còn ý niệm trước tướng vào một cái gì thì vẫn bị trói buộc bởi ý niệm đó; còn bị vô minh chi phối. Do vậy, Niết bàn ở đây được thể hiện trong tinh thần vô đắc, vô sở đắc.

"Vô hữu Niết bàn Phật

vô hữu Phật Niết bàn

Viễn ly giác sở giác

Thị nhị tất câu ly."

(kinh Lăng Già)

Bỏ cho đến không có cái để bỏ, để đạt đến cái giữ tất cả mà không giữ một cái gì. Do đó trú ở tất cả mọi chốn mà không trú ở chỗ nào là Niết bàn (Vô trú xứ Niết bàn). Với vô chấp, vô trú, vô trước tướng thì ở đâu cũng an nhiên tự tại, ở đâu cũng là đạo tràng thanh tịnh; cao lâu tửu điếm giai vi thanh tịnh đạo tràng. Từ đó cho thấy một tư tưởng vô cùng siêu phóng của Phật giáo. Đó là: sanh tử tức Niết bàn, phiền não tức Bồ đề. Niết bàn như thế là sự siêu việt lên mọi vọng tưởng lưỡng biên để thành tựu tuệ giác Bát nhã. Bằng cái nhìn này thì thấy mọi hiện hữu đúng như nó đang là; chư pháp thật tướng. Bây giờ tất cả mọi hiện tượng đúng nguyên hình của nó. Nó như thế; như thị:

"Như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị đẳng mạt cứu cánh." -- (kinh Pháp Hoa).

Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chiến thắng mình thì xã hội sẽ trở nên hạnh phúc. Chiến thắng mình là chiến thắng của vô ngã.

Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chiến thắng mình thì xã hội sẽ trở nên hạnh phúc. Chiến thắng mình là chiến thắng của vô ngã.

Niết bàn được định nghĩa qua sự vắng mặt những khái niệm: ly dục, ly tham, vô trước tướng, vô chấp... như trên không có nghĩa là trạng thái hư vô của những người chủ trương hư vô chủ nghĩa. Nhưng, nếu những gì do vọng tưởng, tham dục tạo nên sự trói buộc trong đau khổ thì vắng mặt chúng là thoát khỏi sự trói buộc bức xúc và sự quấy nhiễu của nó. Nói cách khác là tham sân si không còn là đối tượng; "ba đào vô nộ tái không châu." (Nguyễn Công Trứ).

Để đạt đến trình độ này, rõ ràng phải có một bản lĩnh tự nội vững chãi. Bản lĩnh ấy là một quá trình tự vượt thắng, một kỳ công của chiến tích loại trừ khổ đau; cái bi. Đây là cuộc chiến đấu không để lại dấu vết thành bại, được mất; chiến thắng chính bản thân mình. Một cuộc chiến đấu gay go gấp vạn lần ngoài bãi chiến trường. Lẽ thường chúng ta dễ dung túng mình, dễ tha hóa mình hơn là vượt thắng chính mình. Do vậy, tự chiến thắng mình là một chiến công được ca ngợi, được xứng tụng:

"Dầu tại bãi chiến trường

Thắng ngàn ngàn quân địch

Tự thắng mình, tốt hơn

Thật chiến thắng tối thượng."

(Thích Minh Châu dịch, Pháp cú kinh, câu 103)

Con đường giải thoát là con đường đi đến Niết-bàn.

Con đường giải thoát là con đường đi đến Niết-bàn.

Nếu mỗi người trong chúng ta biết tự chiến thắng mình thì xã hội sẽ trở nên hạnh phúc. Chiến thắng mình là chiến thắng của vô ngã. Chiến thắng kẻ khác là chiến thắng của hữu ngã. Chiến thắng của vô ngã sẽ đem lại sự tự tại, giải thoát, an lạc. Thực tại này thường được thể hiện qua các từ ngữ chân thường; là siêu việt khái niệm thường và vô thường, chân lạc; là siêu việt cả khổ lẫn vui, chân ngã; là siêu việt cả ngã lẫn vô ngã, chân tịnh; là siêu việt cả nhiễm lẫn tịnh và nó còn mang nhiều tên gọi khác nhau tùy theo phương diện hoạt động: Boddhi: Giác; chỉ vào sự xả trừ vô minh, Niết bàn; chỉ cho sự vắng bặt những nhiễu động của phiền não, tịch tịnh; chỉ cho sự đoạn trừ tham dục, không; nghiêng về phần nhận thức hơn và trong nghĩa khác là con đường giải thoát.

Con đường giải thoát là con đường đi đến Niết bàn. Nói theo Mỹ học là con đường đi đến cái Đẹp. Đây là phạm trù thứ tư trong Tứ Thánh Đế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Niệm Phật theo phương pháp nào để có kết quả mau chóng?

Kiến thức 17:16 29/03/2024

Bằng phương pháp nào để ta niệm Phật có kết quả mau chóng? Niệm Phật gồm có bốn cách: thật tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật và trì danh niệm Phật.

Những lý do bạn nên đi chùa

Kiến thức 15:35 29/03/2024

Đi chùa sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thần.

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Xem thêm