Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/10/2024, 10:37 AM

Điều gì xảy ra khi một người nhận diện được mình luôn mới?

Mỗi ngày đều mới. Mỗi giây phút đi qua đều mới. Con người và thế giới luôn mới và luôn sinh ra. Mới và sinh ra trong từng sát-na sống động và kỳ diệu.

Từ thế giới vật chất cho đến thế giới tâm tư, không có một cái gì bất biến hay đứng yên. Cơ hội làm đẹp và làm mới luôn có đó cho tất cả. Tuỳ vào mức độ buông xuống, người ta sẽ thấy MỚI ngay trong tâm và trên thân chính mình.

Khi một người nhìn được thế giới và chính mình mới liên tục, người ấy sẽ có niềm tin vào những có thể. Hành trình làm mới, chuyển hoá tự thân và thế giới là có thể. Việc bước tới tốt đẹp là có thể. Tất nhiên, bước tới không tốt đẹp cũng có thể, nếu người ta không đủ chánh niệm tỉnh giác tâm tư và hành vi của mình.

Thấy hiện hữu luôn mới và luôn sinh ra, người ta cũng sẽ thấy mình và người của giây phút này sẽ không bao giờ hoàn toàn là mình và người của giây phút trước. Mình không thể nắm giữ hết được những gì được cho là mình và của mình ở giây phút trước. Người cũng vậy. Hiện tại mình và người đều mới. Mình có thể thư giãn, có thể cảm thông, có thể xây dựng lại cảm xúc, tình yêu và nhận thức của mình. Lo sợ, mặc cảm và lệ thuộc từ đây sẽ bắt đầu mới, nhẹ và tốt đẹp.

Thấy vô thường, thấy ta luôn MỚI. Ảnh: FB Thanh Tin

Thấy vô thường, thấy ta luôn MỚI. Ảnh: FB Thanh Tin

Thầy Angulimala (Vô Não) là một người đã giác ngộ được tính luôn mới và luôn sinh ra của hiện hữu. Thầy đã từng là một người ác, người có ý muốn giết Đức Phật Gotama. Nhưng khi chạy theo và la lớn yêu cầu Đức Phật đứng lại để thực hiện ý định, Đức Phật nói: “Này Angulimala, ta đã đứng lại và ngươi hãy đứng lại!”. Thầy Angulimala ngạc nhiên trước lời Phật và mong được giải thích. Đức Phật nói: “Với mọi chúng sinh, Ta đã bỏ trượng, kiếm. Còn ông, đối với hữu tình, chưa có sự chế ngự. Do vậy ta đã đứng lại, còn ông chưa đứng lại”.[1]

Thầy Angulimala giác ngộ ngay lời của Phật và nguyện sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm và tinh cần. Nhiều lúc đi khất thực, Thầy bị ném đất, ném đá và đánh bằng gậy, nhưng Thầy hoàn toàn kham nhẫn. Thầy biết nghiệp mình làm, thấy mình mới và đã dừng lại. Không bao lâu, sau những tháng ngày kham nhẫn, viễn ly, nhiệt tâm, tinh cần và biết nghiệp, Thầy Angulimala tự thân chứng ngộ với thắng trí và an trú ngay trong hiện tại vô thượng phạm hạnh. Thầy Angulimala trở thành một vị A-la-hán.

Một trong những việc cảm động mà Thầy Angulimala làm còn ghi lại trong Trung Bộ Kinh là: Trên đường khất thực, Thầy Angulimala thấy một người phụ nữ đang sinh con một mình rất đau đớn và nguy kịch. Thầy Angulimala theo lời Phật đến bên cạnh người phụ nữ đang đau đớn và nói: “Thưa bà chị, từ khi được Thánh sanh (theo Phật xuất gia) đến nay, Tôi chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống chúng sinh. Mong rằng dưới sự thật ấy, bà chị được an toàn và sinh đẻ được an toàn”. Thầy Angulimala nói và ngồi yên bên cạnh. Người phụ nữ sau đó sinh được con và cả hai mẹ con khoẻ mạnh, an toàn.

Ở đời, biết nhìn mình và nhìn nhau, biết dừng lại, biết nghiệp và thấy mới, chúng ta sẽ hiểu cơ hội tốt đẹp không bao giờ chỉ là một. Chúng ta có thể sửa mình, làm mới mình và cũng có thể cảm thông, giúp người làm mới người. Những vụng về, những âu lo, những ganh tỵ, sợ hãi và nhiều lúc cuồng điên, tất cả đều có thể dừng lại (như lời Phật), có thể mới khi có nhân duyên thích hợp. Chúng ta càng ôm giữ những cái cũ, chúng ta càng lệ thuộc và đau khổ. Trong khi chính ta và thế giới đang mới, nhưng chúng ta cứ cũ. Lẽ ra chúng ta nên mới và đẹp cùng thế giới.

Cuộc đời có bao nhiêu năm để sống mà chúng ta cố chấp quá! Tất nhiên, để mới không hề dễ. Nhưng không lẽ chúng ta chọn cũ rích trong niềm đau và cũ nát trong nhận thức và hành vi bất thiện. Chúng ta không có bắt đầu thì làm sao chúng ta có đi tới được. Chúng ta cũ mãi trong ganh tỵ, sợ hãi, thù hận, ác tâm và cuồng điên thì làm sao chúng ta hưởng được thênh thang, tự do, tươi mới, thiện đẹp, an yên, tôn trọng và yêu thương trong cuộc đời này?

———————-

[1] Kinh Angulimala, 86, Trung Bộ Kinh, Hoà thượng Minh Châu dịch Việt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Điều gì xảy ra khi một người nhận diện được mình luôn mới?

Sống an vui 10:37 03/10/2024

Mỗi ngày đều mới. Mỗi giây phút đi qua đều mới. Con người và thế giới luôn mới và luôn sinh ra. Mới và sinh ra trong từng sát-na sống động và kỳ diệu.

Khi lòng biết ơn tràn ngập mọi điều đều trở nên thiêng liêng

Sống an vui 07:45 03/10/2024

Trong lòng biết ơn, ta nhận ra sự vô ngã/ Không còn cái tôi tách biệt với thế gian/ Ta như giọt nước trong biển lớn/Hoà vào dòng chảy của cuộc đời, bao la, tĩnh lặng...

Khi mệt mỏi bạn nên làm gì?

Sống an vui 22:35 02/10/2024

Khi mệt mỏi, thay vì cố gắng vượt qua bằng cách lấp đầy tâm trí với những lo toan hay tìm đến những thú vui tạm bợ, người Phật tử có thể quay về bên trong, tìm kiếm sự bình an qua chánh niệm và tỉnh giác.

Vì sao nên ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng?

Sống an vui 18:00 02/10/2024

Việc ăn chay theo đạo Phật là tùy duyên, xuất phát từ chánh niệm, nuôi dưỡng lòng từ bi với chúng sanh và Phật tử có thể lựa chọn ăn chay vào bất kỳ ngày nào trong tháng. Ăn chay giúp loại bỏ tạp niệm trong lòng, rũ bỏ những ô nhục trong cõi trần và nhanh đạt đến cảnh giới cực lạc.

Xem thêm