Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Do đâu Phật nói giáo lý để sống hòa hợp trong cộng đồng, xã hội & tăng đoàn?

“Những chúng sinh mong muốn sống trong hòa bình, không có sự thù ghét, hãm hại, tàn bạo, hay thù địch; nhưng họ lại sống trong sự thù ghét, hãm hại lẫn nhau, tàn bạo, và như những kẻ thù. Thưa Thế Tôn, vì những gông cùm nào trói chặt mà họ sống theo cách như vậy?”

giao-ly-cua-phat-de-song-hoa-hop
 

Sự xung khắc và bạo lực đã làm chết chóc nhân loại từ thời cổ xưa, để lại quá nhiều lịch sử nhuốm đầy máu. Trong khi trái tim con người thì chứa đầy khao khát có được sự hòa bình, sự hòa hợp, và tình yêu thương thì những phương cách để đạt tới những điều tốt đẹp đó dường như khó có được.

Trong những mối quan hệ giữa các quốc gia, chiến tranh và xung đột xảy ra liên tục tự cổ chí kim như những cảnh trong các bộ phim dài tập, trong đó chỉ có những khoảng tạm dừng tạm hoãn là lúc những bên thù địch đang đi tìm liên kết liên minh mới, hoặc lúc họ đang bận xâm chiếm thêm lãnh thổ khác.

Những hệ thống xã hội từ xưa thì liên tục bị đảo lộn bởi những cuộc đấu tranh giai cấp; những tầng lớp trên thì muốn áp đặt và gia tăng đặc quyền đặc lợi, còn những tầng lớp dưới thì muốn có thêm quyền lợi, ít bị áp bức hơn, và được an bình hơn. Rất nhiều sự xung khắc xảy ra giữa chủ nô và nô lệ, giữa vua chúa và nông nô, giữa giai cấp quý tộc và những dân nghèo, giữa giai cấp tư bản và người lao động; cho dù tranh chấp dạng nào thì chỉ là hình thức bên ngoài, nhưng những động cơ tranh chấp thì thường giống nhau.

Còn bên trong những cộng đồng hay mỗi xứ sở thì cũng xảy ra liên tục những xung đột và tranh chấp nội bộ. Người này người kia tranh giành quyền hành, người ý này kẻ ý khác, và sự tranh giành quyền lợi cũng làm họ tương tàn trong cộng đồng đó, tạo ra những chu kỳ hận thù mới. Đến khi sự chiến đấu, sự chia rẻ, hay sự tranh chấp đã lên tới đỉnh điểm, lúc đó mọi người lại hy vọng có được sự hòa giải, hy vọng sẽ có lại được sự hòa bình và đoàn kết. Cứ liên tục xảy ra như vậy, những niềm hy vọng có được một sự hòa hợp thực sự và lâu dài dường như khó có được. (Chúng ta chỉ tạm nhắc lại và ghi nhận những tình cảnh, lịch sử tranh chấp và chiến tranh của nhân loại từ cổ xưa tới giờ, và chúng ta cũng là những người mang đầy hy vọng về một thế giới đầy hòa bình và hòa hợp lâu dài).

(Quay lại đề tại Phật giáo của quyển sách này, chúng ta thử coi Đức Phật đã nói gì và dạy gì về những cách sống đúng đắn, sống hòa hợp và hòa bình giữa những con người với nhau).

Một đoạn kinh nguyên thủy đầy lòng trắc ẩn đã chỉ ra sự khác biệt giữa khát vọng an bình trong tâm trí con người và thực tế xã hội lại luôn có đầy những sự tranh giành xung khắc giữa người với người. Một lần Đế-thích (Sakka), vị vua trị vì cõi trời, đã tới gặp Phật và hỏi Phật câu hỏi: “Những chúng sinh mong muốn sống trong hòa bình, không có sự thù ghét, hãm hại, tàn bạo, hay thù địch; nhưng họ lại sống trong sự thù ghét, hãm hại lẫn nhau, tàn bạo, và như những kẻ thù. Thưa Thế Tôn, vì những gông cùm nào trói chặt mà họ sống theo cách như vậy?” [coi đoạn kinh VIII,1]. Câu hỏi này vẫn kéo dài suốt bao nhiêu thế kỷ, cho tới tận ngày hôm nay vẫn còn những cuộc chiến tranh kéo dài hàng thế kỷ như ở I-rắc, Syria, Dãi Gaza, Trung Phi, Sudan, hay vẫn còn những cuộc sát hại nhau ở nhiều nơi ở nước Mỹ được cho là văn minh và pháp luật nghiêm minh, và thậm chí còn những cuộc tranh đấu ở các nước Phật giáo như ở Miến Điện và Tích Lan…

Vấn đề này chắc hẳn cũng đè nặng trong tim Đức Phật trong suốt thời gian Phật đi du hành để giảng đạo ở khắp đồng bằng sông Hằng. (a) Bối cảnh xã hội Ấn Độ thời Phật cũng bị phân chia thành những tầng lớp thượng lưu và hạ lưu. Còn những ai không thuộc hai giai cấp đó bị đối xử tệ bạc hơn, bị coi là giai cấp vô loại, hạ tiện và thấp hèn nhất. (b) Còn bối cảnh chính trị thì lần lượt các vương triều và những vị vua đầy tham vọng nổi lên từ những đống tro tàn của các chính thể tộc quyền khác, và liên tục dùng vũ lực để phát động những cuộc chiến tranh để giết chóc và bành trướng lãnh thổ. (c) Trong nội bộ vương triều thì những người tham vọng quyền lực cũng cắn xé hãm hại nhau liên tục. (d) Thậm chí trong các cộng đồng các tu sĩ tâm linh (thậm chí trong Tăng đoàn Phật giáo) cũng không tránh khỏi sự ô nhiễm tranh chấp và tranh phá lẫn nhau. (e) Còn các triết gia và những tu sĩ nhiều giáo phái thì cứ luôn tự hào đề cao những giáo thuyết của mình và bài bác bôi nhọ những giáo thuyết của người khác, tranh thủ thu nạp thêm số đông môn đồ, đệ tử.

Trong một bài kệ đầy cảm động được ghi lại trong tập Kinh Tập (Suttanipāta, kệ 935–37), Đức Phật đã nói ra những sự tranh đấu bạo lực đã tạo ra sự sửng sốt đau thương trong lòng Phật, có lẽ đó là lúc Phật vừa xuất gia khỏi kinh thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và đã chứng kiến ngay cảnh tranh đấu ở những xứ sở ngoài mẫu quốc của mình:

Sợ hãi khởi sinh khi thấy kẻ dùng bạo lực:

Khi thấy người ta tham gia vào xung đột.

Ta sẽ nói các người về cảm giác cấp bách trong ta,

Ta đã bị xúc động một cảm giác cấp bách đó.

Nhìn thấy người ta run rẩy,

Như cá trong mương cạn,

Nhìn thấy sự bạo tàn giữa người với người,

Sự sợ hãi cứ ập đến với ta.

Khắp thế gian chẳng chỗ nào ra gì;

Mọi phương đều hỗn loạn.

Mong có được một chỗ an trú cho mình,

Nhưng ta chẳng thấy còn nơi nào yên ổn.

(tạm dịch nghĩa ra tiếng Việt)

Khi bắt đầu đi giảng đạo, sứ mạng ban đầu của Phật là khai mở con đường đạo dẫn tới mục tiêu là sự bình-an trong tâm, là sự an ổn tột cùng của Niết-bàn, sự giải thoát khỏi cái vòng “sinh, già, bệnh, chết”.

Nhưng Phật cũng không phải chỉ lo mục đích đó cho những tu sĩ đang đi tìm sự giải thoát. Với vị trí của một người từ-bỏ đã bước ra khỏi hệ thống xã hội thế tục, Phật vẫn nhìn lại vào trong đó với một sự lo lắng sâu sắc về những sự tranh đấu không ngớt không nguôi của nhân loại—họ không ngớt tranh đấu trong khi trong lòng đa số họ ai cũng mong muốn được sống bình an. Vì lòng bi mẫn, Phật đã tìm cách mang tới sự hòa-hợp cho những mối quan hệ của con người, để gầy dựng một đời sống dựa trên sự bao-dung tha-thứ, sự hòa-hợp, và lòng tử-tế với nhau.

Không phải chỉ thuyết dạy về những điều đó. Phật còn thiết lập một cộng đồng định hướng (tức cộng đồng các tu sĩ có cùng định hướng, cùng mục đích sống và tu tập, đó là Tăng Đoàn) và Phật đã liên tục đóng góp bằng nhiều cách để mang lại cho nhiều người sự bình an trong-tâm và sự bình an ở-ngoài xã hội. Trách phận này đã thúc đẩy Phật ngay từ bước đầu sau khi giác ngộ; bởi Phật không phải là một du sĩ đơn độc cứ đi giảng giải cho những người đến gặp Phật để được chỉ dạy, rồi sau đó để mặc họ tự làm theo kiểu của mỗi người. Phật đã lập ra một phong trào tâm linh mới để nhiều người đồng tâm thực hiện. (1) Phật đã lập ra Tăng Đoàn các tu sĩ với số lượng tăng dần. Họ sống theo nhóm ở khắp nơi, họ du hành theo nhóm, và tu tập theo nhóm—những nhóm đó là những Tăng đoàn nhỏ ở khắp nơi.

Nhưng không phải chỉ cởi bỏ từ áo trần mặc áo cà sa là trở thành thánh nhân ngay. Khi đi từ đời sống tại gia qua đời sống xuất gia trong Tăng đoàn của Phật, những tăng và ni cũng còn mang theo họ những khuynh hướng tiềm tàng (tàng thức, tập khí) đã nằm sẵn trong tâm thức từ bao kiếp, đó là những khuynh hướng (gông cùm) tạo ra tham, sân, tự cao, tham vọng, ghen tỵ, tự ta tự đại (luôn cho mình đúng), và đủ thứ kiến chấp này nọ. Vì vậy, đâu tránh khỏi trong tăng đoàn thường xảy ra những căng thẳng, chấp nê, rồi lâu ngày trở thành những tranh chấp, cãi cọ, xung đột, chê ghét, cay đắng, chia rẽ, thậm chí có vài trường hợp cố ý làm hại. Vì vậy, khi Tăng Đoàn phát triển rộng, Phật trở thành một “người tổ chức”.

Cho dù Phật đã giảng dạy những điều cao thượng tâm linh để cho mọi người tu tập, nhưng những điều đó không đủ để tạo nên một sự hòa-hợp đáng mong ước trong những tập thể của Tăng đoàn. Do vậy, Phật đã thiết lập những điều giới luật một cách chi tiết để cho các tăng và ni trong Tăng đoàn thực hành theo một cách nhất quán, điều đó đã thực sự giúp ích hạn chế tối đa những sự bất đồng trong Tăng đoàn và đặc biệt giúp cho tất cả tăng và ni trì tu giới hạnh vốn là nền tảng cho những sự tu tập tiến bộ tâm linh khác (giới, định, tuệ). Tất cả những điều giới hạnh đó được gom lại thành phần/rỗ Luật Tạng (Vinaya) của kinh điển Phật giáo (bên cạnh phần Kinh Tạng và Vi Diệu Pháp Tạng).

(2) Phật cũng chỉ dạy và hướng dẫn những người dân thường xuyên thực hành những giáo lý ở tại nhà, tức những người tại gia còn đang sống với gia đình và làm ăn quan hệ giữa xã hội. Đây cũng là một trách phận của Phật đưa ra những điều giới hạnh cho các người tại gia. Phật đã đề ra những giới luật căn bản cần thiết cho mọi người từ cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người chủ, người làm, và những người khác… nên ghi nhớ và thực hiện để bảo đảm có được sự hòahợp và hạnh-phúc. Đối với những người tại gia, những lời dạy và giới luật chủ yếu nhằm mục đích hạn chế và trừ bỏ những điều làm sai trái thiếu đức hạnh, hạn chết những sự tranh chấp, hãm hại, và bạo lực với nhau, và giúp tu dưỡng những điều ngược lại. Đó là phát triển những điều thiện lành, thiện chí, và hòa hợp thông qua việc giữ giới và tu tập ba nghiệp hành động, lời nói, và tâm ý (thân, miệng, ý).

Giáo lý của Phật để sống hòa hợp trong cộng đồng, xã hội – tác giả Tỳ kheo Bồ Đề, Lê Kim Kha dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm