Thứ năm, 04/10/2018, 09:35 AM

Đoàn phật tử kiều bào Thái Lan về thăm quê hương

Từ ngày 30/09 - 06/10, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đoàn chư tăng Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam tông Thái Lan và một số Phật tử kiều bào Thái Lan thăm Việt Nam.

Từ ngày 30/09 - 06/10, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đoàn chư tăng Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam tông Thái Lan và một số Phật tử kiều bào tại Thái Lan thăm Việt Nam.

Đây là hoạt động ý nghĩa  lần thứ hai liên tiếp được tổ chức nhằm tiếp tục củng cố tăng cường trao đổi công tác Phật sự tốt đẹp giữa hai nước, thể hiện sự ghi nhận tri ân của Nhà nước Việt Nam đối với các chư tăng là các vị sư trụ trì các ngôi chùa Việt tại Thái Lan- những người đóng góp tích cực cho sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Thái Lan.
 Hòa thượng Danh Động phát biểu chào mừng Đoàn thăm Việt Nam và đến với tỉnh Kiên Giang.
Tham gia đoàn có hơn 60 đại biểu trong đó có hơn 40 đại biểu là các chư tăng đại diện 21 ngôi chùa Việt tại Thái Lan. Trong những ngày thăm Việt Nam, đoàn có nhiều hoạt động ý nghĩa tại một số tỉnh thành phía Nam như trao đổi về công tác phật sự với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gặp gỡ Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, làm việc với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang, tham quan chùa Sắc tứ Tam Bảo, chùa Phật Quang (Kiên Giang), chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Quảng Đức, Việt Nam Quốc tự, Học viện Phật giáo Việt Nam, chùa Bửu Quang (thành phố Hồ Chí Minh)...

Trong ngày làm việc đầu tiên, Đoàn đã đến tỉnh Kiên Giang. Chiều 01/10, tại chùa Phật Quang, Đoàn có buổi làm việc trao đổi công tác Phật sự với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Trong không khí trang nghiêm, Đoàn đã được các chư tôn đức Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, đại diện Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo tỉnh tiếp đón trọng thị. Tại buổi làm việc, Hòa thượng Danh Động- Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang bày tỏ vui mừng được đón Đoàn, với tinh thần từ bi của Đức Phật, để việc hoằng dương Phật pháp đến với mọi chúng sinh mong muốn việc trao đổi công tác Phật sự giữa hai nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng tiếp tục gắn kết góp phần vào việc tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Kiên Giang tự hào là nơi Hòa thượng Bảo Ân- một trong những hòa thượng có những đóng góp tích cực cho sự phát triển Phật giáo An Nam tông Thái Lan từng tu tập tại ngôi chùa Sắc tứ Tam Bảo, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Hôm nay, Đoàn đã đến thắp hương tri ân thầy tổ, đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, thể hiện tinh thần tri ân của những người con Phật. Hòa thượng Danh Động mong muốn, công tác Phật sự hai nước ngày càng gắn bó, các ngôi chùa Việt tại Thái Lan tiếp tục trở thành nơi sinh hoạt tâm linh, nơi gắn kết cộng đồng người Việt, trở thành biểu tượng tốt đẹp cho quan hệ hai nước Việt – Thái.

Thay mặt Đoàn, Hòa thượng Pharasittha Watchamethi, Trợ lý trụ trì chùa Wat Ratchaburana, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Đại học Phật giáo Maha Chulalongkorn, Thái Lan cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, ấm áp của các chư tôn đức tăng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang dành cho các thành viên trong đoàn. Hòa thượng cũng gửi lời chúc mừng tới Việt Nam đã đăng cai  tổ chức thành công  hai kỳ Vesak (Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc) năm 2008 và năm 2014. Hòa thượng bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam, tháng 3/2017 Đoàn đã đến thăm Hà Nội, dâng hương tưởng nhớ Hòa thượng Thích Bình Lương – vị tổ thứ 8 phái An Nam tông Thái Lan. Hôm nay đến với Kiên Giang, đoàn đến dâng hương tưởng nhớ các vị sư tổ tại chùa Sắc tứ Tam bảo- những người thầy của Hòa thượng Bảo Ân- người có uy tín đối với Phật giáo Thái Lan và được nhà vua Thái yêu quý, có công rất lớn trong việc tiếp tục duy trì phát triển hệ phái An Nam tông. Hòa thượng mong rằng sự hợp tác, trao đổi về công tác Phật sự, hợp tác đào tạo tăng sinh giữa hai nước ngày càng phát triển.

Tại buổi làm việc, các chư tăng nghe Thượng tọa Thích Minh Nhẫn – Phó Trưởng Ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang giới thiệu về tình hình và công tác Phật sự tại tỉnh và đôi nét lịch sử quá trình tu tập của Hòa thượng Bảo Ân tại chùa Tứ sắc Tam Bảo.

Trước buổi làm việc với Ban Trị sự phật giáo tỉnh Kiên Giang, Đoàn đã đến thăm chùa Phật Quang, chùa Tứ sắc Tam Bảo, dâng hương tưởng nhớ tri ân các hòa thượng ân sư trong đó có Hòa thượng Thích Trí Thiện- người thầy dìu dắt Hòa thượng Bảo Ân trên con đường tu học. Hôm nay tiếp tục chương trình, Đoàn trở lại TP Hồ Chí Minh.

Theo infonet.vn
Link bài: http://infonet.vn/doan-phat-tu-kieu-bao-thai-lan-tham-que-post277383.info

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm