Thứ sáu, 05/10/2018, 09:57 AM

Ý nghĩa cầu nguyện trong Phật giáo

Cầu nguyện là thể hiện các ước mơ, niềm hy vọng của con người về đời sống hiện thực hay lý tưởng. Cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện tâm, nghĩa là khi một người chấp tay, cúi đầu trước bàn thờ Phật, lòng họ trở nên khiêm hạ, cái ” Ta” trở nên nhỏ bé, lương tâm thổi dậy và tâm hồn họ được bình hòa.

Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.
 Lễ cầu siêu - một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng người Việt. Ảnh: Internet
Cầu nguyện là một nhu cầu tinh thần của con người, một nhu cầu chính đáng. Trước hết là giải tỏa các ức chế tâm lý do áp lực của hoàn cảnh, của thất vọng trong tình cảm, những bức xúc trong các mối quan hệ xã hội.

Thứ đến cầu nguyện là thể hiện các ước mơ, niềm hy vọng của con người về đời sống hiện thực hay lý tưởng, dù sao cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện tâm, nghĩa là khi một người chấp tay, cúi đầu trước bàn thờ Phật, Thánh, lòng họ trở nên khiêm hạ, cái ” Ta” trở nên nhỏ bé, lương tâm thổi dậy và tâm hồn họ được bình hòa.

Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người phật tử, nhờ cầu nguyện mà nguyện lực của họ mạnh mẽ,niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy, ác nghiệp được tiêu trừ, tâm xu hướng lộ trình giải thoát.

Trong ý nghĩa thông tục, cầu nguyện là một biểu hiện lòng nhớ ơn, đền ơn đáp nghĩa đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân… một biểu hiện của tình thương yêu, quan tâm, lo lắng đến nhau như các cầu nguyện: cầu siêu, cầu an, sám hối …
 Lễ cầu an của người Thái. Ảnh: Internet
Sự cầu nguyện ban đầu như là biểu hiện của sự lo lắng vị kỷ, nhưng dần dần do bản chất của sự cầu nguyện sẽ nâng cao tinh thần vị tha. Những lời khấn nguyện, niệm hương, bạch Phật, phục nguyện, hồi hướng, trong đạo Phật đều mang tính 2 mặt cho mình và cho chúng sinh. Nghĩa của sự cầu nguyện là nâng cao đời sống tinh thần và củng cố niềm tin cho chính mình và tha nhân.

4 hình thức cầu nguyện

Cầu siêu:
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo phù hộ cho linh hồn đã mất được nhẹ nhàng siêu thoát ở thế giới bên kia cầu được sinh về cõi cực lạc của Đức Phật A Di Đà.

Cầu siêu là cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, thân quyến đã qua đời được siêu thoát, được an lành thế giới bên kia. Như vậy cầu siêu là biểu lộ sự quan tâm, lo lắng, sự thương yêu giúp đỡ cho người thân của mình. Sự quan tâm đối với người đã chết không thể làm gì khác hơn là cầu nguyện.

Cầu an: Là cầu nguyện cho người thân của mình hoặc chính bản thân mình được an lành, vượt qua các tai ương hoạn nạn.
 
Cầu nguyện cho người khác được bình an thể hiện tính tích cực của từ bi, vị tha, do đó tạo nên “đức độ”. Tâm ta càng xu hướng về vô ngã vị tha thì mối tương tác (cảm ứng) giữa tâm ta và tâm Phật, Bồ tát (tha lực) sẽ chặt chẽ, do đó tác động mạnh đến người hay hoàn cảnh mình cần nguyện.

Cầu sám hối: Là cầu nguyện cho những lỗi lầm vụng dại của mình đã làm không còn tái diễn nữa, bày tỏ sự hối hận ăn năn, mong sự chứng giám và tha thứ của các đấng thiêng liêng hay cả của những người mà mình đã gây khổ cho họ. Có khi người ta cũng cầu sám hối giúp cho người thân của mình. Nhu cầu sám hối nói lên tiếng nói của lương tâm, của đạo đức và của trí tuệ.

Cầu tiến bộ tâm linh: Là cầu nguyện cho tâm hồn của mình được phát khởi thiện tâm, phát huy được trí tuệ vượt qua nghiệp chướng, ma chướng để sớm thành tựu được mục tiêu giải thoát của mình. Nhu cầu cầu nguyện tâm linh tiến bộ nói lên tinh thần quyết tâm cầu tiến, nói lên ước vọng tìm kiếm chân lý của người phật tử.

Đặc điểm cầu nguyện trong Phật giáo

Giới hạn của sự cầu nguyện là không phải muốn gì được nấy, không phải là xin ơn trên thỏa mãn các yêu cầu bất thiện của mình hay các niềm hy vọng của mình. Cầu nguyện về mặt tâm lý giải tỏa các ức chế nội tại, một tình trạng bức xúc cao độ, sự tuyệt vọng rất là nguy hiểm, cầu nguyện sẽ làm giảm áp lực ấy.
 Chư Tăng trang nghiêm trong nghi thức cầu nguyện tại lễ hoa đăng. Ảnh: Internet
Mặt khác, cầu nguyện là bày tỏ những ước mơ, những hy vọng tạo nên khích lệ tinh thần tăng thêm sinh lực cho con người vốn gặp nhiều đau khổ. Điều chính của sự cầu nguyện trong đạo Phật đó là sự chuyển hóa nghiệp lực. Nếu mình tạo tác ác nghiệp thì cầu nguyện là vô ích, cầu nguyện theo hướng chuyển ác thành thiện thì sự cầu nguyện ấy được đạo Phật khuyến khích chấp nhận.

Tóm lại, cầu nguyện là một nhu cầu làm lắng dịu nỗi lo âu, sợ hãi phiền muộn, thất vọng. Cầu nguyện cũng là một cách thể hiện những ước mơ thầm kín, niềm hy vọng, niềm tin vào cuộc sống. Qua các phương cách và đối tượng cầu nguyện, con người có thể bày tỏ được niềm thương, nỗi nhớ sự biết ơn và báo ơn đối với ông bà cha mẹ, những người thân thuộc… Như vậy cầu nguyện là một loại hình văn hóa đem lại niềm tin, củng cố đạo đức, thuần hóa tánh hung dữ của con người.

Hơn nữa, cầu nguyện làm tăng thêm nghị lực, củng cố niềm tin để hướng dẫn đời mình đi theo chân lý, lý tưởng cao thượng. Khi con người chưa làm chủ hoàn toàn thân tâm chưa vượt qua được những nỗi lo âu, sợ hãi, chưa đạt được trình độ tu chứng, tự tại vô ngại thì cầu nguyện có tác dụng hỗ trợ cho mình vững tiến trên đường đạo. Chỉ cần có sự thành thật, thành tâm và mục đích hướng thượng, hướng thiện thì sự cảm ứng của Phật lực… chắc chắn xảy ra.

Theo baonghean.vn
Link bài: https://baonghean.vn/y-nghia-cau-nguyen-trong-phat-giao-217226.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm