Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/01/2013, 17:59 PM

Doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận và 14 lời răn của đức Phật

Ông cho rằng đạo Phật rất ngấm vào người ông và ông luôn làm theo những lời Phật dạy. Ông mở máy điện thoại di động cho chúng tôi xem 14 lời răn của đức Phật và phân tích về 14 lời dạy này dưới góc nhìn của một doanh nhân và một nhà khoa học.

Ông gọi điện cho tôi, mời đến giao lưu mừng Xuân Quý Tỵ. Ông nói rằng, chỉ có những đồng đội và bạn bè thân thiết nhất có mặt. Đúng như vậy, những người có mặt hôm nay để biết hơn về một doanh nhân binh nhì đang hết mình hiến dâng cho giáo dục.

Tôi nhớ lại, lần trước đến thăm, ông cho tôi xem ảnh cậu thanh niên Nguyễn Tiến Luận 17 tuổi đeo quân hàm binh Nhì. Ông nói rằng, đó là niềm tự hào của ông.

Ông thích bức ảnh này nhất. Ông thường mặc bộ quần áo này trong các lễ khai giảng, trong các chương trình giao lưu và nói chuyện với giảng viên và sinh viên Đại học Nguyễn Trãi - ngôi trường do chính ông sáng lập.

                   Doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận bên phải

Nếu như lần trước tôi đã có trọn buổi sáng ngồi cùng ông, nhưng khai thác được thông tin từ ông thì ít mà Ts.Nguyễn Tiến Luận nói về đồng đội thì nhiều. Ông đã kể cho tôi nghe về những đồng đội đã cùng ông ra trận năm 1969, cùng là lính Bộ binh. Ông nói về những trận chiến đấu cam go, những ngày đêm trong chiến trường ác liệt đã rèn luyện để có một Nguyễn Tiến Luận của ngày hôm nay. Ông nói rằng ông đã quyết định mở trường đại học để trả ơn cho đời, trả ơn cho sự may mắn, trả nghĩa cho các đồng đội không còn nữa.

Tôi vẫn nhớ như in bức ảnh quý mà ông may mắn có được vẫn đang lưu trong máy điện thoại của ông. Cậu thanh niên Luận ngày ra trận khi đó và Tiến sĩ, doanh nhân Nguyễn Tiến Luận ngày nay có khá nhiều điểm tương đồng. Hình như trong con người nghị lực và ý chí, chứa bao tri thức và lòng quyết tâm hôm nay có sự rèn luyện rất tuyệt vời của 8 năm quân ngũ khi xưa.

Tôi đặc biệt ấn tượng với câu chuyện ông kể về những người đồng đội của mình sau ngày đất nước thống nhất. Có 3 người lính bạn ông cùng đến viếng mộ của một đồng đội.

Người thứ nhất muốn khóc bạn mà mắt đã mù. Người thứ 2 muốn chắp tay vái bạn, thậm chí chỉ muốn sờ vào tấm bia mộ mà tay không còn. Người thứ 3 muốn quỳ xuống trước nấm mồ mà không thể vì chân anh không còn nữa. Ông may mắn hơn cả 4 người kia. Chính vì tấm lòng đối với các đồng đội, chính vì muốn trả ơn những người đã không còn nữa nên ông quyết định chọn lĩnh vực cống hiến là giáo dục. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận nói rằng, làm nên tương lai là khó nhất, nhiều chông gai và thách thức nhất. Chính giáo dục mới cần đến trí tuệ và quyết tâm, đến trí óc và trái tim, đến đam mê và khí phách.

Tôi thích cách dạy học rất có tâm của ông. Ông bảo, nếu các trò không chào mình thì mình chào trước. Nếu các em không nghe thấy ông chào to hơn. Rồi ông tâm sự với sinh viên, ông hỏi xem các em có muốn được chào không.

Để các em hiểu rằng chào nhau là tốt, rằng yêu thương là tuyệt vời. Ông cho rằng có những thầy cô giáo cứ nghĩ mình là bậc trên nên chỉ chờ các trò chào. Nếu trò không chào là mình khó chịu. Như vậy vẫn là bản ngã, rằng chữ “tôi” còn vẫn rất lớn. Rằng nếu ta biết cho đi ắt sẽ nhận được, cho càng nhiều nhận càng lớn.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận đi nhiều nước, học ở nhiều nơi. Ông đã biết kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ông đã lập nghiệp ở châu Âu, kiếm tiền từ trời Tây và có ít nhất 8 năm sống ở nước giàu có nhất châu Âu - Đức.

Ông cho rằng đầu tư cho giáo dục là lãi nhất, bởi ta đầu tư cho tương lai của đất nước và của chính mình. Ông từ chối sống ở trời Tây, quyết về Việt Nam phụng sự dân tộc, để trả nợ cho đời.

Tôi thích nhất khi chúng tôi bàn về hai chữ đạo đức. Ông nói rằng cần phải có đạo trước rồi mới có đức sau. Rằng nếu chúng ta là người có đạo, ắt sẽ có đức.

Ông cho rằng đạo Phật rất ngấm vào người ông và ông luôn làm theo những lời Phật dạy. Ông mở máy điện thoại di động cho chúng tôi xem 14 lời răn của đức Phật và phân tích về 14 lời dạy này dưới góc nhìn của một doanh nhân và một nhà khoa học.

Ông biết tôi tu tập theo đạo Phật nhiều năm, hay nói chuyện và truyền lửa cho thế hệ trẻ nên mời tôi đến giao lưu với sinh viên. Ông cho rằng các em cần được phân tích đúng sai, cần được hướng dẫn cách sống, cách lựa chọn cuộc đời trước khi học kiến thức. Không thể không góp tay, góp trí cùng vị binh Nhì doanh nhân tâm huyết này!

Doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận trong một buổi giao lưu với sinh viên và các bạn trẻ

Trong ngày gặp gỡ cuối năm, chúng tôi bên nhau. Các đồng đội thời xưa của ông hát vang những bài ca về người lính. Họ kể về những câu chuyện vào sinh ra tử, về những người đồng đội không còn nữa. Và chính điều này làm cho doanh nhân binh nhì Nguyễn Tiến Luận quyết tâm hơn để hiến dâng cho giáo dục, cho tương lai của đất nước, của dân tộc.

Tôi được mời phát biểu ngay đầu tiên và chỉ biết nói về tấm lòng của vị doanh nhân binh nhì hết mình về thế hệ trẻ. Hôm nay ông nhận được rất nhiều hoa và tình cảm. Ông được các đồng đội và các học trò trân trọng. Tôi thì tặng ông lá bồ đề mang từ đất Phật Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ về với mong muốn ông mãi có tâm Bồ đề và kiên cố đế hiến dâng.

Khi gõ những dòng chữ này tôi nghĩ, Tiến sĩ, doanh nhân Nguyễn Tiến Luận đang muốn tạo ra các giá trị sống cho thế hệ trẻ. Ông và các cộng sự đang muốn phát triển khả năng tư duy của các trò, đang muốn thế hệ tương lai của đất nước phát triển hết khả năng của bản thân mình, trở thành những người có tâm và có trí, có đạo và có đức. Và chỉ những người có tấm lòng cống hiến, có tính thiện cao mới mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân mình và xã hội.

Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của vị doanh nhân 8 năm khoác áo lính Nguyễn Tiến Luận “Khát vọng lớn nhất của mình là sống để trả nợ, tri ân đồng đội. Phần thưởng lớn nhất dành cho mình là những sinh viên thành đạt. Mong muốn lớn nhất của mình là giúp sinh viên thành công hơn thầy. Mình mong Hùng chung tay giúp mình”. Tôi cảm nhận rất rõ sự chân thật trong mỗi lời nói. Tôi biết rất rõ tâm huyết và tấm lòng của anh. Tôi không biết làm gì hơn ngoài việc siết chặt tay và nói một từ “nhất trí”.

Tôi nhắm mắt lại và thấy trước mắt mình doanh nhân thành đạt, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận  trong bộ quân phục và quân hàm binh Nhì. Và tôi mong cho sự nghiệp trồng người của ông thành công như ông mơ ước. Tôi tin ông thành công, bởi ông có tâm Bồ đề của 1 doanh nhân binh Nhì đang hiến dâng cho giáo dục.


Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm