Thứ, 26/10/2020, 07:00 AM

Đọc 'An nhiên như nắng' để tâm an giữa dòng đời gian nan

Ai trong chúng ta có mặt trên cuộc đời này đều mong cầu hạnh phúc, an yên. Nhưng cuộc sống vốn dĩ luôn có những khó khăn, những bất trắc khiến đôi lúc ta cảm thấy mệt mỏi…Những lúc như thế, ta chợt muốn an yên đến lạ.

Pháp môn niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ

Và đó cũng là đề tài mà hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người: An nhiên như nắng.

Đôi điều về tác giả Chân Thiện Nhật. Một bút danh khá xa lạ với chúng ta. Tác giả tên thật là Lê Hồng Nguyễn. Xuất gia tu học theo truyền thống Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hiện tác giả đang tu học tại Làng Mai (Pháp). Đặc biệt, tác giả là Cử nhân Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM). Có lẽ chính điều này giúp “An nhiên như nắng” được viết khá văn chương, không kém phần bay bổng.

“An nhiên như Nắng” được Chân Thiện Nhật trình bày gồm 4 phần. Phần I. Thưởng thức sự sống; phần II. Tâm an giữa dòng đời gian nan; phần III. Đôi mắt hoa hồng và phần IV. Yêu thương người, yêu thương ta. Một tác phẩm Phật học Ứng dụng đầy thú vị để chiêm nghiệm, sống an nhiên giữa đời.

Sách An nhiên như nắng.

Sách An nhiên như nắng.

Trong lời tựa, Chân Thiện Nhật đã chia sẻ: “Hiện tại quyển sách mà bạn đang cầm trong tay, những dòng chữ đang có mặt là những trải nghiệm cá nhân cũng như của nhiều người mà tôi có duyên may được tiếp xúc, được đồng hành”. Tất cả là tấm lòng của tác giả muốn gởi gắm đến độc giả gần xa.

Theo tác giả, “Đời người cũng như nắng, khi biểu hiện, khi ẩn tàng. Điều có thể khiến cuộc đời ai đó lưu dấu lâu dài trong lòng nhân gian chính là người ấy đã học hạnh của nắng, sống đời như nắng: trợ duyên, hiến tặng, cho đi những gì trong khả năng của mình mà không cầu mong được đền đáp”. Thông điệp “học hạnh của nắng” mà Chân Thiện Nhật hướng đến, cũng là lý do tác giả chọn tên sách là “An nhiên như nắng”.

Một chia sẻ khác, theo tác giả, làm người hãy tập sống nhường nhịn. Nhường nhịn người và nhường nhịn cả cái tôi của chính mình. Bởi “Khi nảy sinh mâu thuẫn, người thấu hiểu sự đời, tường tận lòng người sẽ dám chọn giải pháp ‘lùi một bước biển rộng trời cao’ như lời người xưa dạy”. Bạn có đang nghĩ phải quyết liệt hơn thua với người không, có nghĩ phải “ăn miếng trả miếng” không? Nếu câu trả lời là có thì “An nhiên như Nắng” là cuốn sách dành cho bạn.

“Hướng dẫn về một tang lễ Phật giáo đúng đắn”

Qua bài viết “Liều thuốc cho cô đơn”, bạn sẽ cùng tác giả khám phá những góc cạnh thật đẹp của người bạn mang tên là cô đơn. Theo tác giả, giữa cuộc sống đầy bão giông, vọng động những lao xao… cô đơn trở thành một nhu cầu của mỗi người, nhu cầu được cô đơn. Đó chính là những giây phút ta muốn ngồi một mình, tìm bình yên nơi chính mình. Và “Những phút cô đơn ấy thật bình yên, đẹp đẽ biết bao!”. Mỗi người, hãy dành cho mình những phút giây “cô đơn” tự do, tự tại.

Một điểm đặc sắc khác của “An nhiên như Nắng” khi tác giả chia sẻ về tinh thần tha thứ. Tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính mình. Hãy bớt đổ lỗi, trách móc vì ai cũng có những công việc riêng, những nỗi khổ riêng… Lại có những người dễ tha thứ cho người nhưng lại thường tự dằn vặt chính mình. Ở phần này, Chân Thiện Nhật đã viết rất hay, đầy văn chương:

“Hãy yêu thương chính mình, chớ tự dằn vặt quá nhiều.

Hãy nhìn chiếc lá rơi cuối chiều, lắng nghe bụi trần xao động.

Hãy thản nhiên nhìn bao con sóng và an nhiên cười hiền với chính ta.”

Hãy dừng lại… nhìn chiếc lá rơi cuối chiều để cảm nhận cuộc sống vẫn vẹn nguyên và tiếp diễn.

Nói “An nhiên như nắng” là một quyển sách đáng đọc là vì thế. Đọc thật chậm. Nhấm nháp để cảm nhận.

Nói “An nhiên như nắng” là một quyển sách đáng đọc là vì thế. Đọc thật chậm. Nhấm nháp để cảm nhận.

Nhấm nháp “An nhiên như nắng” và chúng ta đến với bài viết cuối cùng của quyển sách: “iTouch” trọn vẹn cuộc sống. Theo tác giả, hãy xúc chạm trực tiếp cuộc sống (iTouch). Bởi “Chỉ có chạm vào cuộc sống thì ta mới khắc ghi được đời mình”. Mỉm cười khi hạnh phúc đến thì rất dễ dàng nhưng người biết an nhiên đi qua khổ đau mới là “cao thủ”.

Không đơn giản để chúng ta có thể an nhiên giữa bão giông. Thật sự là như thế. Nhưng nếu có niềm tin, phương pháp đúng, sự kiên trì thực tập thì chúng tôi tin chắc rằng bạn và tôi sẽ làm được. Hãy cùng thực tập để có thể sống “an nhiên như nắng”.

Xin trích dẫn một chia sẻ của Chân Thiện Nhật để khép lại bài giới thiệu:

“Hạnh phúc không phải để đuổi theo.

Hạnh phúc không phải để hẹn hò.

Hạnh phúc là để cảm nhận, ngay lúc này, trên hành trình đi tìm hạnh phúc”.

Thật tuyệt vời. Những triết lý sống đơn giản mà sâu sắc. Nói “An nhiên như nắng” là một quyển sách đáng đọc là vì thế. Đọc thật chậm. Nhấm nháp để cảm nhận.

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của Sư ông Thích Phước An

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm