Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/02/2020, 14:10 PM

Đối diện và vượt qua nghịch duyên

Trong cuộc sống, những điều con người được như ý là rất ít, đa phần chúng ta đều phải đồi diện với những nghịch duyên mà bản thân không hề mong muốn. Trước những biến cố, mỗi người lại có cách giải quyết khác nhau.

> Bài học từ nghịch cảnh, chướng duyên

Nghịch cảnh

Nghịch cảnh thường được tạo ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là kết quả của một biến cố chính trị, khúc quanh lịch sử mà nhiều người không hề mong muốn. Nghịch cảnh cũng có thể là những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của con người: làm ăn thất bại, mất hết sản nghiệp, thi cử không đỗ đạt… Trước những thất bại đó, có người trở nên tuyệt vọng, chán chường, thậm chí có người nghĩ đến cái chết. Thế nhưng, nghịch cảnh theo đạo Phật lại có giá trị rất lớn, ai trải qua nghịch cảnh nhiều chừng nào thì sẽ có bản lĩnh đối mặt với mọi khó khăn phía trước.

Đạo Phật huấn luyện chúng ta thái độ chịu đựng, chấp nhận những khó khăn thử thách, trước thất bại, mỗi người phải nhìn nhận lại chính mình và hoàn cảnh thực tại, để rồi chúng ta mới hiểu rằng nhà cao thì gió lớn, thuyền to sóng lớn. Vì thế, những khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Trong đời sống, nhiều người cảm thấy khổ đau cùng cực trước mỗi biến cố bởi họ thường có xu hướng cường điệu hóa chúng và để những tư tưởng bi quan, buồn chán cứ gặm nhấm và đốt hết năng lượng trong ta. Ngược lại, người có bản lĩnh, trước những thách thức, họ sẽ tôi luyện thêm tinh thần sắt đá, sức chịu đựng trước mọi vấn đề. Cũng giống như một cái cây mọc trên mảnh đất cằn cỗi, buộc phải cố gắng vươn rễ cắm sâu vào lòng đất để hút nước và dinh dưỡng. Nhờ vậy mà khi giông bão đến, cái cây ấy có đủ sức trụ vững.

Đạo Phật huấn luyện chúng ta thái độ chịu đựng, chấp nhận những khó khăn thử thách, trước thất bại, mỗi người phải nhìn nhận lại chính mình và hoàn cảnh thực tại, để rồi chúng ta mới hiểu rằng nhà cao thì gió lớn, thuyền to sóng lớn.

Đạo Phật huấn luyện chúng ta thái độ chịu đựng, chấp nhận những khó khăn thử thách, trước thất bại, mỗi người phải nhìn nhận lại chính mình và hoàn cảnh thực tại, để rồi chúng ta mới hiểu rằng nhà cao thì gió lớn, thuyền to sóng lớn.

Tóm lại, để vượt qua nghịch cảnh, đạo Phật dạy chúng ta đừng nên quan trọng hóa các trở ngại, đừng để ý những trở ngại đánh gục ta. Tinh thần Phật pháp dạy chúng ta đối diện với nghịch cảnh, đừng như con rùa rúc đầu vào mai để trốn tránh nguy hiểm nhưng sự thật những mối đe dọa vẫn luôn rình rập xung quanh.

Tuy nhiên, đối diện với nghịch cảnh là cũng là một nghệ thuật. Chúng ta không nên sống trong mơ tưởng có may mắn, phép màu hay những khát vọng mang tính may rủi mà phải xắn tay áo lên để làm lại từ đầu. Dù biến cố nào đó biến ta thành kẻ tay trắng thì thay vì nuối tiếc những hào quang đã cũ, những tài sản không còn tồn tại bên ta nữa thì ta phải đủ dũng cảm để đối mặt với sự thật đó và vượt qua nó bằng những việc làm cụ thể. Trong giáo pháp nhà Phật, nghịch cảnh cũng là một cách để chúng ta trải nghiệm của bản chất vô thường giả tạm của cuộc đời này. Tiền tài, danh vọng, vợ đẹp, con ngoan, tất cả đều là vô thường, còn đó rồi mất đó. Đến một ngày chúng ta đánh mất đi một điều gì đó vô cùng tốt đẹp mà bản thân luôn trân trọng và giữ gìn thì cũng hãy tập chấp nhận sự thật và vượt qua nó.

Không có người đồng hành

Phần lớn Phật tử tại gia đều có gia đình, con cái, người thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như thế. Có nhiều người lớn tuổi rồi mà vẫn chưa lập gia đình, lại có người dù có gia đình nhưng lại chịu cảnh “đồng sàng dị mộng” do hai người không tìm được tiếng nói chung. Đặc biệt, tại các quốc gia phát triển khi mà tự do cá nhân rất được coi trọng thì con người càng chìm sâu vào sự cô đơn vì thiếu đi những lời động viên, chia sẻ. Do vậy, càng ngày càng có nhiều trường hợp tự tử vì cảm thấy dù có đầy đủ mọi thứ danh tiếng, giàu sang nhưng họ vẫn bị những áp lực cuộc sống bủa vây và đặc biệt là nỗi cô đơn choáng ngợp. Trước nghịch duyên không có người đồng hành như trên, mỗi cá nhân chỉ còn cách tự mình đứng dậy, vượt thoát ra khỏi hố sâu mà mình đang chìm đắm bằng nhiều hoạt động giao lưu, tiếp xúc với mọi người hoặc đến các ngôi chùa, các trung tâm tình thương để thấy mình sống có ý nghĩa hơn (đối với người sống độc thân).

Trước nghịch duyên không có người đồng hành như trên, mỗi cá nhân chỉ còn cách tự mình đứng dậy, vượt thoát ra khỏi hố sâu mà mình đang chìm đắm bằng nhiều hoạt động giao lưu, tiếp xúc với mọi người hoặc đến các ngôi chùa, các trung tâm tình thương để thấy mình sống có ý nghĩa hơn (đối với người sống độc thân).

Trước nghịch duyên không có người đồng hành như trên, mỗi cá nhân chỉ còn cách tự mình đứng dậy, vượt thoát ra khỏi hố sâu mà mình đang chìm đắm bằng nhiều hoạt động giao lưu, tiếp xúc với mọi người hoặc đến các ngôi chùa, các trung tâm tình thương để thấy mình sống có ý nghĩa hơn (đối với người sống độc thân).

Với những người đang có vợ/chồng nhưng lại không tìm thấy được tiếng nói chung, dẫn đến hôn nhân chỉ còn là lớp vỏ bề ngoài. Lúc ấy, cuộc sống gia đình trở nên thật ngột ngạt, một số người đàn ông thì tìm đến rượu, bài bạc, còn người phụ nữ lại đến các quán bar, vũ trường hoặc chơi bời cùng bạn bè để khỏa lấp tìm quên nỗi đau. Để đối diện với cảm giác trống vắng đó, mỗi người nên tập cho mình suy nghĩ tôi không phải là người đơn độc và nỗi muộn phiền này chắc chắn tôi sẽ vượt qua. Bên cạnh đó, chúng ta nên chọn nghe những loại nhạc vui tươi, những ca khúc Phật giáo với màu sắc hân hoan. Mỗi ngày trôi qua, người không có bạn đồng hành nên học quán chiếu tâm bằng phương pháp hít thở sâu.

Chúng ta nên cảm nhận đang thở ra những nỗi khổ, niềm đau và hít vào khí oxi cùng các giá trị tích cực. Đồng thời, người làm chồng hoặc vợ nên dẹp bỏ bớt cái tôi của mình để lắng nghe và chia sẻ với những bế tắc mà người bạn đời mình đang mắc phải. Trong mỗi mối quan hệ, chúng ta đều phải dùng tình cảm, sự hiểu biết, tha thứ thì mới có thể vượt qua.

Đồng thời, để có được một người đồng hành tình nguyện đi cùng chúng ta suốt cuộc đời, mỗi người đừng nên thần tượng hóa một nửa của mình, đừng đặt những sự kỳ vọng gì quá cao xa, bởi càng đặt ra những “chuẩn” thì càng thất vọng nhiều. Thay vì mong một người vợ/chồng lý tưởng thì ta xây dựng một cuộc sống cho nhau, vì nhau. Là vợ hoặc chồng không có nghĩa là ta quên đi những lời nói yêu thương, những hành động chăm sóc nho nhỏ cho đến việc tán dương người bạn đời của mình. Với những việc làm cụ thể, lối suy nghĩ tích cực, chắc rằng bạn sẽ vượt qua nghịch duyên khi thiếu vắng đi người bạn đồng hành.

Để có được một người đồng hành tình nguyện đi cùng chúng ta suốt cuộc đời, mỗi người đừng nên thần tượng hóa một nửa của mình, đừng đặt những sự kỳ vọng gì quá cao xa, bởi càng đặt ra những “chuẩn” thì càng thất vọng nhiều.

Để có được một người đồng hành tình nguyện đi cùng chúng ta suốt cuộc đời, mỗi người đừng nên thần tượng hóa một nửa của mình, đừng đặt những sự kỳ vọng gì quá cao xa, bởi càng đặt ra những “chuẩn” thì càng thất vọng nhiều.

Bệnh tật

Đã làm thân người thì không ai là không có bệnh. Nguyên nhân để gây nên bệnh tật cho bản thân có rất nhiều. Ngay từ thời trai trẻ, nhiều người cứ lao động cật lực và bắt cơ thể phải làm việc quá tải. Đến khi về già, những đồng tiền từ mồ hôi công sức mà chúng ta làm ra đó lại trở thành phí chi trả cho bệnh tật. Vì vậy, để phòng và vượt qua bệnh tật, mỗi người nên có cuộc sống, sinh hoạt và làm việc thật sự khoa học. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhiều người dù tập thể dục, dùng nhiều thuốc đông tây y vẫn mắc bệnh. Lúc này, chúng ta cần phải hiểu đó là do nghiệp sát sanh mà con người gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay.

Chẳng hạn như, nhiều người giàu có xem câu cá là một thú vui nhưng họ lại không biết rằng đó lại là một hành động vô cùng nguy hiểm, góp phần gia tăng ác nghiệp, thọ lãnh quả báu bệnh tật, khổ đau. Bởi vậy, trong nhà Phật mới có nghi thức sám hối diệt tội, tha thiết chí thành ăn năn các tội lỗi của bản thân trong đời hiện tại cũng như vị lai. Những Phật tử tại gia như chúng ta nên thực hành sám hối vào mỗi ngày bằng cách lạy 49 lần vào mỗi sáng và tối. Phương pháp lạy này vừa giúp tiêu nghiệp đồng thời toàn bộ cơ thể được vận động, hít thở ra vào, tâm thư thái. Khi sám hối tại nhà, không nhất thiết chúng ta phải có mặc áo tràng mà có thể mặc trang phục kín đáo là được. Sám hối hồng danh cũng không nhất thiết phải đọc lớn mà chúng ta có thể quán tưởng trong đầu tên các vị Phật, Bồ tát bằng tất cả lòng tôn kính.

Nếu mắc bệnh, chúng ta nên bình tĩnh đối diện với căn bệnh của chính mình và có tinh thần lạc quan thay vì sợ hãi, khóc than. Bởi lẽ, yếu tố tinh thần là vô cùng quan trọng. Bệnh tật tất nhiên sẽ làm con người chết nhưng nỗi ám ảnh về cái chết còn làm con người chết sớm hơn, từ đó bệnh mới phát triển nhanh chóng. Vì vậy, dù thân mắc bệnh, mỗi người cũng nên tập cười thật nhiều, sống và suy nghĩ tích cực. Khi chúng ta cười, các notron thần kinh được kích hoạt, quá trình trao đổi chất và thay đổi máu được diễn ra, làm cho dưỡng chất cung ứng kháng thể và kháng thể này làm cho bệnh lâu diễn tiến hơn. Và ít ra trong những năm tháng cuối đời, nếu sống lạc quan, hạnh phúc thì khi chết đi, tiến trình tái sinh sẽ tốt đẹp hơn.

Chúng ta phải tin rằng nếu trên đời này có các vị Phật, Bồ tát hoặc các vĩ nhân, người giàu có thì ta đây cũng làm được. Nhiều người không khai thác được bản thân mình, không khám phá được điểm tới hạn của bản thân vì thế đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc đời.

Chúng ta phải tin rằng nếu trên đời này có các vị Phật, Bồ tát hoặc các vĩ nhân, người giàu có thì ta đây cũng làm được. Nhiều người không khai thác được bản thân mình, không khám phá được điểm tới hạn của bản thân vì thế đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc đời.

Thái độ hoài nghi

Nếu như nghịch cảnh là khó khăn thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc đời, bệnh tật là do môi trường tác động đến sức khỏe, thiếu người đồng hành dễ khiến chúng ta lâm vào trạng thái cô đơn thì thái độ hoài nghi làm cho ta không đủ dũng khí để vượt qua những chướng ngại trong hành trình cuộc đời. Thái độ hoài nghi làm cho chúng ta nghĩ nhiều sự việc quá sức đối với bản thân và chúng ta không còn nỗ lực, tinh thần để giải quyết nó. Hoài nghi có những động cơ như không tin tưởng vào khả năng của bản thân, hoàn cảnh, tính đếm hơn thua, hoặc thái độ an phận. Nếu ai có quan điểm sống như vậy, chúng ta cần thay đổi lại mình.

Chúng ta phải tin rằng nếu trên đời này có các vị Phật, Bồ tát hoặc các vĩ nhân, người giàu có thì ta đây cũng làm được. Nhiều người không khai thác được bản thân mình, không khám phá được điểm tới hạn của bản thân vì thế đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc đời. Chúng ta hãy như hoa sen trong bùn lầy, trong đám bùn tanh hôi thì hoa sen vẫn mọc lên đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết và tỏa hương. Con người chúng ta cũng vậy. Trước khó khăn, thách thức, phải dũng cảm đối đầu và dẹp bỏ sự nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Chiến thắng chính mình mới là chiến thắng quan trọng nhất.

Cậu học trò vượt lên nghịch cảnh

Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ.

Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ.

Tạm kết cho vấn đề này, người viết xin mượn 10 điều tâm niệm trong nhà Phật để mỗi người luôn ghi nhớ và quán chiếu. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc đời cũng như đạt được an vui, lợi lạc.

“1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.

2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.

3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.

5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.

6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

7- Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.

8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu tính.

9- Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí.

10- Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài

Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm