Đối diện với thị phi
Tôi bỗng nhớ đến lời thở dài ngao ngán của đức Thế Tôn khi người còn tại thế: Như Lai nào có hơn thua với đời, chỉ cuộc đời cứ tìm cách hơn thua với Như lai.
Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình
Con người xưa nay, vì thị phi mà điên đảo, vì nghiệp thị phi mà nổi trôi lặn hụp trầm luân muôn kiếp. Cố Hòa thượng Trí Thủ từng có 4 câu thơ rất ấn tượng:
Bảo ở thì ừ, hoan hỷ ở
Kêu đi, âu cũng tự nhiên đi
Vô tận không, thời Vô tận ý
Thị còn không sợ, ngại gì phi
Ở hay đi, không chỉ là việc di chuyển mà còn là vô vàn những nội hàm khác, tùy vào cảm nhận của mỗi người.
Vô Tận Không là đích đến, Vô Tận ý là khởi đầu cho sự tu tập. Sự im lặng, đôi khi có sức mạnh hơn vạn lời nói. “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”- Nghĩa là giữ tâm chánh niệm, vắng lặng, thì mọi sự sẽ qua, không gì không thành tựu.
Tôi lại nhớ một câu chuyện trong cổ học Tinh hoa, kể rằng có 1 vị quan thanh liêm chánh trực, bị nhiều quần thần ghét bỏ, nhiều lần sàm tấu với vua. Một lần, vua hỏi thẳng vị trung thần kia: "Sao Trẫm thấy khanh trung lương hiếu nghĩa, cúc cung tận tụy, không màng đến lợi ích bản thân, một đời lo cho nước cho dân, mà có lắm kẻ ghét bỏ, thâm thù"?
Vị trung thần kia mới thành thật mà tâu Vua: Thưa bệ hạ, đất trời luân chuyển 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, có tội tình gì đâu mà vẫn lắm người oán thán trách than. Mùa xuân mát mẻ, mưa phùn như tung rải hoa trời, thì cỏ cây xanh tốt, vạn vật đơm hoa, nhưng kẻ bộ hành lại ghét bỏ, vì mưa làm đường trơn trợt. Mùa Thu, trăng sáng như gương, bao kẻ văn nhân thi sĩ vui mừng thưởng thơ tán vịnh, nhưng kẻ đạo chích lại ghét bỏ thâm thù, vì trăng sáng quá, không thể hành nghề trộm cắp.
Thế gian này, lời nói thị phi còn độc hơn nọc rắn, sắc bén hơn gươm đao, tuy không làm người ta máu chảy đầu rơi nhưng tai ương hệ lụy thì kéo dài đến muôn kiếp. Vua mà nghe lời thị phi thì Trung thần phải chết; cha mẹ nghe lời thị phi thì con cái lầm than; vợ chồng nghe lời thị phi thì gia đình ly tán.
Cho nên, cốt là sống sao để không thẹn với lòng, ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi mặt không thẹn với đất, và một mai, nhắm mắt xuôi tay, cảm thấy vui mừng vì một đời trọn vẹn. Ai thêu dệt thị phi, ai nói lời xàm tấu là việc của người ta, thần không bận tâm, cũng không oán trách.
Vua nghe, lòng dâng lên niềm xúc động, lại càng yêu quý hơn vị cận thần, trung quân nghĩa đảm, mà mình may mắn có được. Tôi bỗng nhớ đến lời thở dài ngao ngán của đức Thế Tôn khi người còn tại thế: Như Lai nào có hơn thua với đời, chỉ cuộc đời cứ tìm cách hơn thua với Như lai.
Phép tu tâm 'quét bụi trừ bẩn'
> Mời quý Phật tử cùng xem thêm video "Chân lý của hạnh phúc":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm