Thứ năm, 27/02/2020, 15:19 PM

Đôi điều về ý nghĩa của câu 'Nhất lý thông, vạn lý minh'

Chúng ta thấy tùy căn cơ, đạo tràng này, Phật tử nọ chăm chăm tạng kinh nhất định nay trì chú, hay thiền hay theo pháp môn niệm Phật...Hết thảy đều được Phật bảo đảm rằng cuối cùng cũng "đến La Mã", nhận chân ánh sáng giải thoát, cũng đúng câu "Nhất lý ..".

> Tìm hiểu về kiến thức Phật học bổ ích tại đây 

Ý tứ này tôi suy nghĩ đã lâu, nay làm gan bộc bạch chia sẻ hầu mong góp chút  xíu kinh nghiệm trong chuyện học Phật của người sơ cơ.

Phật học không như thế học, cách tiếp cận ánh sáng giác ngộ không đồng cách tiếp thu tri thức khoa học tự nhiên hay xã hội nhân văn, "nó" đi từ con tim - niềm tin và đặc biệt.

Những điển cố nổi tiếng trong kinh điển về sự giác ngộ nhanh - như chớp lóe trong đầu - của A Nan, Xá Lợi Phất...nói lên nhiều về ý tứ này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu bạn học y khoa, sau hay song song tri thức về sinh lý - tâm lý cùng bệnh học được  triển khai theo hệ thống được tính toán kỹ từ đơn giản đến phức tạp, trước sau hay đồng thời song song kết hợp lý thuyết và thực nghiệm lâm sàng, thì, với Phật pháp - không như thế. Thông qua suy niệm quán tưởng mải miết và sâu sắc nhất về một ý hay một hệ thống ý phản ánh quan điểm Phật giáo về nhân sinh quan và thế giới quan thích hợp trình độ căn cơ cá thể nhất định, đến lúc nào đấy trong cảnh huống bất kỳ nào đấy hội đủ duyên chủ thể nhận thức với ra, ngộ ra, thấy ánh sáng - giác ngộ - coi như có kết quả.

Có người con Phật quán mãi về vô thường thông qua tử thi hay ván hòm, hay nghĩa địa; quán về thân bất tịnh qua quan sát uế tạp hay cửu khiếu chính mình...rồi khi ngộ ra, tháu suốt nhiều ngoài phạm vi vô thường hay bất tịnh của thân, thông qua phạm trù cụ thể thấy có khi cái toàn thể  - chân lý. Thế học không có chuyện này, không thể đến kỳ thi THPT mà thí sinh chỉ ôn tập mải miết đúng một nội dung toán học hay một công thức vật lý nào đấy, hoặc một giai đoạn văn học.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người xưa, thời Nho học thịnh, có câu "nhất lý thông, vạn lý minh" - tuy nhiên không có ý chỉ sự học Phật như dông dài ở bài viết vụng này, nhưng cá nhân tôi trong quá trình tìm hiểu và tin sâu Phật pháp nhận ra câu kia lại...rất ăn ý với phương pháp nhà Phật!

Chúng ta thấy tùy căn cơ, đạo tràng này, Phật tử nọ chăm chăm tạng kinh nhất định nay trì chú, hay thiền hay theo pháp môn niệm Phật...Hết thảy đều được Phật bảo đảm rằng cuối cùng cũng "đến La Mã", nhận chân ánh sáng giải thoát, cũng đúng câu "Nhất lý ..".

Trong nhiều khác biệt căn bản về phương pháp tiếp cận Phật học và thế học, tôi thú vị với khác biệt này. Có lẽ chính khác biệt này khiến những ai có thiện cảm tìm cầu học Phật cho dù xuất phát điểm hcoj vấn thấp hay mù chữ vẫn được mở cánh cửa ánh sáng tahy vì phải kinh qua hệ thống kiến thức bài bản chặt chẽ để có thu hoạch về học vấn qua các kỳ thi?

Không hiểu kinh nghiệm cá nhân này có được bạn coi là nghiêm túc không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm