Đôi dòng tản mạn: Nhận thức đúng đắn về Phật giáo
Tôi có được nghe nhà Phật dạy rằng: “Bồ tát sợ Nhân - Phàm phu sợ quả” nhắc nhở chúng ta luôn ý thức hậu quả việc mình làm. Gần đây một bộ phận những người bảo thủ, thành kiến tự xưng có học thức nhưng phát ngôn suy nghĩ thật “thiếu thận trọng” về Tăng Ni - Phật giáo Việt Nam.
>>Kiến nghị xử lý về phát ngôn của TS Dương Ngọc Dũng đăng trên Zing.vn
Tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời nay dân tộc Việt Nam kế thừa, giữ gìn và phát huy. Hơn 26 thế kỷ trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời đã làm mới lại đời sống tâm linh tiến hóa cho toàn nhân loại. Ánh sáng giác ngộ Phật Pháp vẫn tiếp tục soi đường chỉ lối cho nhân loại đến tận ngày nay, và mãi muôn đời sau nữa.
Non 2000 năm Phật giáo vào nước ta, khiến văn hóa dân tộc có thêm sinh khí. Và nhắc đến lịch sử Việt Nam thì phải nói đến lịch sử Phật giáo Việt Nam với đóng góp to lớn việc khai tâm khai trí, đồng cam cộng khổ, xây dựng, bảo vệ độc lập tự chủ phát triển đất nước. Ngày nay bất cứ một người có văn hóa nào khi nói về hai thời đại Lý - Trần đều phải ghi nhận rằng đó là hai thời đại vàng son nhất dân tộc, thời đại đầu tiên đặt nền móng đất nước văn hiến, độc lập tự chủ... Đó là minh chứng tự hào với các bậc Thiền sư, Thánh Tổ, Vua hiền tiêu biểu: Thiền sư Đỗ Pháp Nhuận, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Đa Bảo, Vua Lý Thái Tổ... và nối tiếp Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi chiến thắng hai lần giặc Mông Nguyên hung hãn nhất mà cả thế giới khiếp sợ thời bấy giờ, vì tấm lòng cho dân tộc, vua đã trút hoàng bào, xuất gia tu hành, thành đạo đi khắp nơi khuyên dân chúng bỏ tập tục mê tín thờ “tạp thần, dâm thần, tà thần” mà nhất loạt thờ Phật, Tổ Tiên, giữ gìn năm giới, làm mười việc lành. Đó là công cuộc khai mở trí thức, đạo đức vĩ đại vẻ vang cho đất nước suốt 2000 năm nay mà không có một thời đại nào sánh kịp. Và ngày nay có rất nhiều vị Tăng Ni đều là bậc cao hạ trong chốn tùng lâm thiền gia đóng góp bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước.
Tôi có được nghe nhà Phật dạy rằng: “Bồ tát sợ Nhân - Phàm phu sợ quả” nhắc nhở chúng ta luôn ý thức hậu quả việc mình làm. Gần đây một bộ phận những người bảo thủ, thành kiến tự xưng có học thức nhưng phát ngôn suy nghĩ thật “thiếu thận trọng” về Tăng Ni - Phật giáo Việt Nam gây ra phản ứng mạnh mẽ trong lòng dư luận. Điển hình có một vị tiến sĩ về tôn giáo học với những lời ông nói mà tôi thấy vượt quá sự hiểu biết của ông. Ngay những người ăn nói khoa đại nhất trong lịch sử cũng không dám chê bai hạ thấp Phật Giáo như vậy. Tôi có ví dụ rằng giả như trên một cánh đồng lúa đang xanh tốt đâu đó có hiện tượng sâu rầy. Vậy ta chỉ nên bắt sâu rầy để có mùa màng thu hoạch hay ta tận diệt cả sâu lẫn lúa?
Sự dại dốt nhất đời người là “xúc phạm niềm tin người khác. Đặc biệt là niềm tin tôn giáo”. Luật Nhân Quả, công luận sẽ phán xét hết sức công bằng những ai có thái độ miệt thị Phật giáo - là biểu trưng Tổ tiên, đạo đức truyền thống văn hoá dân tộc. Xã hội luôn kính trọng ba hạng thầy: “Thầy tu, thầy thuốc và thầy giáo”.
Thiết nghĩ tự đáy lòng, trong ứng xử con người với con người, trước khi muốn nói lỗi người thì hãy xét lại chính chính mình. Nếu chúng ta luôn biết đặt cương vị mình vào vị trí người khác (tức là hoán đổi vị trí cho nhau) thì sẽ biết thấu hiểu, cảm thông và yêu thương nhiều hơn. Chúng ta hãy thật bình tâm nhìn ra thế giới xem Phật giáo đóng góp hòa bình quốc tế trong đó Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học vĩ đại, các hệ thống giáo dục hàng đầu Mỹ, Anh, Úc... đang ứng dụng lời Phật dạy vào lối sống như thế nào? Thiết nghĩ rằng để khen ngợi người thậm chí mất cả đời, nhưng huỷ phạm người chỉ trong một lời nói. Vì vậy xin tất cả hãy bình tâm lắng nghe, rộng lượng tha thứ. Hãy hạ ngôn lưu tình, biết sai mà mau sám hối, sửa chữa lỗi lầm.
Đức Phật dạy rằng Tâm “Từ- Bi”, là quy tắc đạo đức căn bản người xuất gia cũng như tại gia: “Này hỡi các Tỳ kheo, dầu có người bình phẩm, chỉ trích các con như thế nào, đúng hay sai, hợp thời hay không, lễ độ hay thô bỉ, hợp lý hay điên rồ, ngay thẳng hay gian xảo, các con hãy cố gắng rèn luyện tâm tánh giữ tâm luôn trong sạch, không khi nào thốt ra một lời xấu xa bất thiện, luôn luôn dịu hiền và bi mẫn đối với những người ấy. Các con hãy mở rộng tấm lòng để tâm từ cuộn chảy đến họ như một dòng suối trường lưu bất tức. Các con nên rải tâm Từ bao trùm cả càn khôn vạn vật, dồi dào phong phú vô lượng vô biên. Không bao giờ thù oán, không sân hận, các con phải cố gắng tự trau dồi như thế”. Người đã thanh lọc mọi tham vọng ích kỷ, thù hận mọi tư tưởng hung ác, tàn bạo và đượm nhuần tinh thần vị tha từ ái và ôn hoà sẽ thấy đời sống mình an lành vui vẻ! Lấy tình yêu thương hóa giải oán thù:
“Nó đánh tôi thắng tôi
Nó mắng tôi cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy
Hận thù không thể nguôi
Nó đánh tôi thắng tôi
Nó mắng tôi cướp tôi
Không ôm hiểm hận ấy
Hận thù sẽ tự nguôi
Với hận diệt hận thù
Đời này không thể được
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu”
(Trích Kinh Pháp cú 01 - Phẩm song yếu).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm