Dòng sông tâm thức: Duyên khởi (I)
Tự thuật về cảm tưởng thực nghiệm tu tập xuyên suốt đạo Phật gồm nhiều bài viết từ Nguyên thủy đến Đại thừa như một dòng sông tâm thức cũng như dòng đời tu tập của ta vậy. Pháp môn tu tập là một dòng sông tâm thức Phật pháp.
Khi Stephen Hawking đưa ra thuyết Big Bang giải thích sự thành hình của vũ trụ là một sự bùng nổ của hai năng lượng positive và negative tác động trên một quark nhỏ bé. Theo nguyên tắc bảo tồn năng lượng của Einstein năng lượng bùng nổ đó tạo ra vật chất mass là các hành tinh vệ tinh thiên hà và giản nở ra không ngừng đến ngày nay. Như vậy không có một thượng đế nào sáng tạo ra vũ trụ và loài người này cả, và nếu có người ngoài hành tinh thì lý thuyết thượng đế sáng tạo càng không thể áp dụng đúng được nữa.
Cách nay hơn 2600 năm đức Phật đã nhìn ra điều ấy nên đưa ra nguyên lý Duyên Khởi để giải thích vũ trụ và con người hiện hữu bởi do duyên mà có, cái này có dựa trên cái kia có, cái này diệt dựa trên cái kia diệt.Không có một thượng đế Brahma nào sáng lập ra vũ trụ này cả. Điều này là một cuộc cách mạng thuở bấy giờ, đạo Bà la Môn đang tôn thờ thượng đế sáng lập vũ trụ con người.
Khi Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thấy một người đệ tử đức Phật đi ngang qua vội vã, hai người bên hỏi sao ông vội vàng đi đâu vậy? Người ấy trả lời tôi vội đi đến nghe thầy tôi là đức Phật Gotama giảng pháp, người đưa ra lý thuyết là duyên khởi cái này có duyên cho cái kia có, cái này diệt duyên cho cái kia diệt, không có thương đế nào cả. Hai người nghe xong như bừng tỉnh cơn mê và thấy được sự tuệ giác ngay tức thì và đến xin làm đệ tử đức Phật.
Triết lý Duyên khởi đi xuyên suốt đạo Phật từ Nguyên thủy đến Đại thừa và từ thuyết này làm nền tảng cho thuyết Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ thành hình. Kết lại có 4 loại Duyên Khởi từ Nghiệp cảm duyên khởi đến A lại da duyên khởi rồi Chân Như duyên khởi và cuối cùng Pháp giới duyên khởi hay trùng trùng duyên khởi.
Ngày nay khoa học đã chứng minh sự sinh tồn của con người bị tác động bởi environment: môi trường chính là lý thuyết duyên khởi này của đức Phật. Ngoài ra sự thành hình xã hội cộng đồng cũng chứng minh được lý thuyết Pháp giới duyên khởi của đức Phật hay còn gọi là matrix theo toán học với xác xuất để tìm ra sự ảnh hưởng của cộng đồng dân chúng trong đời sống, nhất là thị trường chứng khoán Wall street đi theo matrix nầy. Chúng ta sẽ lần lược học tập lời đức Phật dạy.
Nghiệp cảm duyên khởi
Là vòng tròn kín bánh xe sinh tử từ nhân ra quả lệ thuộc vào thời gian không gian trong 3 cõi 6 đường. Đó là lậu hoặc, nghiệp và khổ biểu hiện bởi luật nhân quả, quá khứ hiện tại tương lai bên tây phuơng là đường thẳng còn theo Phật là vòng tròn kín nên không có bắt đầu cũng không có chấm dứt. Lậu hoặc là bịnh của tâm, nghiệp là ác của thân còn khổ là quả báo của sinh tử.
Từ bịnh của tâm làm duyên sanh ra ác của thân rồi duyên ra quả của sinh tử, chính lậu hoặc nghiệp và khổ là hổ tương nhau nên gọi là nghiệp cảm duyên khởi hay 12 nhân duyên. Tức là kết hợp duyên khởi với luật nhân quả với “thành trụ hoại không” mà hình thành 12 mắc xích tương tục.
Lý duyên khởi - mô tả tiêu chuẩn……By Ajahn Brahm=Dependent Origination, Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch thuật (trích đoạn).
Khởi đầu từ Vô minh duyên sinh ra Hành; Hành sinh ra Thức; Thức sinh ra Danh Sắc; Danh Sắc sinh ra Lục Xứ; Lục Xứ sinh ra Xúc; Xúc sinh ra Thọ; Thọ sinh ra Ái; Ái sinh ra Thủ; Thủ sinh ra Hữu; Hữu đưa đến Sinh; Sinh đưa đến già, chết, sầu bi, than vãn, đau đớn, bất như ý, tuyệt vọng.
Đó là nguồn gốc của toàn bộ khổ uẩn trong cuộc đời này.
Nhưng do sự đoạn diệt không còn dấu vết của Vô minh sẽ đưa đến sự đoạn diệt của Hành; Do sự đoạn diệt của Hành đưa đến sự đoạn diệt của Thức; Do sự đoạn diệt của Thức đưa đến sự đoạn diệt của Danh Sắc; Do sự đoạn diệt của Danh Sắc đưa đến sự đoạn diệt của Lục Xứ; Do sự đoạn diệt của Lục Xứ đưa đến sự đoạn diệt của Xúc; Do sự đoạn diệt của Xúc đưa đến sự đoạn diệt của Thọ; Do sự đoạn diệt của Thọ đưa đến sự đoạn diệt của Ái; Do sự đoạn diệt của Ái đưa đến sự đoạn diệt của Thủ; Từ sự đoạn diệt của Thủ đưa đến sự đoạn diệt của Hữu; Do sự đoạn diệt của Hữu đưa đến sự đoạn diệt của Sinh; Do sự đoạn diệt của Sinh đưa đến sự đoạn diệt của già, chết, sầu bi, than vãn, đau đớn, bất như ý, tuyệt vọng.
Đó là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn trong cuộc đời này (Tương Ưng BK 12.1)
Ý nghĩa của mười hai nhân duyên, như Đức Phật đã định nghĩa:
Đối với chúng ta, hiểu chính xác những gì Đức Phật muốn nói về mười hai nhân duyên thật là quan trong. May mắn thay khi Đức Phật giảng dạy Giáo Pháp, Ngài cũng giải thích rất chi tiết ý nghĩa những gì Ngài nói. Phải công nhận rằng có một vài từ ngữ đã được dùng trong những ngữ cảnh hơi khác nhau trong nhiều bài kinh khác nhau. Tuy nhiên, kinh Tương Ưng Nhân Duyên (Nidāna Samyutta - Tương Ưng BK 12), là một tập hợp các bài kinh hoàn toàn liên quan đến Lý Duyên Khởi (paticca samuppāda). Bài kinh thứ hai trong tập hợp này là Kinh Phân Tích (Vibhanga Sutta) (Tương Ưng BK 12.2). Vibhanga nghĩa là sự giải thích ý nghĩa những từ ngữ được dùng. Trong bài kinh này, Đức Phật đã đưa ra lời giải thích rõ ràng nhất về ý nghĩa của những từ ngữ liên quan đến Lý Duyên Khởi.
Theo bản dịch Kinh Phân Tích (Vibhanga Sutta) của Bhikkhu Bodhi, và sẽ giải thích ý nghĩa của mười hai từ ngữ về nhân duyên này. Cũng vậy, nhờ vào sự trợ giúp của một vài bài kinh khác, ý nghĩa của hai từ ngữ vốn đã gây tranh cải nhiều nhất cũng sẽ được làm sáng tỏ.
Trước tiên, Đức Phật nói:
Này, các Tỳ kheo, thế nào là già chết?
- Sự lão hóa của nhiều chúng sinh khác nhau thuộc nhiều chủng loại khác nhau, trở nên già yếu, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, sinh lực suy tàn, các căn thoái hóa: như vậy gọi là già. Sự qua đời của nhiều chúng sinh khác nhau thuộc nhiều chủng loại khác nhau, bị hủy hoại, tan rã, biến mất, tử vong, mạng chung, mãn phần, ngũ uẩn lụi tàn, thân xác bị vất bỏ: như vậy gọi là chết. Như vậy, sự già yếu và vong thân này goị là già-chết.
Ở đây, rõ ràng là Đức Phật đã mô tả về cái chết theo ý nghĩa thông thường của từ này, chứ không phải là cái chết trong từng khoảnh khắc (momentary death (khanika manara): sự sinh diệt của các pháp trong từng sát-na), (mà một vài người thường hiểu lầm từ này). Nghĩa là cái chết mà bạn phải gọi công ty mai táng nhờ lo sắp xếp việc chôn cất.
‘Và này các Tỳ kheo, thế nào là sinh? Sự ra đời của nhiều chúng sinh khác nhau thuộc nhiều chủng loại khác nhau, chúng được hạ sinh, nhập thai (vào bụng mẹ), tái sinh (abhinibbatti), biểu hiện các uẩn, hình thành các căn (xứ). Như vậy gọi là sinh.’
Ý nghĩa của cụm từ ‘nhiều chủng loại khác nhau’, được trích ra từ một đoạn kinh văn khác đặc biệt nói về Lý Duyên Khởi, đó là Kinh Đại Duyên (Mahānidāna Sutta- Trường Bộ Kinh 14):
‘Do nhân duyên sinh đưa đến già-chết. Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói này? Nếu hoàn toàn tuyệt đối không có sinh ở bất cứ dạng nào, bất cứ nơi nào – nghĩa là, không có sự sinh ra của Chư thiên ở thiên giới, của Càn-thác-bà ơ Càn-thác-bà giới, của Dạ-xoa, Quỷ- thần, loài người, loài bốn chân, loài có cánh, loài bò sát ở các cõi giới của chúng - nếu không có sự sinh ra của chúng sinh, thuộc bất cứ chủng loại nào ở bất cứ cõi giới nào, như vậy, do hoàn toàn vắng mặt sinh, với sự chấm dứt của sinh, thì có thể tìm thấy già-chết hay không ?’
- Bạch Thế Tôn, chắc chắn là không.
Một lần nữa, ở đây rõ ràng là sinh có ý nghĩa như chúng ta thường hiểu: đó là sự xuất hiện của một chúng sinh từ trong bụng mẹ, trong cảnh giới của loài người.
‘Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hữu (bhava)? Có ba cảnh giới hiện hữu: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Như vậy gọi là hữu.’
Sự phân loại hữu thành ba cảnh giới như trên đôi lúc được gọi là Tam giới (tiloka). Dục giới (kāmaloka) là những cảnh giới do ngũ dục thống trị. Đó là cảnh giới của loài người, loài súc sinh, ngạ quỷ, điạ ngục, và đi lên đến cả cảnh giới của chư thiên, nhưng không bao gồm cảnh giới Phạm thiên. Sắc giới (rūpaloka) là những cảnh giới tĩnh lặng trong đó các vị thiên hiện hữu trong trạng thái chứng đắc các tầng thiền định. Cảnh giới này bắt đầu từ cõi trời Phạm thiên và bao gồm nhiều cảnh giới khác dựa trên các tầng thiền định cao hơn. Vô sắc giới (arūpaloka) là cảnh giới của tâm thuần tịnh, trong đó các vị thiên hiện hữu ở một trong những trạng thái chứng đắc tứ vô sắc định. Sắc giới và Vô sắc giới là những trải nghiệm chứng đắc các tầng thiền vào lúc hành giả qua đời và tiếp tục hiện hữu trong nhiều khoảng thời gian mênh mông vô tận, vượt qua nhiều biến hoại của vũ trụ và đôi lúc được tính như hằng ngàn kiếp (aeons).
- Để hiểu đầy đủ ý nghĩa của hữu (bhava), chúng ta phải tìm đến Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya – AN 3.76), trong bài kinh này, tôn giả Ānanda hỏi Đức Phật, “Thế nào là hữu?”
Đức Phật trả lời bằng cách hỏi lại tôn giả Ānanda: “Nếu không có nghiệp chín muồi trong dục giới (kāmmaloka), có thể có sự hiện hữu trong cảnh giới do ngũ dục thống trị không?”
Rồi Ngài hỏi cùng câu hỏi đó với hai cảnh giới kia: “Nếu không có nghiệp chín muồi trong sắc giới (rūpaloka), có thể có sự hiện hữu trong sắc giới không?” “Nếu không có nghiệp chín muồi trong vô sắc giới (arūpaloka), có thể có sự hiện hữu trong vô sắc giới không?”
Theo đó, tôn giả Ānanda đã trả lời: “Bạch Thế Tôn, chắc chắn là không.”
Cho mỗi câu hỏi. Rồi Đức Phật giải thích tiếp:
Vì vậy, này Ānanda, ngươi có thể xem nghiệp (hành động của thân, khẩu, ý) như là cánh đồng, ngươi có thể xem thức như là hạt giống, và ngươi có thể xem áí như là chất ẩm. Như vậy, đối với những chúng sanh bị vô minh làm mê mờ và bị ái tróí buộc, có sự hình thành của thức trong cảnh giới thấp kém này (trong dục giới (hinadhātu), nghĩa là những cảnh giới bị ngũ dục thống trị; và cũng như thế với hai cảnh giới cao hơn. Như vậy, trong tương lai sẽ có nhiều sự hiện hữu (punabbhava), tái sinh (abhinibabbatti). Ở đây, Đức Phật đã cho thí dụ về cây cối mọc lên, với nghiệp là cánh đồng, và thức như là hạt giống, được nuôi dưỡng bởi chất ẩm là ái , để giải thích làm thế nào hữu ( bhava) là nhân duyên của tái sinh jāti).
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là thủ (đôi lúc được dịch là ‘nhiên liệu’)? Có bốn loại thủ: dục thủ, (tà) kiến thủ, giới cấm thủ, ngã chấp thủ. Như vậy gọi là thủ.
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là ái? Có sáu loại ái: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, và pháp ái. Như vậy gọi là ái.
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là thọ (vedanā)? Có sáu loại cảm thọ: do mắt nhìn thấy sinh thọ, do tai nghe tiếng sinh thọ, do mũi ngửi hương sinh thọ, do lưỡi nếm vị sinh thọ, do thân xúc chạm sinh thọ, do ý nghĩ tưởng sinh thọ. Như vậy gọi là thọ.
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là xúc? Có sáu loại xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Như vậy gọi là xúc.
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là lục xứ? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn. Thân căn và ý căn. Như vậy gọi là lục xứ.
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là danh sắc (nāma-rūpa)? Thọ, tưởng, ý chí (cetanā), xúc (phassa), và chú tâm/ tác ý (manasikāra): đây gọi là danh. Tứ đại và sắc xuất phát từ tứ đại: đây gọi là sắc. Như vậy, danh này và sắc này ghép lại với nhau thành danh-sắc.
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là thức? Có sáu loaị thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức thiệt thức, thân thức và ý thức. Như vậy gọi là thức .
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là hành (sankhāra)? Có ba loại hành này: thân hành, khẩu hành và ý hành. Như vậy gọi là hành.
Ý nghĩa của hành đôi lúc cũng gây tranh luận bởi vì đây là một từ có nhiều nghĩa khác nhau ở nhiều nơi khác nhau. Nếu người ta muốn thấy từ sankhāra được dùng như là nguyên nhân để tái sinh, người ta có thể tìm đến Kinh Hành Sanh (Sankhārupapatti Sutta) (Trung Bộ Kinh số 120). Sankhārupapatti nghĩa là “tái sinh theo hành”. Ở đây, Đức Phật nói về vấn đề làm thế nào một số chúng sanh sinh ra trong nhiều cảnh giới khác nhau tùy theo những hành động họ đã tạo từ thân, khẩu hoặc ý. Những hành động về thân- khẩu- ý đó, được thực hiện bằng ý chí (cetanā); và chính cái nghiệp này đã đưa đến tái sinh. Đây gọi là hành (sankhāra).
Trong một bài kinh khác (Tương Ưng BK 12.51 ), Đức Phật nói về vấn đề làm thế nào một người có vô minh ( avijjāgato, “người đã có vô minh”) dự tính làm một thiện hành (sankhāra), thức của người này đi đến một chỗ thiện lành. Nếu người này dự tính làm một hành động bất thiện, thức của người này đi đến một chỗ bất thiện (apuñña). Nếu người này dự tính làm một hành động trung tính (āneñja sankhāra) (đứng ở giữa, không thiện không ác), thì thức của người này sẽ đi đến chỗ ấy. Một lần nữa, điều này chứng tỏ rằng có ba loại hành (sankhāra) - thiện, bất thiện và trung tính – và hành (sankhāra) là hoạt động của nghiệp. Giống như nghiệp có thể được tạo ra bằng thân, khẩu, ý, cũng vậy có ba loại hành - thân hành, khẩu hành và ý hành (sankhāra).
“Và này, các Tỳ kheo, thế nào là vô minh (avijjā)? Không hiểu về khổ, không hiểu về nguồn gốc của khổ, không hiểu về sự diệt khổ, và không hiểu về con đường đưa đến diệt khổ. Như vậy gọi là vô minh.
(Còn tiếp)
Tài liệu tham khảo:
- Lý Duyên Khởi - By Ajahn Brahm=Dependent Origination, Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch thuật.
- A Lại Da Duyên Khởi Luận: Theo Phật Học tinh yếu: Phát triển Đại Thừa - NiệmPhật.net
- Từ nghiệp cảm duyên khởi đến pháp giới duyên khởi - TT Thích Đức Thắng – Thư viện Hoa sen.
- Chân như duyên khởi – Hồng Dương – Thư viện Hoa sen.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm