Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/07/2021, 10:36 AM

Dòng sông tâm thức (I)

Tự thuật về cảm tưởng thực nghiệm tu tập xuyên suốt đạo Phật gồm nhiều bài viết từ Nguyên thủy đến Đại thừa như một dòng sông tâm thức cũng như dòng đời tu tập của ta vậy. Pháp môn tu tập là một dòng sông tâm thức Phật pháp.

Thân, thọ, tâm, pháp: Những pháp tu tập được Thế Tôn thuyết giảng đầu tiên

Sáng sớm thức dậy, nghe chim hót trên dây điện sau back yard tôi mở mắt mỉm cười chính mình. Tôi chợt quán chiếu hạnh phúc. Tôi vẫn còn đầy đủ 6 căn đây mà, vẫn còn thở và nhịp đập tim bình thường. Hạnh phúc có được là nghe chim hót, hít không khí mát lạnh nhìn qua cửa sổ trời mờ trong sáng, mặt trời đang lên, tôi đang hạnh phúc trong sắc na hiện tại này. 

Ngày mới bắt đầu, tôi về hưu nên khỏi lo đi làm, thật hạnh phúc thứ hai trong quán tưởng. Nhưng lòng nghĩ đến Phật tự nhiên nghĩ mình nên ngồi dậy để ngồi thiền trên giường? Rồi lại lý luận thiền đi đứng nằm ngồi đều đầy đủ cần gì phải ngồi dậy. Thôi cứ nằm ngay ngắn đưa niệm bật lên là chánh niệm và tĩnh giác.

dong-song-tam-thuc_2

Sao gọi là chánh niệm? Phải có chánh có tà sao? Phải có phân biệt của ý thức sao? Tại sao có chánh niệm thì phải đi kèm theo tĩnh giác? Vậy ta quán chiếu chánh niệm trước vậy. Phật dạy ta có một con đường để đi đến giải thoát phiền não luân hồi, đó là đường chánh còn không phải đi như thế là tà. Vậy chánh niệm là nằm trong Bát chánh đạo có 8 con đường đi đến giải thoát. Chánh kiến chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Lòng nghĩ đến Thiền tông là dẹp bỏ ý thức phân biệt nên không chánh không tà, sao mình giờ này lại nghĩ đến chánh niệm hay Bát chánh đạo? Muốn tu tập Đại thừa thì phải kinh qua Nguyên thủy rồi mới mở rộng ra đi sâu về triết lý về bản chất mới đến Đại thừa. Vậy chưa học lớp trung học mà đòi nhảy lên đại học là đi sai đường rồi. Vậy cũng không đúng vì Nguyên thủy không phải là trung học và Đại thừa không là đại học. Phải hiểu đúng Nguyên thủy là căn bản là giải quyết trực tiếp vấn đề phiền não tham sân si, còn Đại thừa là đi về triết lý trừu tượng giải quyết tham sân si không trực tiếp mà đi về bản chất của tham của sân của si. Vậy cả hai cần bổ xung cho nhau mới là đúng, phải đạt A la hán rồi mới đến Bồ tát rồi thành Phật quả.

Đức Phật ngồi dưới cây bồ đề giác ngộ rồi tìm ra Tứ diệu đế và 12 nhân duyên và ba cái minh, sau đó đức Phật giảng rộng thêm kinh Đại thừa, Hoa nghiêm Lăng nghiêm hay Bát nhã hay trì chú niệm Phật. Phật dạy chúng sanh suốt 49 năm giảng đạo gồm có 3 lề lối giảng pháp. Đầu tiên Phật giảng cho mọi người từ nông dân đến thương gia vua chúa, đặt vấn đề ra rồi trực tiếp giải quyết vấn đề do trực tiếp chấp thật, chấp có vạn pháp chung quanh chúng ta. Có gia đình có vợ chồng con cái có vua tôi thần dân, có nghề nghiệp có tiền tài có sức khỏe…tất cả là cuộc sống chúng ta là thật sự. Giải quyết tham sân si phiền não lậu hoặc là giải thoát nỗi khổ của chúng sinh là Tứ diệu đế. Cái cuối cùng là Đạo đế gồm 37 phẩm trợ đạo để giải quyết trực tiếp vấn đề khổ của chúng sinh. Con đường này rất chú trọng thực hành và nghiêm túc giới luật khắc khe để chúng sinh cắt diệt trọn vẹn tham sân si. Phật nghĩ sâu xa bao quanh cắt xén trọn vẹn thực hành cho chúng sanh bớt giảm khổ rồi đi đến diệt khổ. Kế đến lề lối giảng thứ hai là từ chối. Phật thấy giảng trực tiếp chúng sanh có người nghe làm theo, có người còn nghi ngờ còn lơ là còn nghĩ đến những ảo tưởng như sống có danh gì với núi sông, sống sao có tên tuổi để chết có nhiều bằng cấp nhiều danh dự, nhiều người đến thăm đọc diễn văn nhiều người đưa tiễn. Sống sao như cọp chết để lại da còn người ta chết để lại tiếng? Cả đời mình làm nghề khoa học, sao giờ không viết lại để đời những gì mình kinh nghiệm hành nghề cho đàn em đi sau mình bắt chước mà có nhiều kinh nghiệm. Mình đã hành nghề thú y bao nhiêu năm rồi, nghề vi trùng microbiology bao nhiêu năm, sao không viết lại những kinh nghiệm làm sao đúng protocol của FDA, mà vượt qua được mấy cái audit của cơ quan này làm cho hãng dược sản xuất hàng được tốt? Hay những lối chống dịch bịnh gia súc sao cho nhanh gọn và hiệu quả các ổ dịch khi phát hiện ra? Sao không truyền kinh nghiệm về dịch bịnh gia súc để trị cho hết, bằng nhiều phương cách vừa trực tiếp trị liệu, vừa auto- vaccine, vừa environment  để bao vây ổ dịch? Diệt ổ dịch bịnh bằng đưa vaccine trực thăng vào ổ dịch cho hết mọi sinh vật dù mạnh hay bịnh, rồi trị liệu tiếp theo và bao vây sát trùng environment. Thôi ta hãy quay về Phật tốt hơn vì cuối đời người không còn thời gian để chạy theo cái ảo tưởng có danh gì với núi sông nữa. Hãy quán chiếu theo Phật, danh đó là giả tạo là không thật là giả danh. Lề lối này là đại thừa là kinh Kim cang Bát nhã là chấp giả.

Thiền sư Suzuki gọi hệ thống kinh Bát nhã gồm 600 quyển gom thu lại là kinh Kim cang là từ chối từ chối hai lần. Không phải Phổ Tấn rồi đến không phải không phải Phổ Tấn mới đích thật là Phổ Tấn. Từ chối có nghĩa là không, là không bám trụ, không chấp hay phá chấp, là huyển ảo không thật. Lề lối thứ ba là biểu tượng. Phật đưa ra cành hoa sen, đưa ra câu chuyện hành khất có viên ngọc quý trong túi xách mà không biết cứ lang thang đi ăn xin mãi. Hay người thầy thuốc trị bịnh nhân Phật đưa các biểu tượng để giảng giải chúng sanh có một Phật tánh thanh tịnh trong sáng và thường hằng đó trong người, mà lại không nhận ra cứ chạy theo hư ảo mà tìm kiếm. Đó là kinh Pháp Hoa vào thời kỳ cuối của đạo Phật nên gọi là Phật thừa chỉ có một mà thôi. Như vậy chúng ta nên hiểu biết hết 3 lề lối giảng này của Phật mới đúng là con Phật đi theo bước chân của Ngài. Chúng ta chưa biết hết trọn vẹn bước chân Phật mà tự nhiên nhảy vào một lãnh vực rồi ôm cứng lãnh vực hạn hẹp đó mà tu tập, rồi cho là cái lối tu của mình là nhất đời, là cao cả, là chánh còn lại lối tu tập khác là thấp kém là đi lòng vòng là tà đạo. Phật nhìn chúng sanh trong căn nhà lửa cháy của tham sân si, có người đam mê dục vọng thì Phật giảng trực tiếp chặt đứt tham sân si bằng con đường trục tiếp, bằng giới luật bằng hành động thực tập trực thẳng vấn đề. Có người mê danh mê để lại danh gì với núi sông thì Phật dạy quan niệm đó là ảo là giả tạo là không có thật là chấp giả. Rồi cuối cùng Phật giảng không thật không giả là con đường Phật thừa là chúng sanh có Phật tánh hãy quán chiếu nhận ra nó mà tu tập thì giải thoát được tham sân si. Suốt hành trình Phật giảng đó bao cụm lại mọi khía cạnh để mọi chúng sanh khác biệt nhau từ căn cơ, từ kiến thức học vấn, từ cá tánh tu nghiệp duyên, từ kiếp trước có theo Phật hay không. Tất cả loài chúng sanh đó Phật giảng cho hết khắp đường tu tập nên gọi là đạo Phật. Đạo là con đường đi đến giải thoát mà không chỉ có một con đường mà rất nhiều con đường nên gọi là 84000 phép tu.

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Tự nhiên phát hiện mùa Vu lan sắp đến là mùa báo hiếu, nhớ lại câu chuyện Phật báo hiếu mẹ sanh ra rồi chết sớm vì mất máu bởi phải giải phẫu bụng để sanh Phật. Mẹ Phật chết lên cõi trời đâu lợi trú ở đó nên Phật đi đến giảng cho chư thiên và mẹ bài kinh Vi diệu Pháp mà Xá lợi Phất đi theo nghe Phật giảng về giảng lại thành kinh còn gọi Thắng Pháp tạng. Kinh Vi diệu Pháp là gom đầy đủ con đường thứ nhất Phật giảng cho đạo Nguyên thủy tu tập chặt đứt diệt tận tham sân si trực tiếp vấn đề.

Vấn đề đây là gì? Phật dạy đó là khổ tức là phiền não lậu hoặc như sanh già bịnh chết, người thân chết chia lìa, cầu mong mà không đạt được và nhiều nhiều các khổ của nhân sinh. Tất cả gom lại do tham sân si mà ra. Mình tự nghĩ tại sao mình lại được sinh ra, phải chi không được sinh ra thì sung sướng biết mấy. Nhưng nghiệp duyên kiếp trước làm mình vì vô minh nên có một tham muốn được sanh ra. Vì tham muốn sanh ra nên mình đi đầu thai do nghiệp lực đẩy hút vào bào thai của cha mẹ rồi luân hồi triền miên bao nhiêu kiếp. Tất cả vạn vật hữu tình đều có lòng tham muốn này nên có 6 nẻo luân hồi trời người a tu la súc sanh ma quỷ địa ngục. Thôi đành tu tập để chuyển hóa kiếp mình vậy.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm