Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/09/2021, 16:41 PM

Dòng sông tâm thức: Thiền (III)

Thiền là đạo Phật là phương tiện thiện xảo đến giác ngộ tuy có nhiều cách khác nhau nhưng vẫn giữ căn bản Giới Định Tuệ làm cơ bản.

Thiền kiến tánh

dong-song-tam-thuc-thien 4

Thiền tông do Lục Tổ Huệ Năng vô niệm vô tướng vô trụ. Pháp Bảo Đàn kinh: “Vô niệm là đối với niệm mà không niệm”, “đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm.

Nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ, niệm phải trừ hết, một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác, ấy là lầm to”, “này Thiện tri thức, thế nào lập vô niệm làm tông? Chỉ vì miệng nói thấy tánh, người mê ở trên cảnh có niệm, trên niệm lại khởi tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng từ đây mà sanh”, “Này Thiện tri thức, vô là vô việc gì? niệm là niệm vật nào? Vô đó là không có hai tướng, không có các tâm trần lao; niệm là niệm Chân như Bản tánh. Chân như tức là thể của niệm, niệm tức là dụng của Chân như, Chân như tự tánh khởi niệm, không phải mắt tai mũi lưỡi hay khởi niệm, Chân như có tánh cho nên khởi niệm, Chân như nếu không có tánh thì mắt tai sắc thanh chính khi ấy liền hoại.”

“Này Thiện tri thức, Chân như Tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe hiểu biết mà không nhiễm muôn cảnh, mà Chân tánh thường tự tại, nên kinh nói “hay khéo phân biệt các pháp tướng mà đối với nghĩa đệ nhất không có động”.

“Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bản tâm khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là Bát nhã tam muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh.”

“Ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét tử, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả”.

“Này Thiện tri thức, người ngộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật.” Để nói rõ thêm về pháp tu Vô niệm, tổ Huệ Năng chỉ rõ thêm hai pháp là Vô tướng và Vô Trụ để làm sáng tỏ thêm.

Tổ nói: “Đối trên các pháp mỗi niệm không trụ, tức là không phược (không bị trói buộc), đây là lấy vô trụ làm gốc“. Không trụ vào các Niệm nên không còn bị dính mắc, bị chi phối. Còn làm sao không trụ?

Dòng sông tâm thức: Thiền (I)

Tổ chỉ thêm: “Chấp tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật”, “ngoài lìa tất cả tướng gọi là vô tướng, hay lìa nơi tướng tức là pháp thể thanh tịnh, đây là lấy vô tướng làm thể”. Đó cũng là theo ý kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. (nghĩa: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng”), (Kinh Kim Cang, đoạn 5)”.

Nếu không thấy các pháp là hư vọng, vẫn chấp chặt vào các tướng của muôn pháp và trụ vào đó thì chẳng bao giờ đạt được Vô niệm, dù tìm mọi cách để bặt đường suy nghĩ. Có ý kiến lại nói vô tướng là thấy người mà không cần biết đó là đàn ông hay đàn bà, không cần biết tên người đó là gì…Những ý kiến kỳ lạ như vậy không phải là không có, chỉ những người không chịu tìm hiểu mới làm như vậy.

Thiền sư Huệ Hải còn nói rõ về Vô trụ: “Tâm không trụ là tâm Phật.” Người đời do mê bên ngoài nên chấp tướng, mê bên trong nên chấp không. Nếu hay nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không thì trong ngoài chẳng mê”. Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳng nghĩ các việc lợi ích thành hoại…an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đây gọi là nhất tướng tam muội.

Nói tóm lại tổ Huệ Năng, qua cuốn Pháp Bảo Đàn kinh đã chỉ cho chúng ta pháp môn Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ và đưa Thiền tông lên một bước tiến quan trọng. Vô niệm không có nghĩa đơn giản là kềm giữ để không có niệm nào. Niệm vẫn luôn tự khởi do hoạt động của bộ óc con người, trong đời sống hàng ngày vẫn cần có những sự suy tính, phân biệt, như là đói thì nghĩ đến ăn, mệt thì nghĩ đến ngủ. Nhưng nếu coi kỹ lại thì thấy trong đầu chúng ta, ngày cũng như đêm, lúc nào cũng ồn ào đủ mọi thứ chuyện, không lúc nào ngừng. Vô niệm là không có những tà niệm, như thiền sư Huệ Hải đã nói. “Vô niệm tức là không có cảnh giới hay đối tượng nào cả.” Đứng về phương diện kinh điển mà nói thì đó là pháp môn “bất nhị”, là trí bát nhã.

Thiền Tánh Không: Thích thông Triệt: không nói thầm trong não thì có định!: Ta đã hết rồi chuyện thế gian; Tâm ta thanh thản như mây ngàn; Đâu còn chi nữa mà đem nói; Ý bặt, lời không, óc rỗng rang…. Chương trình chụp hình não bộ với viện Đại Học Tuebingen đã chứng minh qua khoa học một số điều mà Thầy Thông Triệt đã tự chứng, đó là sự hiện hữu và vị trí của bốn Tánh: Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm và Tánh Nhận Thức Biết, các vùng Ý Căn, Trí Năng, Ý Thức ở thùy trán, và cơ chế “đường mòn ngôn ngữ” trong não bộ.

Qua các thử nghiệm Thầy cũng đã chứng minh được là vị trí của Tâm Tathā tức là Tánh Nhận Thức Biết là chức năng của vùng Precuneus thuộc vỏ não.Trong tiến trình chụp hình não bộ, năm 2010, tiến sĩ Michael Erb đã chụp hình não bộ của Thầy khi Thầy thực hành 4 tầng thiền định đó là: định có tầm có tứ, định không tầm không tứ, định chánh niệm tỉnh giác, và chân như định hay định bất động.

Thầy đã phối hợp tinh túy của 4 hệ: Hệ Nguyên Thủy,  Hệ Theravàda, Hệ Phát Triển và Thiền Tông với khoa học não bộ để vạch ra con đường thực hành Thiền hướng dẫn thiền sinh tới  kinh nghiệm cái Biết không lời của Tánh Giác và cuối cùng thể nhập Chân Như. Qua sự đối chiếu khoa học não bộ với Thiền, Thầy đã thể hiện được hoài bão chứng minh Thiền Phật giáo là một môn khoa học tâm linh thực nghiệm, và Thầy đã thiết lập ra những chiêu thức và kỹ thuật thực hành rõ ràng để đưa thiền sinh đến kết quả cuối cùng của Thiền.

Đứng về mặt khoa học thì ý thức mind được cấu tạo ngay từ lúc đứa bé lọt lòng bởi các ion positive và negative trong các liquid solution do mineral khác nhau như K+ Na-… sự khác biệt nầy dưới từ trường trái đất sẽ tạo thành một dòng điện điện từ chạy trong cơ thể từ các neuron thần kinh ngoài da đến não bộ qua các synapse. Như vậy ý thức mind tất nhiên phải có trừ khi chết thì mới hết. Vậy chúng ta chỉ có thể thiền để kiểm soát hoạt động não bộ ở các vùng ý thức vùng tiềm thức và vô thức. Ý thức này không thể cho nó ngừng lại dừng lại được trừ khi chết. Chúng ta thiền để kiểm soát tâm là thấy vọng không theo, hay chuyển vọng bằng chánh niệm hay dùng công án để lấp vào “gap” của ý thức đó. Chúng ta không thể làm cho nó triệt tiêu dừng lại là không nói như thiền tánh không nầy. Không thể bắt nó không có niệm nổi lên tức là không có ý thức hay dùng tánh thấy tánh nghe để thay vào ý thức. Mind là tâm thì nó có như hơi thở của ta vậy, chỉ khi chết thì nó mới triệt tiêu. Không biết Thầy Thông Triệt làm sao mà dừng nói của ý thức?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người thiền sư nổi tiếng trên thế giới. Thầy đã canh tân mới kinh luận như sửa đổi Duy thức luận thành Duy Biểu luận, Bát Nhã tâm kinh viết lại, giảng rõ Tuệ Trung Thượng Sĩ hay Kinh Kim Cang, lấy Nguyên Thủy làm căn bản mà mở rộng theo Đại thừa. Thầy sáng tạo nhiều cách thức thực hành chỉ riêng có ở Làng Mai với thơ văn phong phú, mọi hành thiền đều bằng thơ văn nhẹ nhàng và an lạc thanh tịnh hạnh phúc. Thầy chủ trương kinh luận là hiểu bằng tâm nên nhẹ nhàng không lệ thuộc vào văn tự máy móc. Vì chính văn tự của kinh cũng không thực sự là văn tự của Phật. Thầy sửa đổi hầu hết kinh luận hiểu một cách mới như Phật thầy gọi là Bụt. Thầy giảng hầu hết kinh luận chứ không phải bất lập văn tự như Tổ sư Thiền.

Thiền sư Thích Thanh Từ: Thấy vọng không theo, Thiền Tịnh song tu, phản quan tự kỷ. Đối cảnh vô tâm chới hỏi Thiền (Sư Ông Trúc Lâm - trích đoạn).

Việt Nam vào thế kỷ thứ mười ba. Vua Trần Nhân Tông, khi đi tu Ngài lên núi Yên Tử, lập một hệ phái tên là Trúc Lâm Yên Tử. Ngài có làm bài phú “Cư Trần Lạc Đạo”. Trong đó, có câu thế này “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”. Nghĩa là đối với cảnh mà không có tâm dính mắc thì đừng hỏi thiền chi nữa, vì ngay đó là thiền rồi. Đối với cảnh mà tâm không dính mắc tức là chỗ Kinh Kim Cang bảo sáu căn đừng dính với sáu trần. Do không dính mắc với sáu trần nên tâm an định. Đó là Thiền.

Như vậy, Thiền của Thiền tông là cốt không cho tâm dính mắc với sáu trần. Đó là gốc, là đường lối căn bản của nhà Thiền. Trước khi xuất gia, vua Trần Nhân Tông đã được học với ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Khi sắp trở về lên ngôi Thái tử, Ngài hỏi Tuệ Trung chủ đích của thiền là gì? Tuệ Trung đáp thế này: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, nghĩa là nhìn lại mình là phận sự chính, đừng chạy tìm bên ngoài. Quay lại ngay nơi tâm mình đó là bổn phận chính của người tu thiền, không thể hướng bên ngoài mà được. Ngay câu đó, nhà Vua lãnh hội được yếu chỉ thiền.

dong-song-tam-thuc-thien 5

Dòng sông tâm thức: Thiền (II)

Phương hướng tu hành của Thiền tông không phải lấy kinh điển làm trọng yếu, mà phải biết xoay lại nơi mình để nhìn thẳng nội tâm, biết cái gì hư dối buông xả, cái gì chân thật nhận lại, chớ không có gì xa lạ hết. Tại sao tôi nói Thiền là cội gốc của đạo Phật? Bởi vì trong kinh A-hàm, đức Phật dạy người tu thiền phải quán Tứ niệm xứ. Quán Tứ niệm xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Bốn pháp quán ấy đều xoay lại mình, để thấy cho tường tận. Như vậy tu thiền theo giáo lý Nguyên thủy cũng phải phản quan.

Còn nếu tu thiền theo Kinh Kim Cang thì không cho sáu căn dính mắc với sáu trần. Rõ ràng kinh Phật từ hệ Nguyên thủy cho đến hệ Bắc tông đều dạy phải xoay lại, tự quán chiếu chính mình và tự gìn giữ, đừng để tâm phóng theo sáu trần. Cho đến kinh Lăng Nghiêm thuộc Bắc truyền, có một đoạn kể lại ngài A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, cái gì là cội gốc của sanh tử luân hồi? Cái gì là cội gốc của Bồ-đề Niết-bàn?” Đức Phật im lặng. Lúc đó mười phương chư Phật đồng thanh bảo rằng: “Cội gốc luân hồi sanh tử là sáu căn của ông. Cội gốc Bồ-đề Niết-bàn cũng là sáu căn của ông.”

Như vậy, từ kinh Phật cho đến đường lối Thiền tông rất phù hợp, rất thích ứng với nhau. Vì vậy chúng tôi mới quả quyết Thiền tông là cội gốc của đạo Phật. Có một Thiền khách đến gặp vị Thiền sư trưởng lão, hỏi:

- Bạch Ngài, thế nào là Phật tánh?

Vị trưởng lão đáp:

- Như một con khỉ được nhốt trong lồng có sáu cửa. Bên ngoài một con khỉ khác đứng kêu “Chéo! Chéo!” để đáp lại con khỉ trong lồng cũng kêu “Chéo! Chéo!”

Nghe tới đó, vị Thiền khách hỏi:

- Nếu con khỉ bên trong ngủ thì sao?

Ngay lúc ấy, Thiền sư liền nắm vai, nói:

- Chúng ta đã thấy nhau rồi!

Đó là câu trả lời cho câu hỏi thế nào là Phật tánh. Bởi tâm chúng ta như con khỉ chuyền nhảy lăng xăng không dừng, cho nên gặp cảnh ngoài thì dính với cảnh ngoài. Bao giờ nó dừng lặng tức con khỉ bên trong ngủ, thì con khỉ ở ngoài dù có kêu mấy nó cũng yên lặng, không trả lời. Đó là Phật tánh hiển lộ.

Trích "Thiền tông là cội gốc của đạo Phật" - Thiền sư Thích Thanh Từ. 

Thiền công án: Thich Duy Lực, Nguyệt Khê, Thiền sư Genjo Marinello chùa Dai Bai Zan Cho Bo Zen Ji tại Seattle viết: Công án là các câu hỏi, hay các câu trả lời không ăn nhập với nhau nhưng thách thức đối với con người bạn, đối với cái khái niệm nền tảng nhất về tự ngã của bạn. Công án như vũ khí sắc bén đâm vào tự ngã và từ đó tuôn trào ra Phật Tánh. Công việc của bạn không phải là tác chiến hay vật lộn với các cú tấn công này, mà là trung hòa chúng. Công án xuất phát từ Trung Quốc, tiếng Nhật gọi là Koan, có nghĩa là nguyên tắc chung. Trong Thiền tông, các công án được dùng như chất xúc tác để đánh thức bản chất sâu thẳm, trong sạch của bạn. Công án thường kể lại một cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò, trong đó, câu hỏi hay câu trả lời của vị thầy nhằm khai mở bản chất sâu thẳm của vạn pháp như chúng là.

Có lẽ, công án điển hình, sớm nhất là công án về câu chuyện, khi Đức Phật Thích Ca không nói một lời, đưa cành hoa sen lên trước hội chúng. Lúc đó, tất cả hội chúng đều im lặng, ngơ ngác không hiểu, chỉ trừ tôn giả Ca Diếp mỉm cười.

Công án là một công cụ cao cấp, không có sức mạnh siêu nhiên ẩn tàng nào nhưng lại có thể giúp hành giả giác ngộ khi thực hành đúng đắn. Tôi từng nghe Thiền sư Genki gọi chúng là ‘cách mở nắp lon’ cho Tâm của bạn.

Công án chỉ nên được dùng sau khi bạn đã vào được chánh định. Chánh định là trạng thái của tâm khi tất cả ý niệm, suy nghĩ, cảm thọ, phán đoán… đã im bặt, và tâm đã trở nên sáng tỏ, lặng lẽ, phản chiếu một cách tự nhiên, trôi chảy tự do trong khoảnh khắc này. Nếu tâm bạn chưa đắc định, thì đừng tu tập gì với công án. Công án sẽ quậy lên dòng nước của tâm, và nếu tâm đang có sẵn sự hỗn loạn thì pháp tham công án sẽ chỉ làm cho mọi chuyện tệ hơn. Đó là lý do vì sao Thiền sư Genki chỉ trao cho công án trong khi vào các kỳ nhập thất Sesshins (có sách dịch là nhiếp tâm, tiếp tâm, một kỳ thất dài nhiều ngày. LND) trong đó học nhân dễ nhập định hơn.

Công án sẽ không được giải đáp. Bất kỳ đáp ứng mô tả nào: kiểu có/không, hay kiểu cái này/cái kia… đều sẽ bị bác bỏ. Thường thường, công án không cần gì tới lời nói ngôn ngữ. Một vài cử chỉ đột khởi cũng là đủ rồi. Đó là lý do vì sao tôi nói công án không được trả lời, nhưng được giải quyết.

Để tham một công án có nghĩa là để một công án hoạt động trong bạn. Khi một mức độ chánh định đã đạt được, bạn đưa công án vào tâm. Cách khởi công án thích hợp nhất là nêu câu hỏi một cách dịu dàng nhưng liên tục vào ý thức. Đừng mất thì giờ tìm cách hiểu công án. Hãy để nó đưa tâm của bạn xuyên qua chất vấn này, và đừng có nỗ lực nào giải đáp nó. Bất kỳ phân tích nào cũng chỉ làm uổng phí thì giờ, và tận cùng kiểu đó chỉ cao lắm là sản xuất ra một câu trả lời kiểu Thiền giả mạo. Công án là một khí cụ nhắm tới chỗ diễn dịch, giải thích, bắt chước hay phân tích của chúng ta mà đánh vào; và rồi, chỉ sau khi chúng ta cạn kiệt hay là buông bỏ hết mọi kiểu khảo sát, điều tra loại đó, thì một mức độ thâm sâu hơn của tham cứu mới có thể dò tới được.

Chỉ khi nào chúng ta có thể thú nhận rằng chúng ta không biết gì hết, thì pháp tham công án chân thực mới bắt đầu được. Hãy để công án trong bụng của bạn, nơi đó có thể khởi đầu như là bạn đã nuốt một quả cầu sắt nóng, tới nỗi nó không thể bị tiêu hóa hay trục xuất đi. Thực tế, đôi khi sau nhiều năm tu tập, công án sẽ làm phần việc của nó, tâm bạn sẽ mở ra trong sự hiểu biết sâu thẳm.

Công án là các câu hỏi, hay các câu trả lời không ăn nhập với nhau nhưng thách thức đối với con người bạn, đối với cái khái niệm nền tảng nhất về tự ngã của bạn. Công án như vũ khí sắc bén đâm vào tự ngã và từ đó tuôn trào ra Phật Tánh. Công việc của bạn không phải là tác chiến hay vật lộn với các cú tấn công này, mà là trung hòa chúng.Bất cứ khi nào một công án khởi lên trong tôi, trước khi vào độc tham (tham vấn riêng giữa Thầy và trò), tôi để mặc cho nó trôi mất đi; đó là bảo đảm tốt nhất rằng [cái] đáp ứng khởi lên trong khi độc tham, hay trước mặt vị Thầy, sẽ là [một đáp ứng] tươi mới. Thường thì, đáp ứng mà tôi trình trong buổi độc tham gần giống như phản ứng lúc đầu của tôi. Tuy nhiên, bằng cách buông bỏ các đáp ứng đầu tiên và kế tiếp đó, công án có cơ hội tốt nhất để mở rộng hiểu biết của bạn vào trong sự hiển lộ đầy đủ nhất.Thí dụ, khi trả lời công án “Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay”, bạn có thể hiểu nó là sự vắng lặng: niềm vắng lặng tịch diệt bao trùm khắp vũ trụ, cái tự thân là Đạo. Nhưng những hiểu biết có phần suy lý này không nói được gì cả. Khi xem như là một đáp ứng, thì nó đã chết từ lâu. Làm cách nào bạn cảm nhận niềm vắng lặng tịch diệt này trong từng mảnh thân tâm bạn, và khi điều này được kinh nghiệm một cách trực tiếp, thì làm cách nào bạn sẽ hiển lộ được kinh nghiệm của bạn để cho vị Thầy hài lòng? Hãy can đảm, đừng ngồi yên và đông lạnh; ít nhất hãy nói, “Con không biết”. Bất kỳ đáp ứng nào bị Thầy bác bỏ đều sẽ khép lại một ngõ hẹp không tới đâu, hay là sẽ đẩy bạn tới một vài hướng mới. Từ từ, vị Thầy sẽ giúp bạn gạt bỏ mọi đáp ứng, chỉ trừ một phản chiếu thuần tịnh trong trẻo về cái đang được hướng tới. Mỗi công án đòi hỏi một đáp ứng riêng biệt, độc đáo, trong khung của câu hỏi.

Nếu một công án hệt như một tay quyền đánh vào đầu, thì sẽ vô dụng khi đáp ứng bằng cú đá vào ống quyển. Nếu Thầy đòi có một quả táo, hãy mang tới đủ thứ riêng của bạn; nhưng hãy hiểu rằng một quả cam hay một ổ bánh mì sẽ không đáp ứng được.Công án được xem như hạt giống của tỉnh ngộ. Đôi khi cần một thời gian dài lâu để trưởng dưỡng sự gian nan, có khi thời kỳ trưởng dưỡng này ngắn và trực tiếp. Muốn giải quyết trọn vẹn một công án, bạn phải để cho nó lớn lên trọn vẹn; một công án phải được tự hiển lộ. Để nuôi dưỡng và chăm sóc cho một công án, một cách đơn giản và liên tục, bạn hãy kích vào cái chăm chú tỉnh biết của bạn, cái cốt tủy của “câu hỏi” hay của “cuộc trực diện” đó.

Thí dụ, nếu công án là “Hãy mang cho tôi tự tánh của tiếng chuông chùa” thì trước tiên, chúng ta phải sửa sọan cái nền đất nơi mà công án sẽ được trồng vào bằng cách nhập định (tình trạng khi tâm bạn hoàn toàn tự nhiên, tĩnh lặng, quân bình, và tỉnh giác tròn đầy). Một khi sự an định đã thiết lập (ở các oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm…), chúng ta trồng công án một cách liên tục và chăm chú bằng việc đưa công án vào sự tỉnh giác, và đặt nó an nghỉ trong bụng mình noi huyet Dan Dien. Nơi đó, nó sẽ mọc lên và lớn dậy mà không cần thêm bất kỳ nỗ lực nào.

Trong thí dụ đi tìm tự tánh của tiếng chuông chùa, chúng ta hãy để cho tiếng chuông chùa vọng lên cho tới khi nó có thể trôi ra khỏi người chúng ta mà không có bất kỳ phân biệt suy lý nào. Vào khoảnh khắc tỉnh ngộ, quả chín của công án sẽ tự nhiên đứt rời khỏi chúng ta như là một đáp ứng rõ ràng mà không chút màu mè nào về “nó” hay “tôi”. Lúc đó, không có gì tách rời giữa hành giả và tiếng chuông; chúng sẽ là một, mà không có can thiệp nào từ ý thức phân biệt.

Qua nhiều năm tu tập công án với nhiều Thiền sư khác nhau, tôi đã hiểu rằng công án có thể chia làm 5 loại khác nhau. Thực sự, cũng có thể chia chi tiết thêm nhiều nhóm phụ nữa, nhưng xét đến tận cùng tất cả cách chia đều vô nghĩa, một công án chỉ là một công án thôi.

1. Một số công án đòi hỏi sự buông bỏ các hàng rào giữa bạn và thiên nhiên chung quanh. Những công án như hãy mang cho tôi tiếng mưa rơi, tự tánh của đóa hoa, hay một ngọn núi trên một sợi dây thừng, tất cả đều đẩy học nhân vào hướng của sự tỉnh giác mở rộng.

2. Các công án khác thì đòi hỏi hành giả buông bỏ các rào cản khái niệm và giả tạo đang dựng lên giữa chính bạn và Phật. Các công án như, hãy mang cho tôi tự tánh của pho tượng [Phật] đứng trên bàn thờ kia, hãy đưa cho tôi xem yếu nghĩa việc làm của Thiền Sư (Câu Chi, Sư Ngạn, Lâm Tế…); hay là khi hàm răng của ông cắn vào cành cây giữa bờ vực mà tay chân đều không bám đâu được, làm sao ông trả lời một câu hỏi chân thành xin giải bày pháp yếu (Chân Lý/ Ý chỉ tổ sư)?

3. Một số công án đòi hỏi hành giả mở hết các cửa về đời người bằng cách yêu cầu “hãy mang tới cho ta tự tánh của lão già (hay [của] phụ nữ, đứa trẻ, hài nhi, thằng bịp, tên ngốc, pháp sư, nhà sư, thầy giáo, cái chết, sự sinh, bạn hữu, kẻ thù, niềm vui, nỗi buồn…)”.

4. Một số công án đòi hỏi hành giả hiển lộ Đạo trong tự thân (nền tảng của Thực Tại, cái vượt qua sinh tử, qua tướng và vô tướng, qua đúng và sai, âm và dương, nam và nữ, và qua mọi nhị nguyên khác).

5. Cuối cùng, có những công án đòi hỏi hành giả hiển lộ các hành vi bình thường. Các công án đẩy chúng ta vào lối này có thể là yêu cầu “hãy hiển lộ chân tánh của khắp pháp giới trong khi rửa chén,…”.

Tất cả các công án đều đòi hỏi chúng ta tỉnh ngộ hiện tiền, và sống trọn vẹn với cái hiện tiền đó mà không còn màng lọc nào giữa chúng ta và phần còn lại của thực tại. Khi thiền công án được tu tập đúng hướng, chúng ta sẽ khám phá rằng chính đời sống chúng ta là công án lớn nhất của mọi công án. Bất kỳ trở ngại hay hoàn cảnh nào có vẻ như tách rời chúng ta xa khỏi chính chúng ta, hay xa khỏi bất kỳ ai hay bất kỳ vật gì khác, đều có thể được dùng như một công án. Hãy đưa trở ngại hay nan đề đó vào tâm bạn, như cách đã mô tả trên, và chờ cho nó chín cây, và rụng xuống mà không cần tìm cách sửa chữa, thay đổi hay phân tích. Bạn sẽ khám phá rằng tất cả các trở ngại đề là ảo giác của kiểu này hay kiểu khác của tâm.

Để thấy thực tại một cách rõ ràng là hãy gỡ bỏ hết mọi rào cản bên trong bạn, giữa tự ngã của bạn và mọi thứ khác với nó. Tam Tổ của Thiền Tông nói rằng không hề có gì cách biệt hay bị lọai trừ, vạn pháp vẫn chuyển động và đan vào nhau mà không phân biệt gì.

Thí dụ, tôi thường bị ám ảnh bởi nhiều loại niệm cứ dường như lập đi lập lại không ngừng; nhưng rồi, nếu tôi lui lại khỏi các loại niệm đó, hay là [lui khỏi] nỗi đau đớn, và giữ nó một cách dịu dàng và chăm chú trong bụng hay trên đùi, rồi trong một trật tự tương đối ngắn thì đợt sóng niệm hay nỗi đau đớn đó sẽ tan biến đi, đôi khi lại hiển lộ ra bằng một câu chuyện hay một chân lý trước đó chưa thấy. Cũng có lúc, sự nhẹ gánh này chỉ là tạm thời, có khi là vĩnh viễn, nhưng luôn luôn với sự tỉnh giác chăm chú thì nó có thể giải quyết xong, hay ít nhất là đã có tiến triển trong thực hành. Một lần, tôi được hỏi là có phải đáp ứng với một công án thì y hệt như đóng kịch không, và tôi nói: “Vâng, y hệt như đóng kịch giỏi, nơi mà, trong sự chân thành thuần tịnh, không có gì cách biệt giữa người diễn viên với vai mà anh ta đang đóng”.

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (I)

dong-song-tam-thuc-thien 6

Kết luận

Nghiên cứu quá sâu rộng vì thiền là đạo Phật. Tóm lược để có một cái nhìn tổng quan về thiền và tu tập theo thiền. Theo chiều dài của lịch sử đạo Phật ta nhận ra được thiền đi từ đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ đề đến thiền ngày nay. Nguyên thủy dạy ta căn bản Phật thiền trong tiến trình giác ngộ của đức Phát đạt được 9 định 4 thiền quán. Từ đó qua đại thừa thiền đi sâu rộng hơn phát triển mạnh hơn. Đại thừa thiền chia ra khán tâm và kiến tánh. Khán tâm thì có thiền theo các Bồ tát tu tập mà quán chiếu lấy căn bản là phải đạt định rồi mới quán chiếu. Định có được theo thiền Nguyên thủy. Quán theo các Bồ tát lấy 6 căn 6 trần 6 thức và 7 đại mà quán chiếu Vô sanh pháp Nhẫn là tu theo Bồ Tát. Có tu theo Bồ tát thì mới đồng bộ synchronize với năng lượng của các ngài mà cầu nguyện tha độ cho chúng ta.

Kế tiếp thiền khán tâm có tu theo kinh gồm có Hoa nghiêm Lăng nghiêm và Pháp hoa, tất cả sau khi định rồi quán chiếu theo cốt lõi của tụng kinh mà tu tập. Sang đến thiền kiến tánh gọi là Thiền tông thì cũng theo chiều dài lịch sử mà có được. Thiền Tổ sư thiền đến Lục Tổ Huệ Năng rồi Lâm Tế Tào động mà đi dần đến ngày nay. Đầu tiên là đốn ngộ với Tổ sư thiền bất lập văn tự làm chính. Sau một thời gian đốn ngộ này chưa đủ thuyết phục nên đẻ ra tiệm ngộ kèm theo. Đốn ngộ rồi tiệm tu làm chính nên có thiền Thích Nhất Hạnh và Thích Thanh Từ.

Thiền ngày nay chấp nhận có tiệm tu là học kinh Phật chứ không có bất lập văn tự nửa. Thiền Tánh không và thiền Công án vẫn còn giữ bất lập văn tự. Cho rằng văn tự làm cho ý thức phân biệt phát triển thì che mờ tánh giác sẵn có trong ta. Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc. Đã là vô niệm thì không học kinh luận là điều hiển nhiên. Ngày nay việc này được giải thích khác một chút. Tuy vô niệm nhưng cũng cần có cấy vào A Lại Da thức chủng tử của Phật pháp bằng ý thức học hỏi Phật pháp kinh luận, rồi từ đó dùng thiền định mà xóa ý thức phân biệt để tự tâm mình bậc lên Chân tâm Phật tánh mà ngộ đạo. Nếu Đốn ngộ là sự vận hành của thức: Chứng tự Chứng phần của ý thức theo duy thức luận, bằng trực giác thì chúng ta cũng cần phải có trong Tàng thức ta một số chủng tử Phật pháp do học tập kinh luận. Tương tự lục tổ Huệ Năng cũng đắc đạo nhờ câu kinh Kim cang Ưng vô sở trụ nhân sanh kỳ tâm do ngủ tổ Hoàng Nhẫn dạy.

Tóm lại Thiền là đạo Phật là phuơng tiện thiện xảo đến giác ngộ tuy có nhiều cách khác nhau nhưng vẫn giữ căn bản Giới Định Tuệ làm cơ bản. Vũ trụ vạn vật luôn luôn động thay đổi nên tâm ta cũng vậy, thiền là điều khiển tâm ta dừng lại bất động để ngộ đạo ra vạn pháp là thật tướng của chúng như mặt biển đang sóng bởi gió mỗi sát na. Thiền làm cho gió ngừng thổi bằng định, sóng không còn, mặt nước lặng yên nên trong suốt và từ đó ta quán chiếu nhìn xuống đáy nước mà nhận rõ ra được đáy nước có gì là tuệ giác là chân lý tâm của chúng ta.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (II)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm