Chủ nhật, 12/09/2021, 11:04 AM

Dòng sông tâm thức: Thiền (II)

Đức Phật thiền nên ngộ đạo chánh đẳng chánh giác. Thiền là phương tiện đi đến giác ngộ. Đạo Phật là đạo tuệ giác và từ bi, tuệ giác do thiền mà có. Vì thế thiền đi đôi với đạo, chúng ta nghiên cứu thiền đễ hiểu rõ con đường đạo Phật dẫn dắt chúng ta đi.

Thiền khán tâm

Từ kinh Phật cho đến đường lối Thiền tông rất phù hợp, rất thích ứng với nhau.

Từ kinh Phật cho đến đường lối Thiền tông rất phù hợp, rất thích ứng với nhau.

Dòng sông tâm thức: Thiền (I)

Qua Đại Thừa, Thiền theo Bồ tát và kinh luận: Điển hình là Quán Thế Âm Bồ tát trong phần 25 vị Bồ tát Lăng nghiêm kinh, đó là quán 6 căn 6 trần 6 thức 7 đại tổng cộng 25. Trong đó Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chọn Quán thế âm Bồ tát là pháp tu tốt nhất để giúp chúng sanh và Ananda thời mạt pháp sau này: (chánh văn).

Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và thưa với Phật rằng:

“Thưa Thế Tôn! Con nhớ thuở xưa vô số Hằng Hà sa kiếp, đương thời có Đức Phật xuất hiện ở thế gian, hiệu là Quán Thế Âm. Và ở trước Đức Phật kia, con đã phát khởi Đạo tâm. Đức Phật kia đã dạy con vào chánh định qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy.

Trước tiên con chuyển thính giác hướng vào trong để vào dòng thánh và như thế âm thanh bên ngoài sẽ tiêu vong. Một khi sự lắng nghe hướng vào trong và âm thanh đã lặng yên, cả hai tướng, tiếng động và yên tĩnh, đều hoàn toàn chẳng sanh. Và khi dần dần tăng tiến như thế, những gì con nghe và sự nhận biết của những gì đã nghe đều chấm dứt. Một khi sự lắng nghe đó chấm dứt thì không còn gì để trụ nương. Sự nhận biết và vật của nhận biết trở thành rỗng không. Khi làm cho rỗng không của nhận biết đạt đến viên mãn cực độ, thì sự rỗng không đó và những gì đã rỗng không đều tan biến. Khi sanh diệt diệt rồi, tịch diệt sẽ hiện tiền. Hốt nhiên con siêu việt thế gian và xuất thế gian. Mọi thứ ở mười phương được chiếu sáng tròn đầy, và con được hai điều thù thắng.

1. Tâm con thăng lên để hợp nhất với bổn giác diệu tâm của mười phương chư Phật, và sức từ bi của con đồng nhất với chư Phật Như Lai.

2. Tâm con hạ xuống để hợp nhất với tất cả chúng sanh trong sáu đường ở khắp mười phương, và con có thể cảm nhận nỗi ưu bi và ước nguyện của các chúng sanh giống như của mình.

Thưa Thế Tôn! Do đã cúng dường Quán Thế Âm Như Lai và nhờ hồng ân của Như Lai kia đã truyền thọ cho con Kim Cang Chánh Định như huyễn qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy, nên sức từ bi của con đồng nhất với chư Phật Như Lai. Do đó con có thể hiện ra 32 ứng thân để vào các quốc độ.

[1] Thưa Thế Tôn! Giả sử có những vị Bồ tát nào đã vào chánh định, tu hành tăng tiến, và được vô lậu. Nếu họ muốn chứng đắc thắng giải hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân Phật mà thuyết Pháp và chỉ dẫn họ đến giải thoát.

[2] Giả sử có những vị thuộc hàng hữu học nào với tâm tịch tĩnh diệu minh. Nếu họ muốn chứng đắc thắng diệu hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân độc giác mà thuyết Pháp và chỉ dẫn họ đến giải thoát.

[3] Giả sử có những vị thuộc hàng hữu học nào đã đoạn trừ 12 nhân duyên và do nhân duyên đã đoạn nên được tánh thù thắng. Nếu họ muốn chứng đắc thắng diệu hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân duyên giác mà thuyết Pháp và chỉ dẫn họ đến giải thoát.

[4] Giả sử có những vị thuộc hàng hữu học nào đã được tâm không, khế hợp với Tứ Thánh Đế và đang tu Đạo để đạt đến tịch diệt. Nếu họ muốn chứng đắc thắng tánh hiện tiền viên mãn, con sẽ hiện ra thân Thanh Văn mà thuyết Pháp và chỉ dẫn họ đến giải thoát.

[5] Giả sử có những chúng sanh nào đã hiểu rõ lòng tham muốn, không còn vướng mắc ái dục của hồng trần, và muốn thân thanh tịnh, con sẽ hiện ra thân Phạm Vương mà thuyết Pháp và chỉ dẫn họ đến giải thoát.

[6] Giả sử có những chúng sanh nào muốn làm thiên chủ để thống lãnh chư thiên, con sẽ hiện ra thân Năng Thiên Đế mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[7] Giả sử có những chúng sanh nào muốn được thân tự tại để du hành khắp mười phương, con sẽ hiện ra thân Tự Tại Thiên mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[8] Giả sử có những chúng sanh nào muốn được thân tự tại để phi hành hư không, con sẽ hiện ra thân Đại Tự Tại Thiên mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[9] Giả sử có những chúng sanh nào thích thống lãnh quỷ thần để cứu hộ quốc thổ, con sẽ hiện ra thân thiên đại tướng quân mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[10] Giả sử có những chúng sanh nào thích thống lãnh thế giới để bảo hộ chúng sanh, con sẽ hiện ra thân của một trong Bốn Vị Thiên Vương mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[11] Giả sử có những chúng sanh nào thích sanh về thiên cung để sai khiến quỷ thần, con sẽ hiện ra thân thái tử của một trong Bốn Vị Thiên Vương mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[12] Giả sử có những chúng sanh nào thích làm vua ở nhân gian, con sẽ hiện ra thân vua mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[13] Giả sử có những chúng sanh nào thích làm chủ dòng tộc để người thế gian kính nể, con sẽ hiện ra thân trưởng giả mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[14] Giả sử có những chúng sanh nào thích đàm luận văn chương và sống đời trong sạch, con sẽ hiện ra thân cư sĩ mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[15] Giả sử có những chúng sanh nào thích quản lý quốc gia hoặc quyết định sự việc của tỉnh hay huyện, con sẽ hiện ra thân tể quan mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[16] Giả sử có những chúng sanh nào thích toán số và những kỳ thuật khác để bảo vệ cho cuộc sống chính mình, con sẽ hiện ra thân Bà-la-môn mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[17] Giả sử có người nam nào thích học trở thành tỳ kheo và thọ trì các giới luật, con sẽ hiện ra thân tỳ kheo mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[18] Giả sử có người nữ nào thích học trở thành tỳ kheo ni và gìn giữ các giới cấm, con sẽ hiện ra thân tỳ kheo ni mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[19] Giả sử có người nam nào thích giữ Năm Giới, con sẽ hiện ra thân Thanh Tín Nam mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[20] Giả sử có người nữ nào thích giữ Năm Giới, con sẽ hiện ra thân Thanh Tín Nữ mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[21] Giả sử có người nữ nào thích quản lý hậu cung hoặc chuyện của gia tộc, con sẽ hiện ra thân vương hậu, công nương, hay đại phu nhân mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[22] Giả sử có những bé trai nào muốn giữ thân đồng tử vĩnh viễn, con sẽ hiện ra thân đồng nam mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[23] Giả sử có những bé gái nào muốn giữ thân trinh nữ vĩnh viễn và không muốn thân thể xâm phạm, con sẽ hiện ra thân đồng nữ mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[24] Giả sử có vị trời nào muốn thoát khỏi cảnh trời, con sẽ hiện ra thân trời mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[25] Giả sử có loài rồng nào muốn thoát khỏi loài rồng, con sẽ hiện ra thân rồng mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[26] Giả sử có quỷ tiệp tật nào muốn thoát khỏi loài quỷ tiệp tật, con sẽ hiện ra thân quỷ tiệp tật mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[27] Giả sử có tầm hương thần nào muốn thoát khỏi loài tầm hương thần, con sẽ hiện ra thân tầm hương thần mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[28] Giả sử có phi thiên nào muốn thoát khỏi loài phi thiên, con sẽ hiện ra thân phi thiên mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[29] Giả sử có nghi thần nào muốn thoát khỏi loài nghi thần, con sẽ hiện ra thân nghi thần mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[30] Giả sử có đại mãng xà nào muốn thoát khỏi loài đại mãng xà, con sẽ hiện ra thân đại mãng xà mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[31] Giả sử có những chúng sanh nào vẫn yêu thích làm người, con sẽ hiện ra thân người mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

[32] Giả sử có những phi nhân nào, có hình tướng hay không hình tướng, có tưởng hay vô tưởng, muốn thoát khỏi loài phi nhân, con sẽ hiện ra thân phi nhân mà thuyết Pháp và khiến họ thành tựu.

Đây là 32 ứng thân vi diệu thanh tịnh để vào các quốc độ. Tất cả đều từ năng lực vi diệu vô tác của chánh định qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy mà được thành tựu tự tại.

Theo chiều dài của lịch sử đạo Phật ta nhận ra được thiền đi từ đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ đề đến thiền ngày nay.

Theo chiều dài của lịch sử đạo Phật ta nhận ra được thiền đi từ đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ đề đến thiền ngày nay.

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (I)

Thưa Thế Tôn! Lại với năng lực vi diệu vô tác của Kim Cang Chánh Định qua sự tu hành của lắng nghe và tư duy, con có thể cảm nhận giống như của mình về nỗi ưu bi và ước nguyện của tất cả chúng sanh trong sáu đường ở ba đời mười phương. Cho nên với sự kết hợp của thân và tâm, con có thể làm cho các chúng sanh được công đức của 14 loại vô úy:

1. Do con không nghe theo âm thanh, nhưng trái lại con quán sát âm thanh của người đó ở bên trong, nên con có thể nghe âm thanh của chúng sanh khổ não khắp mười phương và khiến họ liền được giải thoát.

2. Do con đã xoay ngược và hồi phục tri kiến của mình, giả sử có những chúng sanh nào rơi vào trong lửa lớn, con có thể làm cho lửa chẳng thể đốt cháy họ.

3. Do con đã xoay ngược và hồi phục thấy nghe của mình, giả sử có những chúng sanh nào bị nước cuốn trôi, con có thể làm cho nước chẳng thể nhấn chìm họ.

4. Do con đã đoạn diệt vọng tưởng và không có tâm giết hại, giả sử có những chúng sanh nào lạc vào nước của quỷ, con có thể làm cho loài quỷ chẳng thể hại họ.

5. Do con đã thành tựu hợp nhất căn nghe với tánh giác của nghe, sáu căn hòa quyện và trở thành đồng nhất với căn nghe. Cho nên nếu có chúng sanh nào sắp bị hại, con có thể làm cho đao của người tấn công gãy từng đoạn. Binh khí của kẻ đó sẽ như chém vào nước, hoặc cũng như gió thổi vào tánh không dao động của ánh sáng.

6. Do tánh nghe của con xông ướp với diệu minh tinh nguyên nên chiếu sáng khắp Pháp giới và phá tan đen tối của mọi nơi u ám. Cho dù có những chúng sanh nào ở gần cạnh quỷ tiệp tập, quỷ bạo ác, quỷ úng hình, quỷ hút tinh khí, hay quỷ xú uế thì mắt của chúng vẫn không thể nhìn thấy.

7. Do tánh của âm thanh hòa tan hoàn toàn khi con chuyển ngược sự lắng nghe vào trong, nên con lìa hư vọng của các trần và có thể làm cho những chúng sanh đang chịu gông cùm xiềng xích không bị nó trói buộc.

8. Do âm thanh đã diệt mất và sự lắng nghe viên mãn, nên con được sức từ bi biến khắp và có thể làm cho những chúng sanh đang đi qua đường hiểm không bị giặc cướp bóc.

9. Do căn nghe của con hợp nhất với tánh giác của nghe, nên con lìa trần cấu và sắc tướng chẳng thể ức chế. Con có thể làm cho tất cả chúng sanh nhiều lòng dâm dục được rời xa tham dục.

10. Do âm thanh thuần nhất rỗng không và chẳng chút trần cấu nên căn và cảnh viên dung, không có sự đối đãi hoặc có gì để đối đãi. Con có thể làm cho tất cả chúng sanh sân hận lìa khỏi sân hận.

11. Do trần cảnh tiêu vong và chuyển thành quang minh, Pháp Giới và thân tâm của con tựa như lưu ly trong suốt và không bị ngăn ngại. Con có thể làm cho tất cả chúng sanh với căn tánh ngu độn và tâm bất thiện vĩnh viễn lìa si ám.

12. Do hình sắc dung hòa và trở về tánh giác của nghe, con chẳng rời Đạo Tràng mà có thể vào thế gian và không hủy hoại tướng của thế giới. Con có thể cúng dường khắp chư Phật Như Lai ở mười phương nhiều như vi trần và làm Pháp Vương Tử ở bên cạnh của mỗi Đức Phật. Những chúng sanh nào không có con cái và cầu mong một bé trai, con có thể làm cho họ sanh được một bé trai với phước đức trí tuệ.

13. Do sáu căn viên thông với nhau và chiếu sáng bất nhị bao hàm các thế giới trong mười phương, tâm con trở thành như một tấm gương tròn to lớn và phản chiếu tánh không của Như Lai tạng. Con phụng sự mười phương Như Lai nhiều như số vi trần và lãnh thọ Pháp môn bí mật của chư Phật mà chẳng hề quên mất. Những chúng sanh nào không có con cái ở khắp Pháp Giới và cầu mong một bé gái, con có thể làm cho họ sanh được một bé gái với tướng mạo đoan chánh, đầy đủ phước đức, tánh nết nhu hòa, và mọi người thương mến.

14. Ở Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này có một tỷ mặt trời và mặt trăng, với các vị Pháp Vương Tử bằng số lượng của số cát trong 62 sông Hằng, hiện đang trụ ở thế gian để tu hành Phật Pháp, làm mô phạm cho hàng trời người, và giáo hóa chúng sanh. Các ngài tùy thuận chúng sanh với trí tuệ phương tiện của mình và mỗi vị đều chẳng giống nhau. Do con đã chứng đắc viên thông qua bổn căn, nên căn tai phát huy nhiệm mầu như một cánh cửa. Sau đó thân tâm của con trở nên vi diệu, bao hàm vạn vật, và trùm khắp Pháp Giới. Vì vậy những chúng sanh nào thọ trì danh hiệu của con, con có thể làm cho họ được phước đức như người thọ trì danh hiệu của các vị Pháp Vương Tử bằng số lượng của số cát trong 62 sông Hằng. Phước đức của hai người ấy bằng nhau không khác.

Thưa Thế Tôn! Do sự tu tập của con đã đạt đến viên thông chân thật, nên phước đức của một danh hiệu con bằng phước đức của tất cả danh hiệu kia, không chút sai khác.

Và như thế, con có thể làm cho chúng sanh được công đức từ uy lực của 14 loại vô úy.

Lại nữa, thưa Thế Tôn! Do con chứng đắc viên thông và tu chứng Đạo vô thượng như thế, con lại khéo có thể đạt được bốn diệu đức chẳng thể nghĩ bàn của vô tác.

1. Do con giác ngộ điều vi diệu trong vi diệu ở nơi tâm của lắng nghe, và một khi sự lắng nghe hòa quyện vào tâm tinh nguyên của con, thì sự lắng nghe của con đối với thấy, ngửi, nếm, chạm, và biết trở thành không thể phân biệt với nhau. Toàn bộ sáu công năng viên dung hợp nhất để trở thành một bảo giác thanh tịnh. Cho nên, con có thể hiện ra nhiều loại thân hình vi diệu và có thể tuyên thuyết vô biên thần chú bí mật. Hoặc con hiện ra với 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, và như vậy cho đến 108 đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu, hay 84.000 đầu kiên cố bất hoại. Hoặc con hiện ra với 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, 10 tay, 12 tay, 14 tay, 16 tay, 18 tay, 20 tay, 24 tay, và như vậy cho đến 108 tay, 1.000 tay, 10.000 tay, hay 84.000 tay đang kết ấn. Trong những bàn tay của con hoặc có 2 mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, và như vậy cho đến 108 mắt, 1.000 mắt, 10.000 mắt, hay 84.000 mắt thanh tịnh báu. Hoặc hiện ra với từ bi, uy nghiêm, và định tuệ ở trong những thân hình đó, con có thể cứu hộ chúng sanh và làm cho họ được đại tự tại.

2. Do sự tu hành của lắng nghe và tư duy, con thoát ra khỏi sáu trần. Ví như âm thanh bị bức tường làm chướng ngại, nhưng giờ đây con không còn bị sáu trần làm chướng ngại nữa. Bởi vậy mà con có năng lực nhiệm mầu để hiện ra nhiều loại thân hình và tụng nhiều loại thần chú. Vì những thân hình cùng với thần chú đó có thể ban điều không sợ hãi cho các chúng sanh, cho nên hữu tình ở khắp vi trần quốc độ trong mười phương đều gọi con là bậc thí vô úy.

3. Do đạt đến viên thông từ sự tu tập căn bổn vi diệu, nên căn tai của con được thanh tịnh. Vì thế khi du hành qua bất kỳ thế giới nào, con đều làm cho chúng sanh có thể xả bỏ trân bảo và chẳng tiếc thân mạng để cầu mong con hãy thương xót cho họ.

4. Do chứng ngộ cứu cánh và chứng đắc Phật tâm, con có thể dùng muôn loại trân bảo để cúng dường mười phương Như Lai, và cũng như bố thí cho chúng sanh trong sáu đường ở khắp Pháp Giới. Những ai cầu mong có vợ sẽ được vợ, cầu mong con cái sẽ được con cái, cầu mong chánh định sẽ được chánh định, cầu mong trường thọ sẽ được trường thọ, và như vậy cho đến cầu mong đại tịch diệt sẽ được đại tịch diệt.Phật hỏi về viên thông. Từ cánh cửa của căn tai mà con đắc Viên Chiếu Chánh Định. Khi tâm duyên nơi cảnh vắng lặng nên con được tự tại. Rồi nhân bởi vào dòng chảy của bậc giác ngộ mà con đắc chánh định. Đây là phương pháp đệ nhất.

Thưa Thế Tôn! Thuở xưa Quán Thế Âm Như Lai đã ngợi khen con khéo dùng Pháp môn này để chứng đắc viên thông. Bấy giờ ở giữa đại chúng, Đức Phật kia đã thọ ký và đặt tên cho con là Quán Thế Âm. Do con có thể nghe thấu khắp mười phương với minh liễu viên dung, cho nên danh hiệu Quán Thế Âm của con cũng được biết khắp các thế giới trong mười phương.”

Bấy giờ ở trên tòa sư tử, Thế Tôn đồng một lúc phóng ra quang minh báu từ hai tay, hai chân, và trên trán. Ánh sáng đó chiếu rất xa để rót vào đỉnh đầu chư Như Lai cùng những vị Pháp Vương Tử Bồ tát và số lượng đó nhiều như vi trần trong mười phương. Chư Như Lai kia cũng đồng một lúc phóng ra quang minh báu từ hai tay, hai chân, và trên trán. Những ánh sáng đó nhiều như vi trần từ khắp mười phương đến để rót vào đỉnh đầu của Đức Phật cùng chư đại Bồ tát và những vị A La Hán ở trong Pháp hội. Khắp rừng cây và ao hồ đều vang Pháp âm. Các luồng ánh sáng hòa quyện như những dây tơ của lưới giăng báu. Khi ấy toàn thể đại chúng thấy được việc chưa từng có và tất cả đều đắc Kim Cang Chánh Định. Tiếp đến, trời mưa hoa sen trăm báu với màu xanh, vàng, đỏ, trắng và chúng xen kẽ rơi xuống. Hư không khắp mười phương trở thành màu sắc của bảy báu. Sơn hà đại địa của Thế giới Ta Bà đồng thời biến mất. Duy chỉ thấy mười phương vi trần quốc độ hợp thành một thế giới và tiếng ca vịnh thanh tịnh tự nhiên trỗi lên.

Bấy giờ Như Lai bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

“Ông nay hãy quán sát những gì đã vừa nói của 25 vị thánh, gồm có chư đại Bồ tát và những vị A La Hán đã đạt đến bậc Vô Học, về phương pháp mà họ bước lên chánh Đạo lúc tối sơ. Ai nấy đều nói rằng phương pháp tu tập để đạt đến viên thông của mình là đệ nhất. Tuy những phương pháp đã nói ở trước và sau có sai khác, nhưng sự thật thì không có cái nào là ưu việt hay hạ liệt. Nhưng bây giờ Ta muốn chỉ dạy A Nan đạt đến khai ngộ, thế thì phương pháp nào trong 25 vị thánh là phù hợp với căn cơ của ông ấy? Và sau khi Ta diệt độ, phương pháp nào sẽ dẫn chúng sanh của thế giới này vào Bồ tát Thừa để cầu Đạo vô thượng? Môn phương tiện nào sẽ giúp họ dễ được thành tựu?”

Khi đã lãnh thọ thánh chỉ từ bi của Như Lai, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, rồi nương uy thần của Phật và nói kệ đáp rằng:

Phật đã hỏi con phương tiện nào; Cứu hộ chúng sanh thời Mạt Pháp; Những vị phát tâm lìa thế gian; Dễ dàng thành tựu Đạo tịch diệt; Pháp môn Quán Âm là tối thượng;Tất cả phương tiện tu tập khác; Đều cần uy thần của Phật giúp; Tỉnh ngộ thế sự xả trần lao; Nhưng không phải Pháp tu học thường; Căn lành sâu cạn đồng thuyết Pháp; Con nay đảnh lễ Phật Pháp tạng; Những vị vô lậu chẳng nghĩ bàn; Chúng sanh tương lai nguyện gia bị;Với phương pháp này không hoài nghi; Đây là phương tiện dễ thành tựu; Rất hợp để dạy cho A Nan; Cùng chúng trầm luân thời Mạt Pháp; Chỉ cần tu tập căn tai này; Viên thông siêu vượt những môn khác; Đó là con đường đến chân tâm”; Khi ngài A-nan và các đại chúng nghe được lời khai thị sâu xa, thân tâm của họ an nhiên minh liễu.

Quán sát về giác ngộ và đại tịch diệt của Phật, họ được ví như có người phải đi xa vì công việc. Mặc dù chưa có thể quay về, nhưng người ấy biết rất rõ con đường trở về nhà của mình. Toàn thể đại chúng trong Pháp hội, thiên long bát bộ, những vị Hữu Học ở Nhị Thừa, cùng tất cả sơ phát tâm Bồ tát, tổng số lượng nhiều như số cát của mười sông Hằng, họ đều chứng đắc bổn tâm, xa rời trần cấu, và được Pháp nhãn thanh tịnh. Khi vừa nghe xong những bài kệ, tỳ kheo ni Tánh trở thành bậc A La Hán. Vô lượng chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Như vậy thiền theo Bồ tát điển hình là Bồ tát Quán Âm gọi là thiền Quan Âm là gì? Đó là theo cách tu tập và chứng đắc của các ngài mà thiền quán sau khi thiền định. Quán chiếu là dùng căn trần thức đại mà quán chiếu bản chất của nó. Thiền theo các vị Bồ Tát là đi cùng ngài cùng một tần số với năng lượng của các ngài như thế khi ta khẩn cầu xin họ giúp thì kêu gọi đó mới có được sự ứng nghiệm. Chúng ta không thể gõ cửa tâm thức các ngài Bồ tát mà tâm chúng ta không thiền định đi cùng với tâm của quí ngài. Như Quán Thế Âm Bồ tát đã tu như kể trên đắc quả vị Bồ tát thì ít nhất tâm chúng ta cũng thiền định và thiền quán như ngài dùng nhĩ căn mà quán chiếu.

Thiền là đạo Phật là phương tiện thiện xảo đến giác ngộ tuy có nhiều cách khác nhau nhưng vẫn giữ căn bản Giới Định Tuệ làm cơ bản.

Thiền là đạo Phật là phương tiện thiện xảo đến giác ngộ tuy có nhiều cách khác nhau nhưng vẫn giữ căn bản Giới Định Tuệ làm cơ bản.

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (II)

Thiền Hoa nghiêm: Định xong đến quán thì quán đến Nhất thiết duy tâm tạo, nhất tâm Chân như pháp giới duyên khởi. Hoa nghiêm tông: Nguyên lý tương sinh tương khởi chỉ ra rằng hết thảy vạn vật trong vũ trụ đều có quan hệ mật thiết với nhau, không có bất cứ một vật thể, một hiện tượng tinh thần hay thể chất nào lại có thể tự nó sinh khởi và tồn tại, cho đến một hạt bụi rất nhỏ cũng không thoát ra ngoài nguyên lý này. Vì thế, sự sinh khởi của một sự vật có liên quan đến mọi sự vật khác, và ngược lại, nó cũng chịu sự chi phối của tất cả. Nguyên lý này thường được phát biểu một cách khái quát như sau: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.”

Sự tương sinh tương khởi như vậy thường được gọi là “y tha khởi”, nghĩa là mọi sự sinh khởi đều phải dựa vào “cái khác”. Một cách hình tượng hơn, các nhà nghiên cứu kinh Hoa nghiêm thường gọi tên nguyên lý này là “trùng trùng duyên khởi”. Bậc thứ tư là Đốn giáo, dạy về khả năng đốn ngộ, hay giác ngộ tức thời. Giáo lý này dạy rằng chỉ cần giũ sạch mọi phiền não khách trần che lấp thì tự tánh giác ngộ sẽ tự nhiên hiển bày. Điều này phụ thuộc nơi sự trực nhận tánh giác của chúng ta chứ không phải do sự khổ công tu hành mà được.

Vì vậy, nếu có thể trực nhận thì ngay tức thời chỉ trong một sát-na đã có thể đồng với chư Phật, bằng không thể trực nhận thì dù có trải qua muôn kiếp tu hành cũng vẫn là ở trong vòng mê muội. Đây là phần giáo lý cao siêu chỉ dành cho các bậc thượng căn thượng trí, nếu người sơ cơ mà tiếp nhận giáo lý này thì chắc chắn sẽ dẫn đến những sự lầm lạc rất nguy hại. Các nhà học Phật thường so sánh phần giáo lý này của Hoa nghiêm tông với thuyết đốn ngộ của Thiền Nam Tông, được xiển dương kể từ Lục Tổ Huệ Năng.

Thiền Lăng nghiêm: Định xong quán ngũ uẩn do tâm biến hiện vạn pháp do tâm biến hiện rồi vận hành do duyên khởi. Quán chiếu về tánh thấy tánh nghe rồi chuyển dần đến tánh giác của tâm. Áp dụng quán chiếu 6 nút thắt mỡ trong kinh Lăng nghiêm: Phương pháp mở 6 nút “...văn sở văn tận. Tận văn bất trụ, giác sở giác không. Không giác cực viên, không sở không diệt. Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền.”

Năng văn sở văn: Miệng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” (năng văn), nhĩ căn nghe âm thanh. Phải nhận kỹ ra từng tiếng từng chữ khi đó mới gọi sở văn.

Nút buộc thứ nhất: Trần cảnh diêu động. Sau một thời gian nửa tiếng, thì không dùng miệng để niệm Phật. Mà chỉ niệm ở trong tâm. Lúc nầy thì không còn âm thanh (sắc trần) cho nên không nghe bằng nhĩ căn nữa, mà chỉ dùng tánh nghe vào bên trong. Lúc nầy hành giả không để tâm ruổi rong theo thanh trần, mà xoay tánh nghe vào chân tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm (văn sở văn tận). Quay tánh nghe vào bên trong có nghĩa là không nghe âm thanh bên ngoài, mà thay vì vậy, quay trở lại, hướng vào bên trong, để nghe tự tánh của mình. Cũng có nghĩa là nhiếp vào trong thân tâm của mình. ‘Văn trung tánh nghe.’ Nên đặc biệt chú ý chỗ nầy: chẳng phải nghe trong thiệt thức (miệng), chẳng phải là trong nhĩ thức, chẳng phải là trong ý thức…mà chính là trong tánh nghe không sanh không diệt, cũng chính là tánh Như Lai tạng. Khi quên hết các thanh trần từ bên ngoài, thì không còn tướng động, tức là “Nhập lưu vong sở.” Vong tức là giải thoát, Sở tức là thanh trần.Tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tịnh rõ ràng chẳng còn sanh. Cội nguồn của sáu căn và sáu trần cũng đều dừng bặt, tức là đã mở ra được nút buộc thứ nhất của trần cảnh diêu động.

Nút buộc thứ hai của cái tịnh: Sắc Ấm. Khi đạt đến cực điểm cảnh giới tịch lặng, thì tướng động và tĩnh cũng vắng bặt. Do cảnh tịnh chính là khu vực của sắc ấm. Người tu hành thường cho là cảnh giới tịnh hay an lạc, cho nên rơi vào 10 tưởng giới của sắc ấm (bài rõ trong kinh Lăng Nghiêm). Nên không được trụ vào cảnh tịnh. Bởi vì còn chấp vào tịnh thì sẽ bị động. Còn động còn tịnh thì vẫn là pháp nhị nguyên. Phật pháp bất nhị. Khi đến được hai cảnh động tĩnh đều chẳng sanh, thì mới đến được cái gọi là sở nhập vắng lặng. Lúc đó, tức là đã mở ra được nút buộc thứ hai của cái tịnh. Thanh trần hoàn toàn vắng bặt, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng còn sanh trở lại nữa. Tức là đã phá trừ được sắc ấm.

Nút buộc thứ ba của các căn: Thọ Ấm. Tình trạng như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều hết sạch. Các kết buộc do nơi các căn đã được mở, tiến tu dần dần, tăng cường thêm định lực, thế nên các căn năng văn tuỳ theo chỗ sở văn đều dứt sạch, cũng chẳng còn năng thọ và sở thọ. Tức là đã mở ra được nút buộc thứ ba của các căn, đồng thời cũng phá luôn được năm thức trước của thọ ấm.

Nút buộc thứ tư của các biết: Tưởng Ấm. Cũng không dừng trụ trong chỗ hết sạch năng văn sở văn, đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Cái năng văn và sở văn đều đã tiêu sạch, còn lại tri giác, còn lại ngã tướng, cho nên cần phải tiếp tục tiến tu (Tận văn bất trụ). Cho đến chỗ ‘ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm’, đạt đến chỗ biết mà chẳng biết, giác mà không giác, đến khi mà giác và sở giác đều không thì mới mở được gút thứ tư về cái biết. Đến lúc năng giác và sở giác đều không còn, mới gọi là hoàn toàn không chấp trước, tức là phá trừ được ý thức thứ sáu tưởng ấm (giác sở giác không).

Nút buộc thứ năm của các không giác: Hành Ấm. Không giác viên mãn tột bậc, thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Cái năng giác và sở giác đều đã không, cần phải tiến tu, tham cứu cái không ấy nương vào đâu mà có, đến chỗ tánh không của cái biết – không giác, rốt ráo viên mãn thì năng không và sở không đều tiêu trừ sạch (Không giác cực viên). Tâm có khả năng tạo tác bị tiêu trừ, và cảnh giới do tâm ấy làm cho trở thành không cũng tiêu trừ luôn, đến mức cũng chẳng còn cái không. Vì hễ còn cái không, thì mình vẫn còn chấp trước vào tánh không. Và bây giờ ngay cả tánh không cũng chẳng còn, tức là mở được gút thứ năm của không giác, lúc nầy đồng thời phá trừ luôn thức thứ bảy hành ấm.

Nút buộc thứ sáu của ý niệm: Thức Ấm. Sinh diệt đã diệt, thì bản tánh tịch diệt hiện tiền. Cái năng không và sở không đều tịch diệt, vẫn còn ý niệm ‘diệt,’ mà còn diệt tức còn sinh, nên cần phải tiến tu tiếp tục, cho đến khi tướng sinh và tướng diệt đều trừ sạch, mới có thể mở được nút thứ sáu về ý niệm ‘diệt.’ (không sở không diệt). Đồng thời phá trừ luôn được thức thứ tám, A-lại-da thức của thức ấm.

Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền: Hai chữ ‘sinh diệt’, vốn là chỉ cho các nút buộc, do động hết thì sanh tịnh sanh, căn diệt thì giác sanh, giác diệt thì không sanh, không diệt thì diệt sanh, sáu nút buộc nầy chính là pháp sanh diệt. Tướng diệt rất khó mở, cần phải tiêu trừ toàn bộ tướng diệt thì mới có thể đạt đến chỗ không sanh không diệt, mới có thể chính mình thấy được bản lai diện mục. Nay sáu nút buộc đã được mở, ngũ ấm đã được phá trừ hoàn toàn, vọng đã hết sạch rồi thì toàn chân hiển bày, tức là sinh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền, chứng đắc rốt ráo viên thông.

Thiền Pháp hoa: Định xong quán đến Bồ tát hạnh và nguyện, quán đến Phật tánh trong chúng sanh nhất thừa. Tất cả thiền theo kinh là chủ yếu quan sát theo cốt lõi tụng kinh dạy ta tu tập trong đó dùng quán sát sau khi thiền định về cốt lõi của kinh. Xin xem bài viết cùng tác giả về tôi học kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa…Phép tu của Thiên Thai tông dựa trên phép thiền Chỉ quán, và chứa đựng các yếu tố mật tông như Chân ngôn (thần chú, sa. mantra) và Mạn-đồ-la (sa. maṇḍala). Tông này sau được Truyền giáo Đại sư Tối Trừng (767-822), đệ tử của Tổ thứ 10 Thiên thai tông, truyền qua Nhật trong thế kỉ thứ 9. Tại đây, Thiên Thai tông đóng một vai trò quan trọng.

Thiên Thai tông được xem như một tông phái rộng rãi vì tổng hợp, chứa đựng nhiều quan điểm của các phái khác. Sự tổng hợp này phản ánh trong quan điểm "năm thời, tám giáo" (Ngũ thời bát giáo 五時八教), trong quan niệm mọi loài đều có Phật tính và vì vậy Thiên Thai tông có đầy đủ phương tiện đưa đến giác ngộ. Các bộ luận quan trọng của Thiên Thai tông là: Ma-ha chỉ quán (sa. mahā-śamatha-vipāśyanā), Lục diệu pháp môn và những bài luận của Trí Di về kinh Diệu pháp liên hoa. Phép Chỉ quán của Thiên Thai tông có hai mặt: Chỉ là chú tâm và qua đó thấy rằng mọi pháp đều không. Nhờ đó không còn ảo giác xuất hiện. Quán giúp hành giả thấy rằng, tuy mọi pháp đều không, nhưng chúng có một dạng tồn tại tạm thời, một sự xuất hiện giả tướng và lại có một chức năng nhất định.

Thiền Tịnh độ: Riêng trong pháp môn Tịnh Độ: Thiền trong Tịnh Độ là nhất tâm bất loạn là đạt định trong Tịnh độ rồi mới bắt đầu nhập vào cảnh giới của Phật A di Đà bằng quán chiếu cảnh giới Thế gian Tịnh độ tại đây, từng sắc na hiện tiền. Pháp môn Tịnh Độ dễ dàng nhập cảnh giới tịnh độ vì đòi hỏi chỉ là đạt đến Định là đủ. Quán chiếu của tuệ giác không đòi hỏi nhiều vì khi nhập được cảnh giới Tịnh Độ của Phật A di đà là hành giã thanh tịnh hoá tâm cảm nhận lạc thọ cõi Tịnh Độ và an trú trong cõi ấy. Nhất tâm bất loạn là tụng niệm Phật đến độ ta và Phật nhập lại thành một, chỉ còn một niệm Phật mà thôi.

Tụng niệm Phật đến định như thiền chỉ của Nguyên thủy là được rồi. 12 vì tổ của Tịnh Độ tông phái là thiền sư của thiền tông vì họ đã nhập vào định từ lâu rồi nên họ tu niệm Phật nhất tâm bất loạn đạt đến dễ dàng. Tịnh Độ tông là nhập vào cõi Tịnh độ ngay lúc còn sống tốt hơn là đợi đến chết mới đi về cõi Tịnh Độ. Đó là thế gian Tịnh Độ. Tịnh Độ theo Phật Di Đà có 48 đại nguyện trong kinh Vô lượng thọ hòa hợp với môn phái Thiền tông thành Thiền Tịnh song tu. Chúng sanh dù tạo nghiệp ác chỉ cần có đủ niềm tin vào Phật A Di Đà hết lòng tụng niệm danh hiệu ngài thì ngài rước về cõi Tịnh Độ nghe giảng Phật pháp. Cần có tự lực và tha lực mới vãng sanh về cõi Tịnh.

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (III)

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm