Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Dòng tâm sự con viết riêng gửi Mẹ

Mẹ ạ! Không biết từ khi nào, con thấy khoảng cách giữa mẹ con mình lớn đến vậy. Con luôn thấy khó có thể nói chuyện, chia sẻ cùng mẹ như bao người khác? Dù sâu thẳm trong con, nhiều điều muốn được sẻ chia, mong mẹ lắng nghe và động viên, an ủi…

Gần 10 năm, kể từ khi con lập gia đình. Thuở ban đầu, con đã nghĩ: có việc làm ổn đình rồi, lấy vợ để có thêm hậu phương vững chắc. Cuộc sống hàng ngày, sớm tối ngày ba bữa cơm, tắt lửa tối đèn có nhau…

Nhưng, thực tế không như con hình dung, nhân tính không thể bằng trời tính, bước ngoặt lớn trong đời con bắt đầu. Cùng lắm được một năm hơn chút, con được sống trong không khí hạnh phúc gia đình thực sự. Còn lại, chuỗi năm tháng con đã sống, làm việc trong sự chông chênh, thấp thỏm từ tinh thần đến thể chất…con đã cố gắng nhiều mẹ ạ.

Nhưng, …dòng nước vẫn lững lờ trôi, con đường thẳng vẫn đều đặn trải đầy chông gai mỗi khi con cất bước. Năm 2009, căn bệnh quái ác đã đeo bám bố đến cùng, rồi theo tự nhiên, bố đã “về nơi ấy”cùng ông, bà. Sự ra đi của bố, con biết ít nhiều để lại trong nhà mình những trống trải. Dù rằng, bố mẹ có quãng đời dài không mấy dễ chịu…
Dòng tâm sự con viết riêng gửi Mẹ. Ảnh Thường Nguyên
Đó, cũng là khoảng thời gian con chập chững bước đường cầu học Đạo. Bén duyên đạo Phật, con dần nhận ra những hiện thực cuộc sống cần thay đổi. “Từ học, đến hành” là cả một hành trình gian nan. Con đã vấp ngã biết bao lần. con cứ nghĩ: sống tốt, làm việc tốt. Thời gian sẽ làm cho mọi thứ ổn thỏa.

Nhưng thời gian càng trôi, thử thách càng lớn, áp lực có lúc đến nghẹt thở mà con muốn buông xuôi….những mâu thuẫn không hề thuyên giảm. Cứ âm ỉ, để rồi “bên tình, bên hiếu”bên nào chịu ai? 

Người ở giữa là con. Con trai cả của mẹ vô phương trong ngưỡng vọng hòa giải…

Con trai của mẹ, thể chất, tinh thần đâu phải quá mạnh mẽ; con đã như vậy = giá như, mẹ là người con kỳ vọng cầm cân nảy mực, thực sự bao dung hơn nữa: Con khôn ít mẹ dạy nhiều, con khôn nhiều thì mẹ dạy ít…

Mẹ có quá cố chấp không, khi bất cứ việc gì, dù không liên quan đến con chút nào, cũng thành có chuyện, cũng thành quan điểm để con phải nghe thường xuyên, phải ôm trong đầu mớ bòng bong “càng gỡ càng rối”.

Nếu, sự chia sẻ giữa hai vợ chồng con nhiều hơn. Cả hai cùng biết nhường nhịn nhau nhiều hơn, khi bình tâm cũng xác định rõ trách nhiệm, bổn phận của mỗi người.

Và cũng giá như, vợ con biết lắng nghe hơn nữa, giảm bớt cái tôi cá nhân, tin vào cuộc sống gia đình để cùng chồng chăm sóc, nuôi dạy hai cô con gái bé nhỏ, vốn chịu thiệt thòi, vì còn nhỏ mà đã chịu áp lực từ người lớn…Con biết, như nhiều người thấy, và nhận xét là mẹ “khẩu xà nhưng…”.Vậy mà, khi mẹ nóng, không chỉ với con, với cháu có lúc mẹ cũng nặng lời không đáng có. Con đã nhiều năm im lặng, ít nói song rất nhức nhối thân tâm. Biết đến đạo Phật, con lúc nào cũng cầu mong mẹ được mạnh khỏe, bình an. Gia đình bé nhỏ sớm hài hòa, êm ấm. Cầu mong đức Phật từ bi che chở cho mẹ, dẫn đường chỉ lối cho mẹ sớm thấy:

Cuộc đời trăm cảnh bể dâu
Vinh hoa thì ít, âu sầu nặng mang
Kiếp người nặng gánh đa đoan
Chưa thấy quả phúc đã toan về già
Bòn phước, tích đức, lợi tha
Một câu niệm Phật, tuổi già an vui…

Nhìn lại, chẳng mấy đã gần 40 năm, con trai cả của mẹ giờ là bố của hai cô công chúa đáng yêu và ngoan ngoãn.nhìn lại, ngót 20 năm mẹ bôn ba xứ người, mẹ còn lại những gì khi đã bước sang tuổi 62…

Thường Nguyên
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thuốc trị bệnh tham sắc

Phật giáo thường thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Phật giáo thường thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Xem thêm