Thiền định ở rừng

Khi bước những bước chân yên lặng trong rừng, chúng ta có cảm giác rất bình an và thư giãn.

Cái thế giới trật tự phi trật tự của rừng làm tâm trí chúng ta có giải thoát. Lo âu, căng thẳng hay cô đơn biến mất hoặc còn rất ít. Những kết nối với sự sống sinh động dần phục hồi. Chúng ta biết mình không chỉ là mình nữa. Mình và rừng (thiên nhiên) có nhau, không thể tách rời được. Rừng là thầy thuốc, là mẹ hiền và là tình yêu lớn. Rừng có thể trị liệu và chữa lành những thương đau thân xác và tâm hồn.

Rừng cho chúng ta Phytoncides (tinh dầu gỗ), giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Rừng cho chúng ta Tecpen (rừng thông), giúp làm giảm stress và dịu các chứng viêm. Không khí tĩnh lặng của rừng giúp ổn định hệ thần kinh. Hít thở không khí trong rừng còn làm giảm mức Cortisol và β-pinen, giúp cải thiện giấc ngủ và giảm trầm cảm.

Hành thiền ở trong rừng. Ảnh minh họa

Hành thiền ở trong rừng. Ảnh minh họa

Đức Phật Gotama nói ở trong rừng Ngài rất hạnh phúc. Ngài thấy núi rừng rất là khả ái, những vị ly tham, không tìm dục lạc rất thích.[1] Ngài cũng cho biết khi thấy một vị Tỳ-kheo thiền định tại một trú xứ trong rừng, Ngài rất hoan hỷ vì biết vị ấy sau khi đoạn trừ ngủ nghỉ và mệt nhọc, sẽ tác ý nhất tâm và đạt được sự nhất tâm.[2]

Chúng ta ngày nay sống nhiều trong các đô thị thiếu vắng rừng cây. Văn minh công nghiệp và văn hoá tiêu thụ, kết hợp với sinh sống thiếu rừng cây, đã làm cho chúng ta bất an, trầm cảm và bệnh nhiều. Những tốt đẹp của tâm hồn như tĩnh lặng, thương yêu, bao dung, hướng thiện, tha thứ cũng ít ỏi dần khi chúng ta mất kết nối với thiên nhiên. Cái đẹp trong mắt chúng ta chỉ còn là những trao đổi thực dụng. Chúng ta sống bị động gần như hoàn toàn trong vòng tròn tiêu thụ, lệ thuộc, lo sợ, tham ái, khổ đau và tiêu thụ.

Sống ở rừng, trị liệu và làm mới giữa thiên nhiên. Trú xứ núi rừng là trú xứ của bao dung, hạnh phúc, an tĩnh và kết nối. Những phong trào “tắm rừng” ở Nhật Bản và dã ngoại ở Phương Tây lan rộng ra toàn thế giới gần đây đã cho thấy ý thức tỉnh thức về tầm quan trọng của núi rừng đối với sức khoẻ thể xác và an yên tinh thần của nhân loại.

Nhân loại không thể thiếu rừng. Một ngày nào đó không còn rừng, hay rừng còn nhưng con người không biết trở về để được nuôi dưỡng và trị liệu, nhân loại có thể sẽ rất khổ đau.

Đặc biệt, đối với những ai yêu mến thiền định, núi rừng sẽ là một thiện bạn hữu trong những thiện bạn hữu cần thân cận. Tâm không tranh chấp, biết đủ và không làm hại của người thiền định sẽ được núi rừng nuôi dưỡng. Các niệm và tư duy thuộc các dục (thế tục) của vị ấy sẽ được đoạn trừ. Tâm vị ấy sẽ an trú, an toạ, định tĩnh và chuyên nhất. Vị ấy sẽ hạnh phúc và biết mình hạnh phúc; sẽ tự do và biết mình tự do. Núi rừng sẽ yêu vị ấy trong tình yêu lớn. Chờ đợi vị ấy sẽ là một trái tim thương yêu, một tầm nhìn minh triết, một nụ cười hỷ lạc và một cuộc đời quên ta.

Nhuận Đạt

----------

[1] Kinh Pháp Cú 99.

[2] Tăng Chi Bộ II.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyên lý của đời sống giác ngộ

Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024

Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.

Oán thù lớn nhất trên đời này là gì?

Phật giáo thường thức 08:15 22/12/2024

Sự thù oán lớn nhất của thế giới không gì hơn là "sát sanh".

Làm thế nào khi con rất sợ ma?

Phật giáo thường thức 18:30 21/12/2024

Hỏi: Con từ nhỏ rất nhút nhát, đặc biệt sợ ma, con biết rõ điều này là chướng ngại đối với tu hành nhưng con vẫn không sao vượt qua được. Xin hỏi phải nên làm thế nào?

Công đức lạy Phật

Phật giáo thường thức 17:40 21/12/2024

Lạy Phật, lễ bái các Đức Phật và Bồ-tát là pháp hành phổ biến của hàng Phật tử. Dù xuất gia hay tại gia, kể cả những người có cảm tình với Đức Phật mỗi khi vào chùa tháp đều kính cẩn, chí thành lễ bái.

Xem thêm