Dù bị thiệt thòi, lấn lướt, ta vẫn quyết đi theo con đường của Phật
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật đã nói: “Hạnh phúc thay, giữa những người hận thù, ta sống không hận thù. Hạnh phúc thay, giữa những người xao động, ta sống không xao động. Hạnh phúc thay, giữa những người tham lam, ta sống không tham lam”.
Chúng ta đã đi qua nhiều kiếp luân hồi, và quả báo thì luôn công bằng. Nếu ai đã từng hung dữ sẽ phải đối đầu với sự hung dữ; ai đã từng giết hại sẽ phải gặp lại sự giết hại; ai đã từng hiếp đáp sẽ phải gặp lại sự hiếp đáp; còn những ai sống hiền lành sẽ được về cõi lành, sống an vui bên những con người lương thiện.
Có thể trước kia ta đã hung dữ, ác độc, giết hại... và quả báo xấu sẽ trở lại với ta. Nhưng cho dù phải gánh chịu hậu quả, ta vẫn sẽ nguyện phải bước qua một con đường khác, con đường của sự hiền lành thánh thiện.
Dù có bị thiệt thòi, bị lấn lướt, bị cưỡng ép, ta vẫn quyết đi theo con đường của Phật, vẫn sống đời hiền lành, thánh thiện, vị tha. Cuối cùng, sự tử tế cũng sẽ được đền đáp. Ta sống hiền lành ắt sẽ gặp điều lành, nên vì thế ta phải dặn lòng giữ vững lập trường, kiên định sống lương thiện giữa thế gian đầy ác độc hơn thua.
Phải thiệt thòi thì mới giữ được giới và tạo được các công đức
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật đã nói: “Hạnh phúc thay, giữa những người hận thù, ta sống không hận thù. Hạnh phúc thay, giữa những người xao động, ta sống không xao động. Hạnh phúc thay, giữa những người tham lam, ta sống không tham lam”.
Cũng vậy, từ kiếp xưa ta đã từng thù hận, hơn thua, tham lam, ích kỷ,...giờ đây, người đối với mình cũng đầy thù hận, hơn thua...như thế. Nhưng giờ phút này, ta nguyện từ bỏ duyên xưa để bước sang một cuộc sống khác. Dù mọi người có đối xử với mình bằng sự hận thù, tham lam, ích kỷ...ta vẫn nguyện không đem điều đó để đối lại với người. Ta sẽ gây một duyên lành mới là chỉ đem lòng thương yêu, tử tế, vị tha, nhẫn nhục, hiền lành để đối xử với cuộc đời mà thôi. Được như vậy, ta không đi theo lối mòn nghiệp cũ, mà đã bước qua một con đường khác, con đường dẫn đến một cõi giới khác cao cả hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm