Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/09/2020, 10:33 AM

Đức Phật độ người gánh phân

Đức Phật nói: “Phật Pháp như nước sạch, có thể tẩy tịnh mọi điều dơ bẩn. Dù là bất kể thứ gì trên thế gian, một khi được tắm rửa trong Phật Pháp liền trở nên thanh tịnh".

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Trong thể tánh bình đẳng, Ngài khẳng định ai cũng có Phật tánh và cũng đầy đủ khả năng thành Phật nếu người đó tinh tấn tu hành. “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Ảnh minh họa.

Trong thể tánh bình đẳng, Ngài khẳng định ai cũng có Phật tánh và cũng đầy đủ khả năng thành Phật nếu người đó tinh tấn tu hành. “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Ảnh minh họa.

Thành Xá Vệ có một người Chiên đà la, sống bằng nghề đổ phân. Một hôm, Phật gặp giữa đường bèn kêu lại. Người đổ phân thưa rằng: “Con là người gánh phân ô uế không sạch, con không dám lại gần Ngài”.

Đức Phật nói: “Ta nay muốn độ cho ngươi”. Rồi Phật tự thân dắt người gánh phân xuống sông Hằng tắm rửa sạch sẽ và đưa về tịnh xá Kỳ Hoàn cho xuất gia làm vị Sa môn.

Người gánh phân chuyên tâm tu hành, rất tinh tấn cần khổ, nên chưa đầy một tuần đã chứng quả A La Hán, thần thông tự tại. Bấy giờ, vua trong nước nghe tin Phật độ cho người Chiên đà la, lấy làm bất mãn và cho rằng làm như vậy là hạ thấp giá trị của Sa môn và làm khó khăn sự kính lễ của các hàng vua chúa, nên liền đến tịnh xá yết kiến Phật. Khi đến chỗ Phật, thấy một vị Sa môn uy nghi đức hạnh, ngồi thiền trên một tấm đá, hiện nhiều thần thông kỳ diệu.

Tiền thân Đức Phật nhịn đói 7 ngày để dành tiền bố thí chúng sinh

Vua vào lễ Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Vị Sa môn kia danh hiệu là gì, sao lại có nhiều thần thông như vậy?”. Phật bảo: “Đó là người gánh phân, nhờ công hạnh tinh tấn nên chứng được quả A La Hán”. Rồi Phật dùng thí dụ cho vua rõ: “Như ở trong bùn nhơ bẩn, vẫn nở một hoa sen thơm ngát. Vậy Bệ hạ là người có mắt, Bệ hạ có hái lấy hoa kia không?”. Vua đáp: “Đóa hoa tuy mọc trong bùn lầy mà thơm ngát hương quý thì rất nên dùng để tự trang nghiêm. Còn bùn lầy nhơ bẩn kia thì nên quán xem như là trạng thái của bà mẹ, chính tự trong bào thai mà sinh nở đoá hoa công đức”.

Vua lại bạch Phật: “Vị A La Hán trước làm nghề đổ phân, nay công quả tu hành viên mãn, chứng được những quả đức bất khả tư nghì. Con xin nguyện luôn cúng dường những món cần thiết, không dám để thiếu thốn”.

Lời bàn:

Bình đẳng tuyệt đối là một đức tính vô cùng cao đẹp mà xưa nay chỉ có đạo Phật mới có mà không có trong bất kỳ một tôn giáo nào hay một hệ thống triết học nào khác. Ảnh minh họa.

Bình đẳng tuyệt đối là một đức tính vô cùng cao đẹp mà xưa nay chỉ có đạo Phật mới có mà không có trong bất kỳ một tôn giáo nào hay một hệ thống triết học nào khác. Ảnh minh họa.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thử suy nghĩ về thể tánh bình đẳng trong Phật giáo. Từ khởi nguyên, bước chân du hóa của đức Phật khắp lưu vực sông Hằng. Ngài là một nhà cách mạng vĩ đại đã dám gạt bỏ đi sự phân biệt giai cấp đã có từ lâu đời trong xã hội Ấn Độ. Ngay từ thời cổ đại, con người sống trong lãnh thổ này đã được chia làm bốn giai cấp, là Bà la môn, Sát đế lợi, Phệ xá và Chiên đà la. Một thời, những giai cấp này đã tạo nên sự bất công vô cùng khốc liệt. Nhưng đến khi đuốc tuệ chân lý giải thoát của Thế Tôn bừng tỏa thì tất cả mọi giai cấp đều quy về một mối. Ngài đưa ra một chân lý bất hủ: “Không có giai cấp trong khi máu người cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”.

Trong thể tánh bình đẳng, Ngài khẳng định ai cũng có Phật tánh và cũng đầy đủ khả năng thành Phật nếu người đó tinh tấn tu hành. “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”.

Bình đẳng tuyệt đối là một đức tính vô cùng cao đẹp mà xưa nay chỉ có đạo Phật mới có mà không có trong bất kỳ một tôn giáo nào hay một hệ thống triết học nào khác.

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Trích Sống theo lời Phật

Thích Nhuận Thạnh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm