Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/03/2020, 13:00 PM

Đức Phật thành đạo năm nào?

Ngày nay, hầu hết các sách viết về đức Phật đều dựa vào công bố của Đại hội Hội Liên hữu Phật tử thế giới (WFB) lần thứ 3 thống nhất: Phật nhập diệt năm 544 TCN, và lấy đó là khởi đầu Phật lịch.

 > Giá trị về sự thành đạo của Đức Phật

Ngày nay, hầu hết các sách viết về đức Phật đều dựa vào công bố của Đại hội Hội Liên hữu Phật tử thế giới (WFB) lần thứ 3 thống nhất: Phật nhập diệt năm 544 TCN, và lấy đó là khởi đầu Phật lịch (1). Tuy nhiên về ngày thành đạo của đức Phật thì lại có nhiều ý kiến khác nhau, đơn cử:

Ở nước ngoài:

1. Pháp sư Thánh Nghiêm người Trung Quốc, trong sách Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (2) cho biết: Hiện nay có hai thuyết:

 - Đa phần các vị cổ đức cho rằng: Thái tử  Siddhattha (Sĩ Đạt Ta hay Tất Đạt Đa) xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 25 tuổi.

- Ngày nay người ta cho rằng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 29 tuổi và thành đạo năm 35 tuổi.

Ngày nay, hầu hết các sách viết về đức Phật đều dựa vào công bố của Đại hội Hội Liên hữu Phật tử thế giới (WFB) lần thứ 3 thống nhất: Phật nhập diệt năm 544 TCN, và lấy đó là khởi đầu Phật lịch.

Ngày nay, hầu hết các sách viết về đức Phật đều dựa vào công bố của Đại hội Hội Liên hữu Phật tử thế giới (WFB) lần thứ 3 thống nhất: Phật nhập diệt năm 544 TCN, và lấy đó là khởi đầu Phật lịch.

2. Đại đức Nàrada Mahà Thera, học giả Phật giáo nổi tiếng thế giới người Srilanka (Tích Lan), từng sang Sài Gòn giảng giáo lý của đức Phật nhiều lần những năm 1950-1960, trong cuốn Đức Phật và Phật pháp (3) cho rằng Đức Phật sinh ngày trăng tròn tháng Năm, năm 623 TCN, kết hôn năm 16 tuổi và xuất gia năm Thái tử 29 tuổi (594 TCN). Sau sáu năm tự bản thân kinh nghiệm, Đạo sĩ Tất Đạt Đa đã từ bỏ lối tu khổ hạnh và chọn con đường “Trung đạo”.

Sau khi độ một vài vật thực thô sơ, Đạo sĩ đi đến dưới gốc cây Tất bát la (Pippala, sau này người đời gọi là cây Bồ đề nghĩa là cây giác ngộ, để kỷ niệm sự giác ngộ của đức Phật dưới gốc cây ấy) thành đạo ngày 8-12 âm lịch ấy. Đạo sĩ Tất Đạt Ta thành đạo năm 35 tuổi.  

Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sách Phật học phổ thông khóa 1-Nhân thừa Phật giáo viết: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8-4 âm lịch năm 624 TCN; ngày 8-2 âm lịch năm 19 tuổi xuất gia; Ngài thành đạo năm 30 tuổi.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sách Phật học phổ thông khóa 1-Nhân thừa Phật giáo viết: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8-4 âm lịch năm 624 TCN; ngày 8-2 âm lịch năm 19 tuổi xuất gia; Ngài thành đạo năm 30 tuổi.

Ở Việt Nam:

- Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong sách Phật học phổ thông khóa 1-Nhân thừa Phật giáo viết: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8-4 âm lịch năm 624 TCN; ngày 8-2 âm lịch năm 19 tuổi xuất gia; Ngài thành đạo năm 30 tuổi.

- Cư sĩ Nguyễn Văn Chế trong “Những vấn đề căn bản trong Phật học” xuất bản tại Hà Nội năm 1976 viết: Thái tử xuất gia năm 19 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh Thái tử từ bỏ lối tu này. Ngài uống bát sữa của thiếu nữ chăn bò rồi đến ngồi dưới gốc cây Tất ba la nhập định luôn 49 ngày. Một đêm ngày cuối cùng Thái tử đã tu thành đạo, Tất Đạt Đa đã thành Phật Thích Ca Mâu Ni (Cakya Muni). Sau khi thành đạo, ròng rã 49 năm liền đức Phật đi khắp nơi trong nước Ấn Độ để thuyết pháp. Ngài nhập diệt năm 80 tuổi, năm ấy là năm 480 TCN (có sách ghi là 483 TCN).

Các tài liệu đều thống nhất Ngài nhập Niết bàn năm 80 tuổi.

Các tài liệu đều thống nhất Ngài nhập Niết bàn năm 80 tuổi.

- Từ điển Phật học Hán-Việt (4) mục từ Thích Ca Mâu Ni viết: Ngài 6 năm tu khổ hạnh, thành đạo năm 35 tuổi. Từ đó về sau, hơn 40 năm trời Ngài đi khắp 4 phương để giáo hóa cứu độ chúng sinh, năm 487 TCN Ngài nhập Đại bát Niết bàn.

- Cư sĩ Lưu Vô Tâm trong sách Phật học khái lược (5) mục Niên lịch của Đức Phật Thích Ca viết:

- Phật đản sinh ngày 15-4-624 trước Công nguyên.

- 19 tuổi xuất gia nhằm ngày 8-2.

- 5 năm tầm học các đạo;

- 6 năm tu khổ hạnh.

- 49 ngày nhập định.

- 30 tuổi thành đạo nhằm ngày 8-12.

- 49 năm thuyết pháp độ đời.

- 80 tuổi nhập Niết bàn nhằm ngày 15/2 (544 trước Công nguyên).

Sách giải thích ngài Tất Đạt Đa có 5 năm tầm học các đạo rồi thêm 6 năm tu khổ hạnh mới thành đạo năm Ngài 30 tuổi.

Phật xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 30 tuổi, thuyết pháp 49 năm, như vậy Ngài thọ 30 + 49 = 79 tuổi (coi như xấp xỉ tuổi 80)

Phật xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 30 tuổi, thuyết pháp 49 năm, như vậy Ngài thọ 30 + 49 = 79 tuổi (coi như xấp xỉ tuổi 80)

- Trang Website Đạo Phật ngày nay, viết: Ngài sinh năm 624 TCN, xuất gia năm 29 tuổi, học đạo với hai vị đạo sĩ Alasa-Kalama và Uddaka-Camaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em ông Kiều Trần Như thành đạo năm 35 tuổi. Hoằng dương chính pháp trong 45 năm; trụ thế ở đời 80 tuổi, khoảng năm 544 TCN nhập diệt tĩnh lặng.

Các tài liệu đều thống nhất Ngài nhập Niết bàn năm 80 tuổi. Riêng ngày Thái tử xuất gia và thành đạo lại đã có 3 loại ý kiến khác nhau:

1- Thái tử Tất Đạt Ta xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 25 tuổi;

2- Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 30 tuổi;

3- Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo ngày 8-12 năm Ngài 35 tuổi.

Phật xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm chuyển bánh xe pháp, nhập diệt năm 80 tuổi. Chúng tôi cho rằng ý kiến này phù hợp với lịch sử đức Phật.

Phật xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm chuyển bánh xe pháp, nhập diệt năm 80 tuổi. Chúng tôi cho rằng ý kiến này phù hợp với lịch sử đức Phật.

Lời bàn:

Với loại ý kiến thứ nhất:

Phật xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 25 tuổi, hoằng dương chính pháp 49 năm rồi viên tịch thì Ngài trụ thế 25 + 49 = 74 tuổi, trong khi đức Phật thọ 80 tuổi.

Với loại ý kiến thứ hai:

Phật xuất gia năm 19 tuổi, thành đạo năm 30 tuổi, thuyết pháp 49 năm, như vậy Ngài thọ 30 + 49 = 79 tuổi (coi như xấp xỉ tuổi 80). Nhưng từ khi xuất gia đến khi thành đạo là 11 năm. Tuy nhiên theo các tài liệu hiện có đều nói sau khi xuất gia Thái tử theo học hai vị đạo sĩ Alasa-Kalama và Uddaka-Camaputta, trải qua 6 năm tu khổ hạnh với 5 anh em ông Kiều Trần Như, rồi 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và thành đạo. Chẳng lẽ Ngài mất 5 năm tầm học các đạo rồi mới tu khổ hạnh 6 năm? Lời giải thích này không có sức thuyết phục bởi đức Phật là người thông minh tuyệt đỉnh.

Với loại ý kiến thứ ba:

Phật xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi, 45 năm chuyển bánh xe pháp, nhập diệt năm 80 tuổi. Chúng tôi cho rằng ý kiến này phù hợp với lịch sử đức Phật. Rất mong được quý độc giả chỉ giáo.

Chú thích:

1. Đa phần các sách của Trung Quốc đều cho rằng đức Phật sống trong khoảng 565-485 TCN cùng thời với Khổng Tử.

2. Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Tâm Trí dịch, NXB Phương Đông 2008.

3. Nàrada, Đức Phật và Phật pháp,  Phạm Kim Khánh dịch, NXB Tôn giáo, 2011

4. Kim Cương Tử chủ biến, Từ điển Phật học Hán –Việt, NXB Khoa học xã hội, 2004.

5 Lưu Vô Tâm, Phật học khái lược, NXB Tôn giáo, 2005.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm