Đức Phật Thích Ca khai thị nhà vua Ba Tư Nặc cách phân biệt chính giác
Một lần, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ở vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc ở thành Xá Vệ, vua Ba Tư Nặc đã đến thăm Đức Phật.
Vừa gặp Đức Phật, nhà vua cung kính đảnh lễ rồi ngồi sang một bên. Lúc đó có mấy người xuất gia của tôn giáo cổ Ấn Độ khác ở địa phương, họ đều có tướng mạo khôi ngô kỳ vỹ. Họ dừng lại, đi quanh quẩn trước tịnh xá Kỳ Viên.
Vua Ba Tư Nặc thấy những người xuất gia của tôn giáo cổ Ấn Độ kia cứ đứng ngoài tịnh xá, liền đứng dậy đến trước mặt họ, chắp tay thi lễ, cung kính hỏi thăm, và tự giới thiệu bản thân mấy lần: “Trẫm là vua Ba Tư Nặc, là quốc vương nước Câu Tát La”.
Chờ vua Ba Tư Nặc trở lại tịnh xá, Phật Thích Ca hỏi: “Đại vương, tại sao ngài lại cung kính với những người đó, chắp tay hành lễ lại còn báo danh tính thân phận mấy lần như vậy?”.
Vua Ba Tư Nặc trả lời: “Trong lòng trẫm nghĩ, thế gian có các Thánh nhân giải thoát, mà những người này có đủ uy nghi, nhất định là bậc giải thoát”.
Phật Đà bảo vua Ba Tư Nặc rằng: “Ngài không nên vội vàng phán đoán! Ngài không biết xác thực những người này có phải là A La Hán hay không, vì ngài chưa có năng lực thấy được tâm ý của chúng sinh. Trước tiên ngài nên thân cận với họ, quan sát hành vi, tu trì của họ…
Dần dà, sẽ tự nhiên biết được họ chân thực hay là giả. Không nên kết luận quá nhanh, mà nên quan sát kỹ lưỡng, nhất thiết không được qua loa. Cần phải vận dụng trí tuệ, không nên vô tri mù quáng theo.
Trải qua rất nhiều gian khổ khó khăn như thế, thì mới có thể tự phân biệt được Pháp đúng hay Pháp sai. Đàm luận Pháp nghĩa với người khác, mới phân biệt thật hay giả. Điều này ắt phải trải qua nỗ lực tinh tấn cần mẫn trong thời gian dài, không phải một lúc là có được. Ắt phải trải qua tư duy chánh niệm nội tâm, dùng trí tuệ quan sát!”.
Vua Ba Tư Nặc nghe rồi nói: “Trong họ hàng của trẫm có người xuất gia, ăn vận dáng vẻ như thế này, đi vân du các nước khất thực, cuối cùng lại hoàn tục, về nhà hưởng thụ vui thú ngũ dục. Do đó trẫm biết khai thị của Thế tôn thực sự chí lý. Trước tiên nên thân cận tìm chứng thực, quan sát giới luật, và tu trì của họ, rồi sau đó mới có thể phân biệt được trí tuệ cao thấp giữa những lời nói”.
Vua Ba Tư Nặc nghe Phật Thích Ca giảng nói thì trong lòng đã mười phần sáng tỏ.
Phán đoán một người có phải là bậc Thánh nhân giải thoát khỏi sinh tử hay không, quả thực phải xem hành vi thực tế của họ, xem tâm tính của họ biểu hiện ra trước những khảo nghiệm.
Hiện nay chúng ta dùng phương pháp mà Phật Thích Ca giảng để gần gũi thực sự với những người tu luyện, xuất gia hay tại gia, quan sát hành vi cử chỉ lời nói của họ trong một thời gian đủ dài, sẽ phân biệt được ai là chân tu ai là giả tu.
Từ đó chúng ta có cách hành xử chính xác, có trí tuệ, không bị giả tướng, là những biểu hiện bề ngoài, là những danh vọng uy tín do tô vẽ, trang sức kia mê hoặc. Có như vậy, chúng ta mới không bị tổn thất tài vật, hao tổn phúc đức, và quan trọng hơn là có thể đắc được phúc báo thực sự.
Điều này thật vô cùng quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, các nguồn thông tin đa chiều, đan xen, rối rắm, thật giả khó phân, vàng thau lẫn lộn, nhưng chúng ta vẫn có được phương pháp chính xác để tự mình phân biệt được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Ham ngủ ban ngày
Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.
Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?
Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?
Liên hệ quá nhiều với cư sĩ
Lời Phật dạy 18:30 29/10/2024Đành rằng mối liên hệ giữa bốn chúng đệ tử Phật vốn hòa hợp như nước với sữa, luôn khắng khít và không thể tách rời. Thế nhưng, quá bận rộn bởi các liên hệ với cư sĩ chưa phải là điều hay đối với người xuất gia, vì duyên trần sẽ quấy đảo an tịnh nội tâm, làm chướng ngại thiền định.
Xem thêm