Đức Phật và C.Mác trong các nỗ lực cải biến xã hội
Đức Phật và C.Mác đã tìm cách tiến hành cách mạng xã hội thông qua giáo dục và hành động triệt để. Ngay trong thời đại của Đức Phật ở Ấn Độ cổ đại, việc thuyết phục một vị vua cai trị đi theo các nguyên tắc Phật giáo là một nhân tố cách mạng quan trọng trong hành động xã hội của Ngài.
Đức Phật đã ngăn ngừa bạo lực và chiến tranh thông qua việc sử dụng lý luận hợp lý và Ngài đã thực hiện một hình thức đấu tranh phi bạo lực đối với hệ thống Bà La Môn.
C.Mác ủng hộ chính xác cùng một phương cách nhưng điều chỉnh nó cho phù hợp với thời kỳ hậu công nghiệp hiện đại. Ông cổ vũ cho hòa bình, chống chủ nghĩa đế quốc tư bản và chiến tranh, nhưng cũng tỏ ra thực tế khi tuyên bố rằng giai cấp công nhân – những người mà thân xác và tâm trí luôn bị chà đạp bởi những kẻ áp bức tư sản – có quyền tự vệ trước thứ bạo lực này. Đó là lý do tại sao ông tuyên bố rằng bạo lực chỉ tồn tại chừng nào có sự phản kháng của tư sản đối với việc thiết lập chủ nghĩa xã hội.
Đức Phật thành lập một hình thức chủ nghĩa xã hội trong cộng đồng tu viện của mình. Thái độ bình đẳng này đã thấm nhuần vào những người theo Phật giáo sống trong một môi trường xã hội phân chia đẳng cấp khắt khe của đạo Bà La Môn. Ảnh hưởng Phật giáo này đã vượt qua hệ thống Bà La Môn để lan toả ra các vương quốc khác nhau ở Ấn Độ một cách hòa bình.
Trong thế giới tư bản hiện đại, việc ngồi tĩnh tâm và thiền định có thể giúp một người đang bị bóc lột kiểm soát tâm trí của mình và thoát khỏi sự áp đặt tinh thần từ điều kiện kinh tế – xã hội của nhà nước tư sản. Triết lý của Đức Phật được đưa ra để “làm sạch” bề mặt tâm trí, đã trở thành một công cụ tuyệt vời cho sự tự phát triển của người Mácxít hiện đại, và cũng có thể tích hợp một cách có hiệu quả với việc nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen.
Thiền học Phật giáo cho phép tự học để giúp biến đổi các mô hình tư duy của tâm trí mà không cần phải tham gia vào các khóa trị liệu tâm lý hay tư vấn đắt đỏ của xã hội tư sản. Đó là một điểm quan trọng, khi mà ngành nghiên cứu tâm lý học của xã hội tư sản luôn bị chi phối bới những nhà nghiên cứu có nhiều đặc quyền thuộc giới tư sản trung lưu, xa lánh lợi ích của quần chúng, tìm cách “bình thường hoá” sự đàn áp chủ nghĩa tư bản trong tâm trí của tầng lớp lao động để họ có thể tiếp tục bị bóc lột theo cách thức tinh vi và được xã hội chấp nhận, hoặc ít ra là không có phản kháng.
Khi tình trạng này không được thấu hiểu, tầng lớp tư sản trung lưu vẫn giữ được sức ảnh hưởng trong giới học thuật để có thể kiềm chế bất kỳ nỗ lực nào của người lao động nhằm thoát khỏi sự kìm kẹp của mình. Phương pháp thiền của Phật giáo (và triết lý về thực tại nằm trong nó) là một kỹ thuật phát triển tâm lý mạnh mẽ, có thể được sử dụng hiệu quả trong cuộc chiến chống lại hệ thống tư bản và cải biến xã hội theo cách thức không bạo động.
Tương tự như việc dứt khoát bác bỏ hiện trạng xã hội của Ấn Độ cổ đại, tư tưởng của Đức Phật rất dễ dàng trở thành nguồn sức mạnh cho tầng lớp lao động trong bối cảnh kinh tế xã hội của phương Tây hiện đại.
Theo: Reds.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Phật giáo thường thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Sự sống chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai ở đó
Phật giáo thường thức 06:09 23/12/2024Có một câu nói rất hay của Ngài Ananda Pereira (người Tích Lan - nay là Đại Đức Kassapa Thera), Ngài nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”. Câu nói này thực ra cũng dễ hiểu thôi.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)
Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.
Xem thêm