Đừng buồn đau, hối tiếc khi người thân qua đời
Vạn vật trên đời là bất sinh bất diệt. Chết không phải là hết, mà là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, chỉ có điều ta không nhận ra hình dáng của trạng thái mới. Hiểu được điều này, ta sẽ thoát khỏi đau buồn, không ân hận, hối tiếc khi người thân qua đời.
Phật tử hỏi:
Vợ chồng cùng chung sống hạnh phúc, cùng vượt qua khó khăn, nuôi con cái khôn lớn, nhưng một trong hai ra đi trước thì người còn lại sẽ chết dần chết mòn vì thương nhớ, cô đơn. Kính bạch Thầy, vậy chúng ta nên làm gì khi mất đi người thương? Nên làm gì để chúng ta có đủ năng lượng đi hết quãng đường còn lại một cách thong dong, an lạc và không bị ám ảnh bởi quá khứ?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời:
Để trả lời cho câu hỏi này thì ta dựa trên sự quán chiếu sống, chết. Nhiều người quan niệm chết là hết. Kỳ thực thì không phải vậy. Ví dụ như đám mây khi không còn tồn tại nữa thì nó sẽ tiếp tục ở một hình thức mới là mưa hoặc tuyết. Như vậy, mây không mất mà nó chỉ thay đổi hình dạng. Con người cũng vậy, con người cũng không mất đi hoàn toàn, mà là chuyển đổi từ hình thức này sang hình thức khác.
Ngày nay khoa học cũng đã chứng minh vật chất và năng lượng không mất đi. Trên phương diện hình thức thì mình không thấy. Nhưng trên phương diện nội dung thì nó vẫn còn. Nói như vậy có nghĩa là vạn vật trên thế gian này là bất sinh bất diệt.
5 nỗi hối hận của người sắp qua đời
Trong trường hợp bà mất rồi, thì ta nên quán chiếu bà vẫn còn tồn tại ở một hình thức mới, được tiếp nối trong ông và trong các con. Ví dụ, khi mình còn bé, mình được cha chụp cho tấm hình. Đến khi lớn lên, nhìn vào tấm hình, mình hiểu rằng em bé ba tuổi trong hình không chết đi, mà chỉ là chuyển sang hình dạng người trưởng thành. Nhưng chúng ta chẳng còn nhìn thấy em bé ba tuổi ấy ở hiện tại nữa.
Trong đạo Phật, mình được học về nghiệp. Hằng ngày mình chế tác ra những tư tưởng, lời nói và hành động. Những thứ đó tiếp nối mình, đó gọi là nghiệp. Dù tư tưởng, lời nói, hành động từ bi hay hận thù, thì đó cũng là tư tưởng, lời nói, hành động của mình. Tất cả đều là sự tiếp nối của mình trong tương lai.
Khi cơ thể mình tàn hoại, thì mình cũng được tiếp tục như thường, dưới một hình thức mới. Vậy nên mình không thể nói người đã chết nghĩa là không còn nữa, chỉ có điều mình không thấy sự tiếp nối của họ mà thôi. Bà mất rồi, ông phải thấy bà vẫn còn có mặt ở nơi mình và nơi con cháu. Ông phải thay bà chăm sóc, nuôi dưỡng con cháu.
Nên làm gì với quần áo, vật dụng của người thân qua đời?
Khi gieo hạt bắp xuống đất, vài ngày sau mình sẽ thấy hai lá mầm nhô lên mặt đất. Vài ngày sau nữa là sáu, là bảy lá mầm. Để ý kỹ, mình sẽ thấy hai là mầm ban đầu đã khô héo, trong khi những lá trên cùng vẫn xanh tươi. Hai lá mầm ban đầu không phải chết hoặc mất đi, mà nó được tiếp nối bởi những lá xanh. Vì nó đã hấp thu nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng để nuôi sống những lá mầm mới.
Nếu ông cụ thấy được điều đó, tự dưng ông sẽ có đủ năng lượng để sống tiếp quãng đời còn lại, đủ năng lượng để nuôi dưỡng, chăm sóc con cháu.
Nếu ngày mai quý vị nghe tin Thầy Thích Nhất Hạnh qua đời, thì cũng đừng buồn. Hãy nhìn vào cách đi, cách ngồi, cách thở của các sư cô, sư thầy còn lại, quý vị sẽ thấy hình dáng của Thầy Thích Nhất Hạnh trong đó.
Xem thêm video " Tự tại trước khen chê":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?
Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?
Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân
Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?
Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?
Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?
Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ
Hỏi - Đáp 17:00 09/11/2024Lúc còn nhỏ, vì dại dột không hiểu biết nên tôi đã lên chùa tạo các lỗi sau: Vì rất mê hoa sen nên tôi đã lấy cắp hoa sen dâng cúng trên bàn Phật. Lúc khác, nhân thấy hạt sen trong hồ sen của chùa đã khô, tôi liền khởi tâm lấy cắp mấy hạt sen này mang về nhà trồng...
Xem thêm