Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/05/2021, 11:52 AM

Đừng đi chùa vì mê tín, mong cầu

Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những thực hành tâm linh như: chăm lên chùa xin Phật, cúng vong, trục vong… để giải nghiệp báo.

Chúng tôi xin trích đăng kiến giải dưới góc nhìn Phật giáo của Hòa thượng Viên Minh (trụ trì chùa Bửu Long) về những “niềm tin” này.

Đừng cầu Phật vì có cầu cũng không xin được gì đâu!

Hòa thượng Viên Minh

Hòa thượng Viên Minh

Đi chùa để làm gì?

Trả lời cho câu hỏi, đi chùa để xin Phật phù hộ cho may mắn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, hạnh phúc, giàu có... có đúng không, Hòa thượng Viên Minh cho rằng: ngày nay người ta đa phần đi chùa vì mê tín, mang theo mong cầu, nghĩ rằng Phật thần thông quảng đại có thể xin gì được nấy. Thực chất sự “thần kỳ” của Đức Phật nằm ở chỗ ngài giác ngộ bản chất đời sống, hiểu do đâu sinh ra đau khổ, do đâu không sinh đau khổ, chỉ thế thôi.

Thay vì cầu hạnh phúc, cầu thoát khổ (tốt nhất đừng cầu vì có cầu cũng không được) hãy học cách không làm điều ác, làm điều lành, sống với tâm thanh tịnh trong sáng, đơn giản vậy thôi. Còn làm ác là khổ liền, cái khổ từ mình ra, từ bên ngoài đưa đến.

Hòa thượng Viên Minh cũng khẳng định, đi chùa đúng là làm sao phát huy trí tuệ và đạo đức, nghĩa là đến chùa để nghe giảng hoặc đọc kinh để hiểu ra lời Phật dạy, chứ không nên đi chùa để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc.

Làm sao thoát khỏi đau khổ?

Trước câu hỏi làm sao để thoát khổ đau, dính mắc, Hòa thượng Viên Minh trả lời:

Đừng cố thoát khỏi dính mắc, khổ đau, thoát khỏi là sai. Thấy sân chứ không phải diệt sân. Khi bị dính mắc, khổ đau, hãy bình tĩnh sáng suốt để nhìn ngắm, quan sát, lắng nghe, cảm nhận nỗi đau ấy một cách hoàn toàn trung thực, xác nhận trạng thái đang là như thế nào, từ đó hiểu nó, biết được nguyên nhân, hậu quả và tác động của sự khổ đau ấy lên thân tâm ta. Ở bất kỳ tình huống, trạng thái nào cũng phải thấy được sự thật một cách rõ ràng minh bạch – tức là giác ngộ, rồi sau đó sẽ tự giải thoát, nếu chưa giác ngộ đã cố giải thoát là sai.

Hòa thượng Viên Minh nói thêm: Đau khổ không tồn tại mãi, giống như niềm vui. Bất kỳ pháp nào có sinh đều có diệt. Cứ đau khổ, mới hiểu tình yêu là đau khổ, dính mắc là đau khổ, ràng buộc là đau khổ, qua đó học được nhiều bài học. Cách để đừng đau khổ là trọn vẹn thấy, cảm nhận cái đau đó. Đến lúc sẽ tự diệt, trong sự sáng suốt của mình chứ không phải bằng cách lãng quên, diệt trong minh chứ không phải trong vô minh.

Quan trọng của mọi vấn đề là thấu hiểu nó chứ không phải dẹp nó đi. Dẹp mà không hiểu sẽ lặp lại. Thấu hiểu sẽ vượt qua được nó.

Tu không phải để bình an

Hòa thượng Viên Minh cũng khẳng định, đi chùa đúng là làm sao phát huy trí tuệ và đạo đức

Hòa thượng Viên Minh cũng khẳng định, đi chùa đúng là làm sao phát huy trí tuệ và đạo đức

Mỗi độ Xuân về, Phật tử đi Chùa sẽ giúp hiểu rõ đạo lý nhân quả

Một ngộ nhận khác của nhiều người khi chọn “con đường tu tập” là để giải thoát khỏi cuộc đời này, tìm kiếm bình an, Niết bàn, Hòa thượng Viên Minh khẳng định điều ngược lại: Tu là để thấy ra sự thật (thấy vô thường, khổ, vô ngã) chứ không phải để bình an. Hòa thượng dẫn chứng: Cuộc đời tam giới bất an (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) sống giữa đời sao mà bình an được. Rất khó để tìm bình an trong cuộc đời bất an. Cho nên tu là để thấy, thấy được bản chất cuộc đời, không bám víu, không dính mắc, sẽ không đau khổ. Thường tham lam, bám víu mới sinh ra khổ, vì không thấy được cái vô thường nên bất an.

“Chúng ta hay hiểu tu theo nghĩa rèn luyện để đạt được mục đích nào đó, trở thành cái gì mình chưa có. Cách đó là cách tu của hầu hết tôn giáo, trường phái. Tuy nhiên, cái trở thành bao hàm nghĩa sinh tử. Nếu tu để trở thành tức là đã tạo ra một hành trình sinh tử. Cách đó không phải cách tu của đạo Phật.

Tu theo đạo Phật đơn giản chỉ là làm thế nào thấy ra chân lý. Qua đó để điều chỉnh nhận thức hành vi đúng với sự thật (chứ không phải điều chỉnh theo ý mình)”, Hòa thượng nói.

Nguồn: Báo Tiền Phong

Hạ Đan (ghi)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm