Đúng sai việc xóa sổ đền Xẻo Kè, Cần Thơ
Những ngày qua dư luận ở TP Cần Thơ rất quan tâm theo dõi việc một ngôi đền trên 200 tuổi có liên quan đến việc góp phần bảo vệ tổ chức cơ sở đảng, bảo vệ cán bộ cách mạng qua các cuộc kháng chiến bị tháo dỡ, đập phá từ một đơn vị thi công công trình.
Đền Xẻo Kè (tọa lạc ở khu vực 2, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Đây là địa điểm tập hợp cơ mật của nhiều thế hệ cán bộ, là nơi họp mặt lực lượng thanh niên yêu nước, nơi chôn giấu vũ khí, tài liệu phục vụ cách mạng.
Năm ngày 12/6/2003, ông Trần Minh Sơn (7 Mạnh) nguyên Phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ đã có ý kiến đề nghị công nhận đền Xẻo Kè là địa chỉ đỏ. Ngày 4/9/2003, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cần Thơ có tờ trình tiến hành các bước để công nhận địa chỉ đỏ. Ngày 2/9/2003, Ban Tuyên Giáo TU Cần Thơ có công văn số 237.CV/TG đề nghi công nhận đền Xẻo Kè là địa chỉ đỏ.
Thế nhưng ngày 27/7/2004 Sở Văn hóa - Thông tin có công văn số 318/SVH –TT cho biết do kinh phí hạn hẹp nên không thực hiện được mà chuyển sang năm 2005 sẽ công nhận. Thế nhưng 14 năm trôi qua việc công nhận đã rơi vào quên lãng. Đáng nói hơn sau đó đền Xẻo Kè lại bị qui hoạch và bàn giao cho công ty Nam Long – Hồng Phát.
Mới đây, công ty nầy tiến hành tháo dỡ, phá sập ngôi đền trong sự bức xúc và bất lực của gia đình họ Đào, gia đình đã lưu giữ một địa chỉ đỏ một cách trân trọng để Cần Thơ có được một di tích quý báu hơn 200 năm qua. Điều đáng nói là trước đó lãnh đạo công ty nầy đã cam kết sẽ không san lấp ngôi đền và tiến hành trùng tu. Xây dựng mới ngôi đền nầy để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng hàng trăm năm qua của người dân nơi đây. Đồng thời ngôi đền còn là tôn vinh, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc. Ngôi đền nầy còn là di sản quý giá để giáo dục truyền thống đấu tranh cho thế hệ tre
Càng ngạc nhiên hơn khi trả lời với báo chí, bà Nguyễn Thị Mỹ, trưởng ban quản lý di tích lịch sử TP Cần Thơ lại cho rằng: ngôi đền nầy không phải là địa chỉ đỏ; không hề có quyết định nào của cấp có thẩm quyền công nhận tiêu chí nầy ; Luật Di sản văn hóa năm 2001 thì không có quy định hay tiêu chí công nhận địa chỉ đỏ. Không biết cụm từ địa chỉ đỏ xuất phát từ đâu.
Như vậy theo lời bà Mỹ, thì sở VHTT tỉnh lẫn UBND tỉnh Cần Thơ đã đề nghị đền Xẻo Kè được nhận danh hiệu địa chỉ đỏ nhưng sau đó không thấy cấp nào ra quyết định Vì sao vậy? Đây là nguyên nhân chủ yếu để công ty Nam Long – Hồng Phát thẳng tay san lấp ngôi đền. Và theo ý kiến bà Mỹ thì nếu gia đình họ Đào có nguyện vọng xây dựng nhà truyền thống thì Sở VH-TT&DL sẵn sàng hướng dẫn chuyên môn cho gia đình các thủ tục theo quy trình.
Vấn đề đặt ra là vì sao UBND TP Cần Thơ lại “ quên lãng” ngôi đền có giá trị lịch sử quý giá để bật đèn xanh cho công ty trên làm điểm tựa san bằng ngôi đền, dù trước đó họ đã từng cam kết sẽ xây dựng ngôi đền mới cho người dân nơi đây khi tiến hành xây dựng khu dân cư.
Như vậy từ một địa điểm đã được nhiều cán bộ lão thành xác nhận là có công rất lớn trong các cuộc kháng chiến; được các ngành chuyên môn xem xét, đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh công nhận địa chỉ đỏ đã gần 16 năm qua, nay ngôi đền nầy bỗng chốc bị san bằng, ủi sập. Đau xót hơn là những người trong gia đình họ Đào đã cố gắng giữ gìn, duy tu, bảo dưỡng ngôi đền để mong ngày được công nhận địa chỉ đỏ với mục đích phục vụ nhu cầu khách tham quan, biết thêm về một địa chỉ rất anh hùng trong những tháng ngày gian khổ ở Tây Đô nay lại phải rơi vào tình thế dỡ khóc, dỡ cười. Đáng nói nhất là việc san lấp diễn ra rất bất thường ( lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 11/5/2019) với nhiều xe cơ giới chỉ trong 3 giờ ngôi đền 200 tuổi và trên 50 cây cổ thụ, có cây đã trên 100 năm tuổi đã bị tàn phá thảm hại.
Trước đó gia đình bà Đào thị Hồng Nga (chủ nền đất của ngôi đền) đã gởi đơn khiếu nại đến Tòa án Nhân dân TP Cần Thơ về sự bội tín của công ty Nam Long - Hồng Phát nhưng chưa được giải quyết. Theo các chuyên gia luật, việc san lấp, tháo dỡ ngôi đền trong khi chưa có phán quyết của Tòa án khi đang tranh chấp, khiếu kiện là trái pháp luật. Một ngôi đền có quá nhiều đóng góp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương đáng lý ra cần được nâng cấp, mở rộng, duy tu xứng tầm nay bỗng chốc đã biến thành bãi đất trống và trong tương lai nơi đây sẽ biến thành những ngôi biệt thự từ sự tắc trách của chính quyền sở tại, từ sự gian dối, lộng quyền xem thường pháp luật của công ty Nam Long – Hồng Phát.
Người dân đang mong chờ kết quả từ các ngành chức năng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm