Đừng tạo nghiệp bởi việc cướp đi sự tự do của muôn loài
Trong cuộc sống, nhiều người cho rằng nuôi chim cảnh hay cá kiểng giúp người nuôi giải trí, giảm căng thẳng trước áp lực công việc...Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà Phật, việc nuôi dưỡng này cướp mất tự do của chúng sinh, sẽ tạo ác nghiệp.
Đã giết hại sinh vật nay phóng sinh có bù trừ hết tội không?
Trong cuộc sống, nhiều người cho rằng nuôi chim cảnh hay cá kiểng giúp người nuôi giải trí, giảm căng thẳng trước áp lực công việc hay phục vụ phong thủy của ngôi nhà. Tuy nhiên chính việc bắt chim về nuôi cảnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng. Những chú chim mẹ sẽ lìa đàn con, chim chồng mất vợ. Ngay như giọng hót của những con chim ngoài tự nhiên bao giờ cũng hay hơn trong lồng thường có sự u uất trong đó… Theo quan điểm của nhà Phật, việc nuôi dưỡng này cướp mất tự do của chúng sinh, là điều không nên.
Bàn về vấn đề này, Thượng toạ Thích Thanh Huân - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chánh văn phòng I Trung ương GHPGVN, trụ trì chùa Pháp Vân T.p Hà Nội cho rằng, chính những người chơi chim cảnh đang tạo nghiệp rất nặng. Nguyên nhân là bởi vì thú chơi của họ đang giam cầm những loài vật, khiến những loài vật này mất đi sự tự do, như vậy là tạo ra nghiệp. Vì vậy, để tránh tạo nghiệp, chúng ta cần phải đảm bảo được quy luật của tự nhiên, tôn trọng quyền sống, tự do của muôn loài…
Phật giáo xác nhận sự bình đẳng ở tất cả chúng sinh, rằng tất cả đều có tiềm năng thành Phật và cơ hội để nuôi dưỡng và làm cho phát triển tiềm năng này là dành cho tất cả, không chỉ con người. Khi chủ ý đoạt mạng sống của một sinh vật nào, nghĩa là ta lấy đi cơ hội thành Phật, cơ hội giác ngộ của chúng sinh ấy. Trong giáo pháp của Đức Phật, loài người không có một chỗ ưu tiên đặc biệt hơn các loài có đời sống khác. Thế giới không được đặc biệt tạo ra cho lợi ích và khoái lạc của loài người. Vì lòng tham lam, ích kỷ mà con người cứ ngỡ cả thế giới này chỉ dành riêng cho con người mặc sức sử dụng, hưởng thụ và vắt đến cạn kiệt để đáp ứng cho nhu cầu và ham muốn không bao giờ có giới hạn của con người. Tuy nhiên quy luật nhân quả rất công bằng, nó vận hành và chi phối tất cả mọi sự việc trong xã hội. Không chỉ con người mà kể cả các loài vật cũng đều trong quy luật nhân quả.
Tôi có nói với các Phật tử rằng: Hiện nay chúng ta cần phải quan tâm đến hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là bảo vệ môi trường (hiểu rộng ra là bảo vệ môi trường sống của con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên gồm có cỏ cây hoa lá, các loài động vật), vấn đề thứ hai là vấn đề bảo vệ sự sống của con người và sự sống của các loài vật khác. Chúng ta nên dựa trên quan điểm của giáo lý nhà Phật về nhân quả để hướng con người ta đến cuộc sống thiện lành hơn.
Khi con người bắt chúng để nuôi, phục vụ cho sở thích của cá nhân nhằm phục vụ phong thủy hay giải trí, thì đã làm nó xa rời môi trường tự nhiên, bị bắt vào lối sống gượng ép.
Dù việc làm này không tác động khiến chúng chết ngay nhưng chúng ta là Phật tử thì nên hạn chế bắt chúng sanh khác để làm vật nuôi, không thể vì sự vui, giải trí, mục đích của mình mà thay đổi môi trường sống, hạn chế lối sống tự do, làm cho những sinh vật này cảm thấy khó chịu, khiến chúng đau khổ.
Đối với những người đã lỡ nuôi cá kiểng hay chim cảnh thì nên chăm sóc, đảm bảo môi trường sống tốt, cho chúng ăn đẩy đủ… vì dù sao những con vật này đã thích nghi trong môi trường này rồi. Nếu chúng ta đem chúng thả về tự nhiên có thể lại khiến chúng không biết phải tồn tại như thế nào khi đã quen có thức ăn ngay bên cạnh.
Bên cạnh đó người Phật tử cũng nên thường xuyên cầu nguyện cho chúng nếu mất đi có thể thoát khỏi nghiệp làm thân cá, thân chim… vươn lên một cảnh giới khác.
Ngoài ra những người chơi cá kiểng hay chim cảnh nên cẩn thận đừng làm chúng chết. Cần tránh nuôi những con lớn và con bé, có thể xảy ra hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, sát hại lần nhau. Tránh việc nuôi cá, nuôi chim để đem đi đá nhau, cá độ cờ bạc… điều này không chỉ ảnh hướng đến chính cuộc sống của người nuôi, mà còn tác hại xấu cho xã hội.
Thượng tọa còn cho biết thêm, Đức Phật chưa bao giờ nói rằng chúng ta nên cung phụng thân này, tô trét nó bằng vật chất trần gian vì Ngài đã trải nghiệm tất cả những lạc thú này và Ngài thấy chúng tầm thường, đọa lạc, ngăn ngại và không đem lại bất cứ lợi ích nào trên con đường tu tập tâm linh. Mặc dù vậy, Đức Phật cũng không khuyên chúng ta nên hủy hoại thân này, hoặc không đáp ứng những nhu cầu chính yếu của thân, đì đọt thân xác một cách vô ích và không cần thiết. Ngài chỉ nhấn mạnh rằng thân này là vô thường, giả hợp, có tính cấu thành nên rất mong manh, chúng ta nên quan tâm đến đức hạnh nhiều hơn là nuôi dưỡng cái thân tạm bợ này.
Do vậy, làm tổn hại hoặc giết mạng sinh vật để nuôi thân này, để hưởng thụ cho thỏa mãn đam mê ăn uống, mong kéo dài mạng sống, mong được mạnh khỏe để rồi tạo nên bao hệ lụy mà một sự đánh đổi không xứng đáng. Về thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rằng người ăn thịt động vật khỏe hơn người ăn rau củ quả cả. Về tương quan nhân quả thì đây là một việc làm vô lý khi đoạn mạng sống của chúng sanh khác để mong thân mình có sức khỏe và kéo dài tuổi thọ là điều trái ngược với quy luật. Thân này cũng không đáng để đánh đổi bằng mọi giá, kể cả đạo đức, nhân quả để đắp bồi cho nó những lạc thú tạm bợ mà đem lại đau khổ lâu dài.
Trong kinh Đức Phật nhắc chúng ta, thân này tuy đẹp đẽ, dễ nhìn bên ngoài là vậy, nhưng nó giả tạm, là một túi bất tịnh, luôn chịu sự chi phối của sanh già bệnh chết. Thân này chẳng khác nào chiếc bong bóng, bên ngoài thì xinh xắn, nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc của nhiều thứ ô uế, vết thương, bệnh hoạn bên trong, nên không cần phải quá nâng niu, chìu chuộng, cung phụng nó mà bất chấp tội lỗi, nhân quả bất thiện, tội lỗi, làm tổn thương tâm lành của mình:
Hãy xem bong bóng đẹp,
Chỗ chất chứa vết thương,
Bệnh hoạn nhiều suy tư,
Thật không gì trường cửu.
Sắc này bị suy già,
Ổ tật bệnh, mỏng manh,
Nhóm bất tịnh, đổ vỡ,
Chết chấm dứt mạng sống.
(Pháp cú 147-148)
Thành này làm bằng xương,
Quét tô bằng thịt máu,
Ở đây già và chết,
Mạn, lừa đảo chất chứa.
(Pháp cú 150)
Lợi ích của việc ăn chay và không sát sinh
Với những điều đã trình bày ở trên, chúng ta hãy khôn ngoan chọn cho mình một cách hành xử với cuộc sống này một cách sáng suốt và đầy tình thương yêu để đằng sau những năm tháng đi trên cuộc đời, ta để lại những dấu ấn tốt đẹp nhất, đồng thời có tư lương cao quý để làm hành trang trên chặng đường tiếp theo. Hãy làm người cao quý nhất trong tất cả các loài sinh vật để xứng danh là “tối thượng trong các loài”.
Đã là con người thì ai cũng muốn sống, không muốn chết, và con vật nào cũng vậy chứ không chỉ con người mới có cảm giác này. Khi con muỗi chích ta, ta khua nhẹ nó đã bay vút ra xa để cố gắng bảo toàn mạng sống. Con vật nào trước giờ bị giết đều vẫy vùng dù trong vô vọng để mong thoát chết. Khi hiểu ra điều này, con người không có một đặc quyền nào hơn các loài vật khác trong vũ trụ. Do vậy, cần tôn trọng mạng sống của muôn loài là một lẽ công bằng cần thiết được Đức Phật nhấn mạnh trong rất nhiều bài giảng của Ngài.
Với Đức Phật, người cao quý không phải là người xuất thân từ dòng dõi được trọng vọng trong xã hội, theo quan điểm truyền thống là có huyết thống bảy đời cha mẹ thanh tịnh, mà là người sống phạm hạnh, đạo đức, tâm an tịnh, không sát hại mọi sanh linh, không sai khiến hay khuyến khích người khác giết hại. Những người như vậy được gọi bằng những từ cao quý như Sa-môn, khất sĩ (Pháp cú câu 142) hay Bà-la-môn:
Bỏ gậy đối chúng sanh,
Kẻ yếu cùng kẻ mạnh,
Không giết, không hại ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.
(Trung bộ kinh 96: kinh Vasettha; Pháp cú câu 405)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm