Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Gặp bà lão "không biết tên" ở chùa Bái Đính

Dù chỉ một lần về chùa Bái Đính (Ninh Bình), du khách không thể quên hình ảnh những người ăn xin quanh hành lang - nơi tôn trí 500 vị La Hán. Qua tìm hiểu tôi biết họ là những người dân quanh chùa, do bị khuyết tật, không có khả năng lao động nên đành lên chùa "hành nghề" xin ăn.

Bữa trước tôi về chùa Bái Đính, từ đầu hành lang lên chính điện hai bên hành lang ước tính có khoảng trên dưới mười người làm nghề ăn xin. Người đứng, người ngồi, người lăn lê...ở mỗi vị trí khác nhau.

Trên người họ, đều mặc những bộ quần áo đã cũ kỹ hoặc rách nát. Bên cạnh là chiếc mũ, tay chắp rồi lạy...tất cả chỉ đợi sự "bố thí" của du khách.
 Bà "không biết tên" ngồi ăn xin ở hành lang chùa Bái Đính
Trên đường đi từ chính điện xuống cổng Tam quan, tôi có dừng lại và ngồi dưới đất để trò chuyện với một bà lão đang co do trong cơn gió lạnh. Bà là người khuyết tật bẩm sinh, giọng nói rất khó nghe, tôi nghe bập bõm nhưng cố gắng lắng nghe thì tôi cũng hiểu được đôi nét về bà.

Qua phút ngắn ngủi ngồi nói chuyện, tôi được biết bà đã ngoài 70 tuổi, người địa phương, và không có gia đình. Sáng nào cũng vậy, bà được cô cháu gái đưa lên chùa và chiều tối đón về. Trưa bà nhịn ăn hoặc ăn tạm cái gì đó nếu được người khác cho.

Khi tôi hỏi tên bà là gì thì bà lắc đầu không nói được. Tôi chợt mỉm cười nhẹ, nắm bàn tay của bà và ghé sát vào tai bà tự đặt tên cho bà là "Không Biết Tên". Nói xong, bà nhìn tôi và cười tươi, gật đầu. Vậy là từ lúc đó, tôi cứ gọi bà là "Không Biết Tên"....

Và cũng chính từ đấy, bà cứ nhìn tôi cười, với ánh mắt hiền từ nhưng có gì đó trĩu nặng. Còn tôi tiếp tục hỏi thêm bà mấy câu, câu nào đúng thì bà gật đầu còn không thì bà lắc đầu, hai bàn tay xua nhẹ.

Thời gian không có nhiều nên tôi chỉ trò chuyện với bà được khoảng 10 phút. Nhưng 10 phút ấy, tôi hiểu và thương hơn những người có hoàn cảnh đáng thương như vậy. Chia tay bà, tôi ngoảnh lại nhìn bà lần nữa, và tôi biết bà cũng đang nhìn tôi xa xăm. Tôi và bà khoảng cách cứ xa dần nhưng có gì đó hình ảnh của bà đã đọng lại trong tôi với nụ cười hiền...

Bước ra phía cổng Tam quan, tôi chỉ thầm cầu nguyện cuộc sống của bà nói riêng cũng như những người già khuyết tật ăn xin ở chùa Bái Đính sẽ được phúc duyên hơn.

Mong họ được sống quây quần bên con cháu hoặc người thân, chứ không phải ngồi lê ven hành lang để ngửa mũ xin tiền hàng ngày như vậy nữa...

Từ Hậu

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Phật giáo thường thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Phật giáo thường thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm