Ghét cái ác, nên không?
Đây dường như là một câu hỏi vô dụng, không đáng để bàn luận.
Tại sao không nên ghét cái ác chứ? Không ghét thì chẳng lẽ dung túng, đồng loã với cái ác?
Tới đây, mình sẽ thử tiếp cận theo những khía cạnh:
1. Cái ác là gì?
2. Có nên dung túng, đồng loã với cái ác không?
3. Có nên im lặng trước cái ác không?
4. Có nên ghét cái ác không?
Ở đây mình sẽ xét theo khía cạnh tương đối, chứ không đi vào khía cạnh tuyệt đối như các tôn giáo. Vì chúng ta chưa thể sống theo khía cạnh tuyệt đối được. Có chăng, chỉ là dựa vào nó như một chiếc kim chỉ nam, để chúng ta dần hoàn thiện bản thân mình.
1. Cái ác là gì?
Là sự vi phạm những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp được cả cộng đồng công nhận, đưa đến sự tổn hại và khổ đau.
2. Có nên dung túng, đồng loã với cái ác không?
Cái ác nó giống như một căn bệnh vậy, nếu không được loại bỏ, nó sẽ tiếp tục lây lan, khiến cho không chỉ người đó, mà cả cộng đồng cũng chịu đau khổ theo. Hiểu như vậy, thì sao chúng ta có thể dung túng, đồng loã, tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cái ác phát triển được?
3. Có nên im lặng trước cái ác không?
Thì đầu tiên chúng ta cần tự hỏi, vì sao chúng ta lại im lặng? Chúng ta im lặng vì sự thờ ơ, vô cảm? Chúng ta im lặng vì sự sợ hãi? Hay là vì sự bất lực? Khi một ngọn lửa cháy, chúng ta chỉ đứng nhìn, không làm gì, tưởng như chúng ta chưa lựa chọn, nhưng thật sự chúng ta đã lựa chọn đứng về phía ác.Giống như việc nhìn một lực sĩ bắt nạt một đứa trẻ vậy.
4. Như vậy chúng ta nên làm gì?
Đầu tiên, chúng ta nên rửa sạch cái ác trong thân tâm của chính mình, ngăn cho chúng không cộng hưởng, kết nối với cái ác bên ngoài.Đối nội tốt thì đối ngoại mới tốt được.Tiếp đó, chúng ta ngăn cản cho cái ác không xâm nhập, tác động trở lại vào thân và tâm mình.Đối với những cái ác từ bên ngoài, chúng ta hãy đứng về phía đối diện. Hãy lên tiếng, dẹp bỏ cái ác.
5. Như vậy chúng ta có nên ghét cái ác không?
Ghét là một trạng thái cảm xúc. Thường mọi người nghĩ, ghét ác, thì mới trừ ác được. Thật ra không phải vậy.Khi ghét một thứ gì đó, là tự bản thân chúng ta đang tạo khổ cho mình rồi. Phải gặp thứ mình ghét là một điều khổ vô cùng. Giống như mình không đồng tình với hành động của một người, mình lên tiếng phản đối, nhưng không có nghĩa mình phải ghét họ. Ghét cái ác, dễ đưa đến việc ghét lây sang những người tạo ác. Mình hãy nhìn mọi thứ dưới con mắt của tình thương. Mình không đồng ý, mình phản đối, nhưng mình không ghét ai cả, mình thương tất cả.
6. Xét trên khía cạnh đạo Phật, ghét là ác pháp. Cùng với buồn, giận, sợ hãi.. ghét thuộc về khổ thọ.Cả thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.. đều không phải là điều mà đạo Phật hướng đến. Vì nó vô thường. Mà cái gì vô thường, thì cái đó khổ. Cho nên ở một phương diện nào đó, thọ lạc cũng có thể coi là thọ khổ. Đạo Phật chỉ chấp nhận trạng thái tâm bất động, thanh thản. Trạng thái đó giống như việc một buổi sáng chủ nhật bạn thức dậy, trong đầu không phải lo âu gì, bạn ra ban công, nhìn thấy cuộc đời thật đẹp, rồi hít vào một hơi thật sâu vậy.Khi mình ghét, là trạng thái này đã biến mất theo rồi.
Bài dự thi được gửi từ tác giả: Trần Bá An, Pháp danh: Thông Tịnh. Địa chỉ: Lục ngạn, Bắc Giang.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm