Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/02/2021, 10:46 AM

Giả sư ăn thịt động vật, mắng Giáo hội là phỉ báng Phật giáo

Bằng hành vi và lối sống buông thả, phóng túng, đương sự Nguyễn Minh Phúc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, sự tôn nghiêm của Phật pháp, xuyên tạc giáo lý Phật giáo và gây tổn thương đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gây bất bình và sự thiếu tôn trọng đối với cộng đồng Phật tử Phật giáo

Trước việc bị nhiều cơ quan báo chí phản ánh về những hành vi, hình ảnh phản cảm, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng khẳng định đương sự Nguyễn Minh Phúc tự xưng pháp danh Thích Tâm Phúc không phải là tu sĩ Phật giáo, đương sự Nguyễn Minh Phúc đã lên mạng xã hội thanh minh đồng thời “mắng” Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tà đạo.

Đương sự Nguyễn Minh Phúc (tự đặt pháp danh Thích Tâm Phúc) sinh 8-3-1983, trú tại số nhà 144/45 đường Giòng Cát, tổ 8, ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM (tự đặt tên nhà là chùa Ngộ Chân Tử - Tổ khai sáng chùa Hoằng Pháp). 

Bằng hành vi và lối sống buông thả, phóng túng, đương sự Nguyễn Minh Phúc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, sự tôn nghiêm của Phật giáo.

Bằng hành vi và lối sống buông thả, phóng túng, đương sự Nguyễn Minh Phúc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, sự tôn nghiêm của Phật giáo.

Giả sư ăn thịt chó: Cần xử lý hình sự Nguyễn Minh Phúc

Như đã phản ánh, đương sự Nguyễn Minh Phúc thời gian qua đã khiến dư luận vô cùng xôn xao và phẫn nộ khi tự xưng là tu sĩ Phật giáo, lấy pháp danh là Thích Tâm Phúc khoác áo tu sĩ, tự lập lên cơ sở thờ tự khi chưa có sự chấp thuận của các cơ quan Nhà nước và Giáo hội, tự ý vận động cúng dường và tiếp nhận các loại thịt động vật: Heo, cá, gà, vịt; thịt bò, trâu, dê, chó, cá sấu, hổ, sư tử, rùa... đặc biệt các clip đăng tải đương sự Nguyễn Minh Phúc sử dụng y vàng Phật giáo ăn thịt động vật khiến nhiều người nhìn thấy cảm thấy khó hiểu, thắc mắc...

Trước sự việc này, đại diện Chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM), đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thượng toạ Thích Thanh Huân - Uỷ viên Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương, Phó Chánh Văn phòng TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có thông tin về sự việc của đương sự Nguyễn Minh Phúc, khẳng định đương sự Nguyễn Minh Phúc không phải là tu sĩ Phật giáo, không phải là tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc sử dụng pháp phục Phật giáo và  xưng pháp danh như vậy là mạo nhận.

Biển tự ý vận động cúng dường và tiếp nhận các loại thịt động vật tại ngôi chùa tự xưng: Chùa Hoằng Pháp Trung ương.

Biển tự ý vận động cúng dường và tiếp nhận các loại thịt động vật tại ngôi chùa tự xưng: Chùa Hoằng Pháp Trung ương.

Thượng toạ Thích Thanh Huân thông tin về sự việc Nguyễn Minh Phúc

Thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã xác nhận rằng người này đã tự xưng là chư Tăng chùa Hoằng Pháp, lợi dụng danh tính của chùa để tổ chức các sự kiện, kêu gọi, quyên góp tịnh tài, tịnh vật nhằm trục lợi cá nhân bất hợp pháp - nhà chùa nhận được rất nhiều phản ảnh gây ảnh hưởng uy tín của chùa.

Xác nhận của Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, vào ngày 27-1, trong công văn trả lời tờ trình xác minh thông tin về kẻ tự xưng là "Đại đức Thích Tâm Phúc" (Nguyễn Minh Phúc), "trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương", các giấy tờ như chứng điệp thọ giới, giấy chứng nhận Tăng Ni, quyết định bổ nhiệm trụ trì “chùa Hoằng Pháp Trung ương”… mang tên “Đại đức Thích Tâm Phúc” (Nguyễn Minh Phúc) được ghép, sao chụp ảnh chữ ký của lãnh đạo và khuôn dấu của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, tất cả đều không có trong lưu trữ danh bộ Phật giáo, không do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp.

Theo Thượng toạ Thích Thanh Huân, đương sự Nguyễn Minh Phúc tự xưng danh là Đại đức Thích Tâm Phúc không phải tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa có tên Hoằng Pháp Trung ương cũng không phải là chùa theo quy định, quản lý của Giáo hội. Đồng thời khẳng định những trường hợp lợi dụng hình ảnh của tu sĩ, của Giáo hội như đương sự Nguyễn Minh Phúc hay như vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai gần đây cho thấy, cần có những chế tài cụ thể để xử lý việc lợi dụng hình ảnh tôn giáo để trục lợi cá nhân. Có thể những chế tài pháp luật ở thời điểm hiện tại chưa đủ sức răn đe nhưng hành vi như thế này thì các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tìm biện pháp phù hợp để quản lý cũng như xử lý…

Khi các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về sự việc, vào ngày 22/1/2021, ông Nguyễn Minh Phúc đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Zalo mang tên: "Chùa Hoằng Pháp Trung Ương Thíchtâmphúc" với số điện thoại in trên danh thiếp: 0968778992 đã đăng tải bài viết với nội dung thô tục, mang tính chất xúc phạm nghiêm trọng đến hình ảnh, thanh danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nội dung chia sẻ của đương sự Nguyễn Minh Phúc khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tà đạo, kèm theo đó là những lời nhận xét bình phẩm không có căn cứ.

Trong bài viết chia sẻ của đương sự Nguyễn Minh Phúc, đương sự còn giải thích việc mình ăn thịt là được phép và quy định của Phật giáo cho phép điều này. Nội dung chia sẻ ghi rất rõ: “Rất hạnh phúc khi được mỗi ngày ăn thịt, cả cuộc đời từ tu đến khi thành Phật đều được ăn thịt động vật. Chùa Hoằng Pháp Trung ương huyện Củ Chi chuyên ăn thịt động vật…” Ngoài những nội dung chia sẻ trên đương sự Nguyễn Minh Phúc cũng không quên kêu gọi mọi người gửi tiền ủng hộ hoạt động của mình và ghi kèm số tài khoản ở cả Việt Nam và Thái Lan.

Cùng với việc chia sẻ nội dung về Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đương sự Nguyễn Minh Phúc đã đăng tải hình ảnh về một văn bản có dấu đỏ nêu nội dung kiến nghị về việc mình bị phản ánh sai sự thật. Trong văn bản này, đương sự tự nhận mình là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội – Trưởng ban Trị sự…

Tài khoản mạng xã hội Zalo mang tên:

Tài khoản mạng xã hội Zalo mang tên: "Chùa Hoằng Pháp Trung Ương Thíchtâmphúc" với số điện thoại in trên danh thiếp: 0968778992. Ảnh chụp màn hình.

Bài viết với nội dung thô tục, mang tính chất xúc phạm nghiêm trọng đến hình ảnh, thanh danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Bài viết với nội dung thô tục, mang tính chất xúc phạm nghiêm trọng đến hình ảnh, thanh danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Có thể xử lý hình sự Nguyễn Minh Phúc về hành vi giả mạo tài liệu của cơ quan, tổ chức

Đương sự Nguyễn Minh Phúc có những thông tin, hình ảnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, sự tôn nghiêm của Phật pháp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tạo nên sự bất kính, phỉ báng đối với Phật giáo, làm sai lệch và xuyên tạc giáo lý mà Đức Phật đã để lại trong gần 30 thế kỷ qua khi và thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với cộng đồng Phật tử Phật giáo, những người mến mộ đạo Phật.

Trong Kinh Tăng chi bộ (tập 1, chương Hai pháp, phẩm Người ngu), Đức Phật có nói đến hai hạng người xuyên tạc Như Lai: “Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai”. Đức Phật cho biết hạng người thứ nhất là người độc ác với tâm đầy sân hận. Hạng người thứ hai là người có lòng tin với tà kiến, tức là người có niềm tin mê lầm (không có chánh kiến, xây dựng niềm tin trên cơ sở tà kiến, nhận thức hiểu biết sai lầm, lệch lạc).

Hạng người độc ác với tâm đầy sân hận là những ai? Là người đại diện cho cái xấu, cái ác, không có niềm tin và nếp sống hướng thiện, không tin nhân quả, kiêu mạn, hiếu chiến, oán ghét người đạo đức, người tu hành. Đó là ác ma và quyến thuộc, bè đảng của ác ma. Ngoài ra còn có một số thành phần ngoại đạo và các thế lực đen tối luôn sống trong sân hận, thù hằn, ganh ghét, đố kỵ, nghi ngờ, họ luôn có thành kiến, ác cảm với đạo Phật, với người tu học Phật và luôn tìm mọi cách chống phá.

Mặc dù nhận mình là người tu hành nhưng đương sự Nguyễn Minh Phúc luôn khẳng định việc ăn thịt động vật là bình thường

Mặc dù nhận mình là người tu hành nhưng đương sự Nguyễn Minh Phúc luôn khẳng định việc ăn thịt động vật là bình thường

Từ vụ 'Thích Tâm Phúc' nghĩ đến tội phỉ báng Tam bảo

Hạng người này tìm cách dẫn dụ những người có niềm tin chưa vững chắc, thiếu hiểu biết Chánh pháp, đầu độc họ bằng niềm tin lệch lạc, mê lầm (tà kiến), bằng hành vi và lối sống buông thả, phóng túng, trái với giới luật và giáo pháp của Đức Phật. Chúng có thể giả làm người xuất gia, cư sĩ hoặc người đang tìm hiểu đạo để tiếp cận môi trường Phật giáo, trình bày sai lạc Chánh pháp, giới luật, khiến Phật tử tu học không đúng Chánh pháp, sống đời sống vượt ra ngoài nền nếp đạo đức. Họ xuyên tạc sự thật, phỉ báng Tăng Ni, khiến cho những người Phật tử thuần thành bỏ đạo, mất niềm tin thanh tịnh, nội bộ Phật giáo chia rẽ, mất hòa hợp. Hoặc chúng lôi kéo, dẫn dắt người Phật tử theo con đường mê tín dị đoan, tà kiến ngoại đạo.

Còn hạng người thứ hai xuyên tạc Đức Phật và giáo pháp của Ngài là người có lòng tin tà kiến. Họ là những ai? Đó là những người mê tín (không có chánh kiến), cuồng tín, những người có niềm tin cực đoan và những người kiêu mạn. Họ tin vào nhận thức hiểu biết sai lầm, lệch lạc, tiêu cực, không phù hợp chân lý, không có giá trị lợi ích cho bản thân và người khác, thậm chí gây ra nhiều tác hại từ nhận thức và niềm tin mê lầm đó. Đa phần hạng người này là ngoại đạo, còn gọi là tà kiến ngoại đạo.

Đức Phật đã nói rõ như thế nào là xuyên tạc Ngài trong Kinh Tăng chi bộ: “Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai”. Những điều Ngài không nói, không thuyết mà cho là Ngài có nói, có thuyết. Những điều Ngài có nói, có thuyết mà cho là Ngài không nói, không thuyết, như thế là xuyên tạc Ngài.

Phật cho biết có hai hạng người xuyên tạc Như Lai, thứ nhất là người độc ác với tâm đầy sân hận. Hạng người thứ hai là người có lòng tin với tà kiến, tức là người có niềm tin mê lầm

Phật cho biết có hai hạng người xuyên tạc Như Lai, thứ nhất là người độc ác với tâm đầy sân hận. Hạng người thứ hai là người có lòng tin với tà kiến, tức là người có niềm tin mê lầm

Phật pháp lấp lánh hơn dưới ánh sáng khoa học

Chúng ta thấy, vì mục đích riêng mà đương sự Nguyễn Minh Phúc đã xuyên tạc, phỉ báng Phật giáo, ăn uống và kêu gọi cúng dường các loại thịt động vật, cho rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tà đạo rất đáng để lên án, kính mong Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các ngành chức năng sớm vào cuộc xử lý vụ việc này để bảo vệ sự tôn nghiêm của Đức phật, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự nghiêm minh của pháp luật.

Quý bạn đọc theo dõi video chi tiết tại đây:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu

Góc nhìn Phật tử 10:00 19/03/2024

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu, một cảm giác sâu lắng của sự sống đang diễn ra. Nó nhắc nhở về sự tồn tại của bạn, về sự kỳ diệu của mỗi khoảnh khắc.

Đường thẳng và đường vòng

Góc nhìn Phật tử 16:54 18/03/2024

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: "Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?". Các học trò trả lời: "Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng".

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Ngày mưa và ngày nắng

Góc nhìn Phật tử 22:05 17/03/2024

Tâm lý chung của nhiều người là khi quá bận rộn, họ sẽ quên bẵng đi và không thực sự để tâm cho những thú vui thanh tao như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hay hành thiền. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian dành cho những việc đó thì họ lại cảm thấy buồn chán, bức bách.

Xem thêm